Viêm đa dây thần kinh

Bệnh thần kinh
  1. Đại cương.

Năm 1900, Remark và Flatean đã phân biệt các loại bệnh viêm một dây thần kinh (mononévrite), viêm nhiều dây thần kinh (multinévrite), viêm đa dây thần kinh (polyradiculo – névrites).

Viêm đa dây thần kinh chiếm tỷ lệ 3,2% các bệnh thần kinh nói chung (Hồ Hữu Lương, Cao Hữu Hân, Nguyễn Văn Chương, 1991).

  1. Triệu chứng.

Rối loạn vận động:

Đôi khi là triệu chứng độc nhất (thể vận động) hoặc không có rối loạn vận động (thể cảm giác đơn thuần). Bắt đầu từ bại chi rồi đến liệt hoàn toàn.

Thông thường liệt đối xứng và trội ở ngọn chi.

Chi trên, chi dưới bị thương tổn riêng rẽ hay bị thương tổn đồng thời trong trường hợp có liệt cả tứ chi, thương tổn xâm nhập tuần tiến.

Vị trí của liệt thần kinh thay đổi tuỳ theo nguyên nhân. Ví dụ: viêm đa dây thần kinh do ngộ độc chì thì liệt khu trú ở chi trên; viêm đa dây thần kinh do ngộ độc rượu thì liệt khu trú ở chi dưới.

ở chi trên có 3 kiểu liệt:

+ Liệt kiểu Duchenner – Erb: liệt các cơ delta, cơ tam đầu, cơ cánh tay trước, cơ ngửa dài.

+ Liệt theo kiểu Remark: liệt các cơ do dây thần kinh quay phân bố nhưng cơ ngửa dài còn nguyên vẹn nên gây liệt duỗi bàn tay và các cơ ngón tay.

+ Liệt kiểu aran – Duchene: liệt các cơ do dây thần kinh trụ và giữa phân bố.

ở chi dưới, các cơ duỗi cẳng chân và các cơ mác thường bị thương tổn sớm hơn cả. Bệnh nhân đi kiểu bàn chân thuổng, lết đất.

Các dây thần kinh sọ não ít bị thương tổn. Tuy nhiên cơ màn hầu, các cơ vận nhãn cũng có thể bị thương tổn.

Các cơ đối kháng co cứng mạnh làm cho các chi bị liệt có tư thế đặc biệt: bàn tay hình vuốt trụ, bàn chân thuổng, cẳng tay gấp lại. Nếu liệt kéo dài, gân bị co lại làm chi bị bất động vĩnh viễn.

Đau ở ngọn chi.

Dị cảm: tê buồn, kiến bò, tê cóng. Giảm cảm giác nông và sâu.

Rối loạn cảm giác:

Đau khi ấn vào dây thần kinh và bóp vào cơ, nhất là cơ bắp.

Rối loạn phản xạ:

Mất phản xạ gân xương; phản xạ da bụng, da bìu, ít bị thay đổi.

Rối loạn dinh dưỡng:

Rối loạn dinh dưỡng và dưới da đôi khi có teo cơ sớm, loét điểm tỳ, loét thủng, phù, ban đỏ chỉ gặp trong thể nặng.

Không rối loạn cơ thắt.

  1. Nguyên nhân.

  • Nhiễm khuẩn:

Bệnh bạch cầu, cúm, thương hàn, uốn ván, sốt rét, virus hướng thần kinh.

  • Nhiễm độc:

Ngoại sinh (rượu, chì, thạch tín, thuỷ ngân, oxyt cacbon), nội sinh (bệnh đái tháo đường).

Vitamin B1. Thiếu máu nặng.

  • Nguyên nhân phối hợp:

Trong thực tế các nguyên nhân nói trên thường hay phối hợp với nhau và gây ra tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Có một số trường hợp do bị lạnh, nhất là khi nhiệt độ dưới không cũng là nguyên nhân quyết định gây bệnh và thường làm bệnh nặng lên thêm.

  1. Thể lâm sàng

Viêm đa dây thần kinh do ngộ độc, thuốc, rượu, tiểu đường

Viêm đa dây thần kinh

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận