Điều trị Cơn nhịp tim chậm

Bệnh Cấp cứu

Vũ Văn Đính

ĐẠI CƯƠNG

  • Đặc điểm:
  • Cơn nhịp tim chậm (CNTC) được phát hiện thường do ngất xỉu phải đưa đi câ’p cứu, (nhịp dưới 40/ph).
  • Nguyên nhân thường do cường phế vị, nhiễm virus ở người trẻ, nhồi máu cơ tim ở người già.
  • Chẩn đoán:

Lâm sàng: Mạch chậm 20-301/phút kèm theo

  • Cơn ngất xỉu, đôi khi co giật (hội chứng Stokes – Adams)
  • Mạch chậm 30-401/phút.
  • Vã mồ hôi, mặt mũi nhợt nhạt, nôn mửa, mệt nhoài: Nghĩ tới nhịp chậm xoang do cường phế vị

Điện tim có thể thấy:

  • Nhịp chậm xoang, bloc xoang nhĩ.
  • Bloc nhĩ thất cấp 3.
  • Chú ý tìm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân:

Ở người già hay gặp : Do nhồi máu cơ tim. Người trẻ: thường gặp do nhiễm virus. Ngoài ra còn gặp ở những người bị nhiễm độc thuốc chẹn bêta.

XỬ TRÍ

  • Tại chỗ (ngất do cường phế vị):
  • Cho bệnh nhân nằm, tiêm atropin 0,5 mg tĩnh mạch
  • Tại bệnh viện
  • Truyền tĩnh mạch isuprel 0,2mg 5 ống trong dd glucose 5% 250ml , tốc độ 5-5 microgam/ph.
  • Trong khi chờ truyền thuốc, nếu nhịp chậm dưới 201/ph: Đấm vào vùng trước tim 60/lần/phút.
  • Glucagon lmg dưới da nếu nhịp tim chậm do thuốc chẹn bê ta, sau đó truyền tĩnh mạch chậm l-5mg.
  • Nếu dùng isuprel không kết quả:

+ Đặt máy tạo nhịp tim thời hoặc vĩnh viễn tùy theo trường hợp.

+ Điều trị nhồi máu cơ tim.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận