Ngộ độc Thuốc diệt côn trùng (thuốc trừ sâu) ức chế cholinesterase

Bệnh Cấp cứu

(Chất kháng cholinesterase)

Căn nguyên: Thuốc diệt côn trùng (còn gọi là thuốc trừ sâu) thuộc hai nhóm hoá chất khác nhau:

Các chất phospho hữu cơ: thuốc diệt côn trùng phổ biến nhất bao gồm những chất sau: carbaryl, parathion, malathion, OMPA (octa-methyl- pyrophosphoramid), TEPP (tetra-ethyl-pyrophosphat), phosdrin. Những hoá chất này tác động bằng cách liên kết với enzym cholinesterase làm cho enzym này trở thành bất hoạt. Phản ứng này xảy ra nhanh chậm ít nhiều và không phục hồi tự nhiên được. Do đó, acetylcholin sẽ tích tụ lại ở những khớp thần kinh (synap thần kinh) tiết muscarin và tiết nicotin, từ đó sinh ra kích thích thần kinh phế vị mãnh liệt và hiện tượng khử cực thường xuyên xảy ra trong các cỡ xương (cơ vân). Một thuốc chống độc (giải độc), tức là chất hoạt hoá cholinesterase, có tên pralidoxim, có thể làm mất tác dụng ức chế nói trên, ít nhiều hoàn toàn, tuỳ theo cấu trúc hoá học của hợp chất phospho-hữu cơ.

Carbamat: những thuốc diệt côn trùng phổ biến nhất thuộc nhóm này là dimetan, isolan, pyrolan, sevin. Cơ chế tác động của nhóm thuốc này cũng là liên kết với cholinesterase và làm cho enzym này trỏ thành bất hoạt. Nhưng phản ứng. này có thể hồi phục tự phát sau một vài giờ, và không chịu ảnh hưởng bởi pralidoxim.

Đường xâm nhập: tiêu hoá, hô hấp, qua da.

Độc tính

  • Nhóm phospho hữu cơ: với parathion, là một trong những chất phospho hữu cơ độc hơn cả, thì bắt đầu từ liều 0,1 mg/kg đã gây tử vong ở trẻ em, và 200 mg thì gây tử vong ở người lớn.
  • Nhóm carbamat: có độc tính thấp hơn so với phospho hữu cơ. Với carbaryl thì triệu chứng thần kinh xuất hiện bắt đầu từ liều 2,8 mg/kg.

Triệu chứng: buồn nôn, nôn, đau bụng, chảy nước mắt, chảy nước bọt, ra mồ hôi nhiều, nhịp tim chậm. Trong trường hợp ngộ độc nặng, thì xảy ra rối loạn thị giác, đồng tử thu nhỏ hết mức, tăng chế tiết ở niêm mạc phế quản tới mức có thể phù phổi, miệng sùi bọt, đại tiểu tiện tự động, co giật, suy hô hấp và hôn mê. Nồng độ cholinesterase trong huyết tương giảm xuống dưới 50% giá trị bình thường.

Biến chứng

  • Hội chứng liệt: xuất hiện 1-4 ngày sau khi bị ngộ độc cấp tính. Liệt chủ yếu ở những cơ của thân người và có thể gây ra suy hô hấp. Liệt không phản ứng với atropin hoặc pralidoxim.
  • Viêm đa dây thần kinh cảm giác-vận động ngoại vi đối xứng hai bên: xuất hiện 2-5 tuần lễ sau khi bị ngộ độc cấp tính.
  • Cởi bỏ hết quần áo bị vấy bẩn bởi thuốc diệt côn trùng (thuốc trừ sâu), và rửa da bằng nước xà phòng trong trường hợp ngộ độc qua da (khi rửa cho nạn nhân phải đi găng tay cao su).
  • Rửa dạ dày bằng nước liên tục và cho than hoạt trong trường hợp mối nuốt phải chất độc.
  • Thông khí hỗ trợ, và nếu cần thì điều trị co giật bằng diazepam tiêm tĩnh mạch. Hồi phục nước cho cơ thể nạn nhân.
  • Thuốc chống độc:

+ Atropin: 1 mg theo đường tĩnh mạch, nhắc lại cứ 10-15 phút một lần cho tới khi giãn đồng tử mắt và giữ nguyên ở tình trạng giãn. Đôi khi phải dùng tới 10 mg trong vòng 2  giờ mới đủ cho một trường hợp nhiễm độc.

+ Thuốc hoạt hoá cholinesterase: các thuốc này chỉ được chỉ định trong trường hợp ngộ độc bởi phospho-hữu cơ, và chống chỉ định trong trường hợp ngộ độc bởi carbamat. Pralidoxim được tiêm tĩnh mạch với liều lg, tiêm nhắc lại sau 30 phút nếu hô hấp chưa trỏ lại bình thường. Liều tối đa của thuốc này là 1 g, tiêm 2 lần một ngày. Pralidoxim tác động trong những giờ đầu, nhất là trên hệ thống cơ vân. Pralidoxim rất có hiệu quả chống lại parathion, nhưng trên thực tế lại không có hiệu quả gì đối với OMPA. Pralidoxim là thuốíc chống độc bổ sung cho atropin, và atropin vẫn là thuốc cơ bản trong điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu.

  • Chống chỉ định cho sữa, thuốc phiện, các chất xanthin và các thuốc an thần kinh.

Ghi chú: Những hơi (khí) độc thần kinh như GA(tabun), GB (sarin), GD (soman), GF và vx là những hợp chất phospho hữu cơ dễ có khả năng được sử dụng trong chiến tranh hoá học hoặc tấn công khủng bố.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận