Tác dụng phụ của các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương

Bệnh thần kinh

Đại cương

Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh có tác dụng điều trị các chứng bệnh của nãọ và gồm có các loại: các thuốc an thần, thuốc bình thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị Parkinson và các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật.

Các loại thuốc cụ thể

Các thuốc an thần (neuroleptica), thuốc bình thần (transquilizer) và thuốc chống trầm cảm (antidepressiva)

  • Thuốc tác dụng bình thần (transquilizer):

+ Tác dụng: ức chế trung ương nhẹ, làm trấn tĩnh thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, không gây hiệu ứng ngủ thực sự.

+ Các nhóm hoạt chất gồm có: meprobamat, chlodiazepoxid, diazepam…

  • Thuốc tác dụng an thần (neuroleptica):

+ Tác dụng: điều chỉnh động lực và trải nghiệm, như vậy không có tác dụng gây ngủ và trấn tĩnh.

+ Các nhóm thuốc gồm: phenothiaán, dẫn xuất của diaxanthen, các hoạt chất chứa reserpin và butyrophenol…

  • Các thuốc tác dụng chống trầm cảm (antidepressiva);

+ Tác dụng: các thuốc nhóm này làm tăng khí sắc, tăng động lực hoặc làm hưng thần. Khi sử dụng cần lựu ý có thể có sự phân ly khí sắc-động lực; có nghĩa là trong khi khí sắc vẫn còn ở tình trạng trầm cảm nhưng động lực lại đã tăng, vì vậy, bệnh nhân sẽ có động lực hành động, dễ chuyển từ ý tưởng tự sat sang thực hiện hành vi tự sát.

+ Các thuốc chống trầm cảm được chia thành hai nhóm sau:

  • Thymoleptica: gồm có các hoạt chất như nhóm ba vòng typ imipramin và amitriptylin.
  • Thymerectica: gồm các chất ức chế men aminooxydase (amino – oxydase inhibitors) như hydrazin và amin.

Các thuốc chống động kinh

Việc điều trị động kinh phải tuân theo những nguyên tắc riêng (ví dụ: như tăng và giảm liều từ từ để đạt được liều tối ưu), phải điều trị lâu dài… có vậy mới ngăn ngừa được các tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp dùng thuốc không đúng sẽ dẫn đến các tác dụng phụ, thậm chí, có thể gây trạng thái động kinh – một bệnh cảnh lâm sàng nặng nề với các cơn động kinh liên tục đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Tác dụng phụ

Thuốc an thần

Trên hệ ngoại tháp

  • Hội chứng Parkinson: tác dụng phụ trên hệ thần kinh của các thuốc này còn được gọi với các tên “hội chứng thuốc an thần”, “thiểu động sau thuốc an thần” hoặc “viêm não do ngộ độc thuốc an thần”…

+ Tỷ lệ: phụ thuộc vào liều lượng, giới tính (nữ chiếm 2/3 số bệnh nhân) và tình trạng hoàn thiện của não cũng như tiền tố (predisposition) rối loạn tâm thần cơ thể. Một hoạt tính an thần tốt sẽ không có hội chứng Parkinson. Ngoài ra, thuốc còn gây triệu chứng đau tự phát (như hưởng trên đồi thị), rối loạn thực vật và chứng phàm ăn, đi lỏng (tác dụng trên não giữa).

Người ta thường dùng mức độ tác dụng trên hệ ngoại tháp của chlorpromazin làm thước đo đánh giá tác dụng đó của các thuốc khác. Người ta sắp xếp các nhóm thuốc theo thứ tự tăng dần của tác dụng phụ như sau: diethylaminophenothiazin (prophenamin, dibutil…), dẫn chất piperazin (perazin, taxilan…), reserpin và butyrophenon.

Trong phạm vi hội chứng thuốc an thần có 5 thể lâm sàng:

  • Thể thiểu động: bồn chồn, ngồi không yên (akathisie), run, đôi khi có giật cơ kèm theo.
  • Thể thiểu động – giảm trương lực.
  • Thể tăng động dai dẳng.
  • Thể tăng động thành cơn kịch phát.
  • Thể rối loạn nhận cảm với hội chứng tăng động nhẹ.

+ Lâm sàng:

  • Các triệu chứng ngoại tháp: hay gặp nhất là tăng trương lực sau đó là thiểu động, run và cuối cùng là bồn chồn.

. Các triệu chứng khác: bẽn cạnh hội chứng ngoại tháp còn có các biểu hiện rối loạn cảm giác, cơ vòng, thị lực, thực vật, vận nhãn, rối loạn nuốt và có các cơn xung động vận động, nhưng không có cơn động kinh.

. Tâm thần: hưng cảm (euphorie), sợ…

+ Điều trị: dùng các thuốc điều trị Parkinson như trihexy – phenidyl 6 – 12mg/ngày. Các kháng histamin không cỏ tác dụng.

  • Loạn động và tăng động:

+ Lâm sàng:

. Hội chứng này có thể đi sau “hội chứng chân bất an” (leg – restless syndrom). Đây được coi là một thể của triệu chứng bồn chồn, ngồi không yên kèm theo rối loạn cảm giác sâu săc.

  • Loạn trương lực do phenothiazin (dystonia phenothazorum) đôi khi biểu hiện ở dạng hội chứng lưỡi – hầu với các triệu chứng cảm giác lưỡi to (khi đỏ lưỡi luôn thò ra ngoài miệng) và co thắt cơ hầu – họng kèm theo nói khó.
  • Các triệu chứng loạn trương lực đầu, vẹo cổ, cứng hàm, cứng gáy… Các triệu chứng này còn được gọi với tên “hội chứng giả uốn ván” (pseudotetanus). Các vận động thân (đôi khi là các cơn co cơ kịch phát), mắt nhìn trừng trừng, dao động nhãn cầu, bệnh nhân hoảng sợ.

+ Điều trị: trước hết giảm liều và cắt thuốc, dùng các thuốc chống Parkinson, đôi khi sử dụng các barbituric kết hợp với promethazin 50mg (atosil). Cũng có tác giả điêu trị băng benzatropin 2mg, hoặc dephenhydramin 50mg hoặc procyclidin (kemadrin). Trong trường hợp có phản ứng sợ hãi cho chlordiazepoxid (librium) 30mg.

  • Loạn động ngoại tháp giai đoạn cuối:

+ Lâm sàng:

  • Thường xuất hiện sau nhiều năm dùng thuốc an thần với liều cao.

. Trên lâm sàng biểu hiện bằng múa vờn, múa giật. Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi giảm hoặc cắt thuốc an thần. Hay gặp đối với các bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc fluphenazin (lyogen), chlorpromazin (megaphen), perphenazin (decentan), thioridazin (melleril), levomepromăán (neurocil), flepromazin (psyquil), sau đó là các dẫn xuất của butyrophenon (haloperidol)…

. Các triệu chứng thường xuất hiện ờ người cao tuổi và những bệnh nhận có tổn thương não thực thể. Bệnh nhân nữ bị nhiều hơn nam giới, giảm liều thuốc là yếụ tố phát bệnh. Đổi thuốc ít có tác dụng cải thiện các triệu chứng của tác dụng không mong muốn. Các triệu chứng thường xuất hiện ở vùng má và lưỡi, cơ hàm cũng có thể bị kèm theo. Các triệu chứng có thể phong phú hơn, triệu chứng biểu hiện rộng hơn trên cơ thể như ở thân, ở tứ chi, ở vai, rối loạn nhịp thở, rung giật cơ, vẹo cổ, động tác vũ ballet.

+ Điều trị:

. Các thuốc chữa Parkinson không có tác dụng.

. Gần một nửa các trường hợp phải kết hợp giữa thuốc an thần và thuốc chữa Parkinson.

+ Dự phòng:

  • Giảm liều rất từ từ.
  • Phối hợp thuốc an thần với các thuốc chữa Parkinson không nên kéo dài.
  • Cẩn thận khi điều trị an thần cho các bệnh nhân cao tuổi.
  • Thay đổi thuốc giữa các đợt điều trị.
  • Phản ứng kiểu ngoại sinh cấp tính (acute exogenic reaction typ): các thuốc an thần thường không có độc tính trực tiếp; đặc biệt tác dụng gây nghiện, quen thuốc không rộng rãi như barbituric hoặc như các thuôc có tác dụng hưng cảm hoặc tăng động lực. Đã có những thông báo về các trường hợp sảng, lú lẫn sau khoảng một tháng điều trị, diễn biến là các đợt luân phiên nhanh giữa tăng hoạt tính ngoại tháp và suy giảm ý thức, có thể gây tử vong.
  • Hội chứng loạn thần (psychotic syndrom):

+ Rối loạn hưng trầm cảm:

  • Các thuốc gây tác dụng không mong muốn loại này gồm phenothiazin, reserpin, chlorpromazin (megaphen).
  • Lâm sàng: trầm cảm đi sau hội chứng Parkinson, tăng nguy cơ tự sát, tăng kích thích, run, táo bón…
  • Điều trị: amitryptilin.

+ Rối loạn ý thức:

  • Lâm sàng: khi điều trị chlorpromazin kết hợp barbituric bệnh nhân dễ bị rối loạn ý thức có thể đến mức hon mê sâu. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi uống thuốc vài giờ và phát triển nhanh tới cực đại.
  • Điều trị: rửa dạ dày, hô hập hỗ trợ, bù nước điện giải, truyền máu, cho ăn qua sonde dạ dày, cho kháng sinh khi cần thiết.

Thuốc bình thần

  • Động kinh: khi cắt thuốc barbituric cần tính tới khả năng xuất hiện các cơn động kinh hoặc động kinh liên tục, ngay cả khi cắt thuốc bình thần cũng vậy vì bản thân nó trong tác dụng cũng có yêu tố gây ngủ. Co giật do cắt thuốc meprobamat, chlordiazepoxid (librium), diazepam (valium) cũng đã được thông báo.
  • Phản ứng kiểu ngoại sinh cấp tính: chlordiazepoxid (librium) có thể gây nghiện, hội chứng cai; biểu hiện mát ngủ, ức chế vận động, nói khó, yếu toàn thân, trí nhớ giảm sút, trầm cảm và tăng kích thích.
  • Hội chứng loạn thần: bình thường với liều điều trị không gây hội chứng loạn thần, tuy nhiên, đối với chlordiazepoxid (librium) đôi khi có những biểu hiện ngược (paradoxe manifestation), ở đây nhóm bình thần có ưu thế trội.

+ Rối loạn hưng – trầm cảm: dưới tác dụng của diazepam (valium) cũng có thể thấy hưng cảm (euphorie), hay thấy trong các trường hợp sử dụng liều cao hoặc tăng giảm liều không hợp lý. Các biểu hiện khác như trầm cảm, tăng kích thích, mất ngủ, mất ngon miệng, buồn nôn…

+ Suy nhược thần kinh, rối loạn định hướng: biểu hiện mệt mỏi, lo sợ, mất tập trung, giảm trí nhớ, khả năng làm việc giảm sút, trầm cảm. Điều trị: nếu đang điều trị kết hợp amitryptilin với chlordiazepoxid thì cắt amitryptilin đi, sau đó 3 ngày cho 90mg/ngày phenelzin (nardil) và tăng chlordiazepoxid lên 75mg/ngày. Tác dụng điều trị sẽ thấy rất nhanh. Dự phòng: khi điều trị bằng chlordiazepoxid không bao giờ cho quá 10mg/ngày vào liều khởi đầu. Biểu hiện ngộ độc chlordiazepoxid: khi dùng liều cao trên 1g trong vòng vài chục phút hoặc dùng liều điều trị sau 5 – 6 ngày thấy buồn ngủ, loạng choạng khi đi, nói khó, phản xạ đồng tử với ánh sáng giảm, 36 giờ sau thêm thất điều, ảo giác. Các triệu chứng sẽ hết sau 72 giờ.

+ Rối loạn ý thức: biểu hiện ngộ độc của imipramin (liều 625 – 2000mg), amitriptỵlin (liều 1250mg) là mất ý thức sau khi uống thuốc 2 – 3giờ, đồng tử dãn và mất phản xạ, huyết áp và thân nhiệt giảm, thở chậm nông. Điều trị: rửa dạ dày, đặt nội khí quản, thở áp lực dương, truyền dịch và đạm, truyền dopamln, cho 100mg phenytoin. Trong trường hợp ngộ độc với liều nhẹ (khoảng 800mg imipramin) các triệu chứng ở mức độ nhẹ như đau đầu, u ám, thất điều nhẹ. Các triệu chứng thuyên giảm nhanh, tồn tại khoảng 12 giờ, sau đó triệu chứng quên còn tồn tại một thời gian.

Thuốc chống trầm cảm

  • Hội chứng ngoại tháp: hội chứng Parkinson và đa động. Thuốc hưng thần: imipramin (totranil) cũng gây hội chứng Parkinson, biểu hiện cơ bản là run hai tay. Đa động vê đêm thây ở bệnh nhân đang dùng monoaminooxydase inhibitor.
  • Động kinh:

+ Nhóm thuốc tăng khí sắc (thymoleptic): trong khi nhóm bình thần gây co giật ở giai đoạn cắt thuốc thì các thuốc tăng khí sắc có thế gây động kinh ngay cả khi dùng ở liêu điêu trị. Các monoaminooxydase inhibitor hiếm khi gây co giật hơn. Imipramin làm giảm ngưỡng co giật nên tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc mà bị co giật cơ toàn thể tương đối cao. Các triệu chứng mât đi khi giảm liều và cắt thuốc.

+ Nhóm thuốc hưng thần (thymerectic hay thymomimetic): một số ít bệnh nhân sau khi dùng tranylcypromin thỉnh thoảng cũng có cơn co giật, có bệnh nhân sau co giật thì triệu chứng trầm cảm được cải thiện rõ rệt.

+ Phản ứng kiểu ngoại sinh cấp tính: nhóm thuốc tăng khí sắc, amitryptilin gây phản ứng này đồng thời với các phản ứng dị ứng quá mẫn.

  • Hội chứng loạn thần:

+ Thuốc tăng khí sắc: các thuốc nhóm này có thể gây loạn thần cụng như các thuốc điều trị loạn thần có thể gây trầm cảm. Chỉ định imipramin (toíranil) với liều điều trị kêt hợp với desipramin hoặc amltryptilin có thể gây các hội chứng não cấp hoặc mạn tính với các triệu chứng loạn thần, đặc biệt là ảo giác hầu hết các giác quan. Hội chứng loạn thân do các thuôc nhóm này còn các triệu chứng kích thích, lo sợ, rối loạn định hướng. Các triệu có thể xuất hiện ngay ở ngày thứ 5 sau khi bắt đầu sử dụng.

+ Thuốc hưng thần: pargylin với liều 200 – 250mg sẽ gây các giai đoạn rối loạn tâm thần với các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng. Ngừng monoaminooxydase inhibitor lâm sàng sẽ tôt hơn, thậm chí hết triệu chứng. Antidot đặc hiệu trong trường hợp này là chlorpromazin (megaphen) tiêm bắt thịt.

  • Rối loạn hưng – trầm cảm: thuốc tăng khí sắc (điều trị bằng imipramin) có thể gây thao cuồng (manie); cũng có trường hợp mới dùng lần đầu tiên imipramin với liều điều trị (25mg) đã có biểu hiện mất ngủ, tăng kích thích, lú lẫn. Ngoài ra, còn các triệu chứng như hưng cảm (euphorie), tăng kích thích, sợ tiếp xúc, nghi hoặc, phủ định, trầm cảm mới nặng nề hơn, song thị, rối loạn vận nhãn.
  • Suy nhược thần kinh – rối loạn định hướng: thuốc tăng khí sắc gây rối loạn nói, nói lắp nặng nề, rối loạn vận động môi và lưỡi, mất điều chỉnh vận động tứ chi. Điều trị bằng cách cắt thuốc, chỉ sau khoảng 5 ngày các triệu chứng nói trên đã thuyên giảm hoàn toàn.
  • Rối loạn ý thức:

+ Thuốc tăng khí sắc: tác dụng không mong muốn loại này thường gặp khi điều trị bằng monoaminooxydase inhibitor kết hợp với thuốc tăng khí sắc hoặc với các thuốc kích thích trung ương khác. Ngay với liều điều trị thuốc đã có thể gây rối loạn thực vật và các triệu chứng xuât hiện rất sớm, ngay trong ngày điều trị thứ hai. Triệu chứng rối loạn ý thức xuất hiện sớm; ngoài ra còn các triệu chứng tăng hoặc giảm thân nhiệt, nôn, đau đầu, cứng cơ toàn thân, mê sảng, các cơn động kinh và cuối cùng rối loạn ý thức tăng dần tiến tới hôn mê. Điều trị: 100mg hydrocortison tiêm tĩnh mạch, truyền noradrenaỊin, sau 8 – 9 giờ các triệu chựng sẽ được khống chế hoàn toàn. Dự phòng: không dùng thuốc kết hợp với các thức ăn, đồ uống (như rượu, pho mát), phối hợp với thuốc.

+ Ngộ độc: biểu hiện ý tưởng tự sát thường tháy khi kết hợp phenelạn (nardil) với trifluperazin (jatroneural), cơ cắn co cứng, tăng phản xạ gân gót, mất phản xạ đồng tự với ánh sáng. Sau vài giờ thấy co cứng – co giật các cơ chân kèm theo tăng thân nhiệt, tăng tiết mồ hôi, tăng tiết nước bọt và đi lỏng, cuối cùng dẫn đến hôn mê.

Thuốc chống động kinh

  • Dẫn xuất brom: gây các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, viêm phế quản, hen. Trên hệ thân kinh trung ương thấy thất điều, run, nói khó, rối loạn thị lực, ứ phù gai thị, rung giật nhãn cầu, giảm trí nhớ, bồn chồn, ý thức u ám, hoang tưởng ảo giác.

Khi dùng liều cao dài ngày thấy biểu hiện “bromismus”: tâm lý không ổn định, giảm trí nhớ, mât tập trung tư tưởng, rôi loạn giấc ngủ. Điều trị bằng chế độ tăng muối và nhiều nước (có thể cho truyên), amonlumchlorid 6g/ngày cũng như lợi tiểu chứa theophylin nhằm mục đích tăng thải brom.

  • Barbiturat: tác dụng nâng cao ngưỡng co giật. Ngộ độc barbituric biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ, song thị, tư duy giảm, dễ bị kích thích, hung hãn, dáng đi thất điều, mất phản xạ da bụng…; cuối cùng đi vào hôn mê, ức chế trung khu hô hấp gây ngừng thở, rung thất. Điều trị: dùng analéptica, các loại amin gây tỉnh táo, strychnin hoặc megimid chỉ để điều trị dạng ngộ độc cấp tính, trong trường hợp ngộ độc mạn tính không cần thiết, chỉ cần giảm liều thuốc nhưng không nên cắt hoàn toàn.
  • Dẩn xuất hydantoin:

+ Các hoạt chất: gồm có 2 nhóm hoạt chất là phenytoin (zentropil, phenydan) và mephenytoin (mesantoin, epi lanex).

+ Tác dụng không mong muốn:

  • Mephnytoin có tác dụng không mong muốn nhiều hơn và nặng nề hơn.
  • Các triệu chứng thường gặp: nhiều nhất là các biểu hiện dị ứng ngoài da; sau đó là các triệu chứng phù nề mi mắt, viêm kết mạc, viêm miệng. Ngoài ra còn có tác dụng khác như: lách to, thay đổi công thức máu (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid). về phương diện tâm thần thấy các biểu hiện ngộ độc như trạng thái say thuốc, rối loạn thị lực và vị giác. Phenytoin có tác dụng lên tủy xương, về điều trị, nên cho bệnh nhân ngừng thuốc một thời gian ngắn để cho các triệu chứng về da thuyên giảm, sau đó lại xây dựng lại liều lần thứ 2 một cách từ từ cho quen thuốc, thường sau lần xây dựng liều lần thứ 2 bệnh nhân không còn các triệu chứng trên.
  • Khi quá liều phnytoin có biểu hiện thất điều, rung giật nhãn cầu (tổn thương tiểu não).
  • Các thuốc chống động kinh khác:

+ Primidon (mylepsin) tùy từng bệnh nhân có thể gây các triệu chứng: chóng mặt buồn ngủ, vô tình cảm, các tình trạng say thuốc, dị ứng với các biểu hiện ngoài da.

+ Ospolot: dị cảm ngọn chi, thờ nhanh, triệu chứng dạ dày.

+ Carbamazepin: gây buồn nôn, mất ngon miệng, thất điều, chóng mặt. Thường các triệu chứng mất đi khi giữ liều không tăng nữa.

  • Dần xuất suxinimid: dị ứng ngoài da, mệt mỏi, song thị, thất điều.
  • Dần xuất oxazolidin: đa số bệnh nhân phàn nàn cảm giác sợ ánh sáng; sau đó là các triệu chứng của tổn thương tủy xương, thận hư, teo gan.

Thuốc điều trị Parkinson

  • Scopolamin: gây các triệu chứng giống atropin như khô miệng, rối loạn điều tiết. Nếu dùng scopolamin kết hợp với thuốc ngủ hoặc với dẫn xuất của morphin sẽ có độc tính rất cao.
  • Các thuốc kháng Parkinson tổng hợp: các thuốc nhóm này có tác dụng kháng hoạt lực cholinergic, tác dụng giống atropin, giống papaverin, giải nicotin dãn cơ và trên trung ương thần kinh phần ức chế hưng phấn. Với liều cao sẽ có các triệu chứng khô da, dãn đồng tử, rối loạn thị lực, buồn nôn, chóng mặt, lú lẫn, ảo giác và cuối cùng là hôn mê.

Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương khác

  • Sympathicolytica: trong điều trị đau đầu căn nguyên mạch máu các dẫn chất của ergotamin rất quan trọng. Chúng là những hoạt chất rất lành nên khả năng ngộ độc rất hiêm, chỉ quan sát thấy rất ít ở những người cao tuổi. Sử dụng lâu dài gây ngộ độc mạn tính với biểu hiện co cứng các cơ gấp, dị cam, ở phụ nữ mang thai co cơ tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Thuốc tạo chelat: các biểu hiện ngoại tháp kèm theo với thoái hóa gan – bèo (bệnh Wilson). Vì đồng trong máu không được gắn kết đầy đủ để lưu giữ lại trong huyết thanh nên gia tăng lắng đọng trong các nhân ngoại tháp và trọng gan, việc điêu trị là tăng đào thải đông ra khỏi tổ chưcT Điều trị: tăng cường thải đồng, cho penicillinamin (dimethylsystẹin, metalcaptase 900mg/ngày) để tạo thành phức bộ chứa đồng và làm giảm lăng đọng đông trong tổ chức.
  • Bổ sung điện giải: việc điều trị liệt do tăng hay hạ kali huyết là giải quyết căn nguyên, dùng thuốc để lấy lại cân bằng điện giải. Việc điều trị bồi phụ liên quan đện các thuôc lợi tiểu nhất định (ví dụ carbonhydrase inhibitor đối với liệt do tăng kali và chất đối kháng aldosteron đối với liệt do hạ kali), cần kiểm soát điện giải huyết tương một cách chặt chẽ để phòng ngừa biến chứng.
  • Parasympaticomimetica:

+ Đó là các thuốc điều trị bệnh nhược cơ sau:

  • Endrophonium (tensilon) vì tác dụng của nó ngắn (từ vài giây đến vài phút) nên chỉ được sử dụng vào mục đích chẩn đoán.

. Neostigmin (prostigmin) cỏ thời gian tác dụng trung bình, 2 – 3 giờ mỗi viên; thuốc phát huy tác dụng nhanh và chấm dứt cũng nhanh.

. Pyridostigmin (mestinon) có tác dụng tương đối dài (3 – 6 giờ mỗi viên) phát huy tác dụng chậm và chấm dứt cũng chậm.

. Ambenonium (mytelase) có tác dụng kéo dài hơn các thuốc trên nhiều (7-8 giờ), nhưng bên cạnh tác dụng tăng hoạt lực cholinergic nó còn gây rối loạn điều chỉnh trung ương. Bất lợi của thuốc tác dụng kéo dài là nguy cơ tích tụ thuốc và trong hoàn cảnh nhất định có thể làm ta nhận biết cơn cholinergic tương đối muộn.

+ Trong khi điều trị có thể có các tai biến sau:

. Cơn nhược cơ: xuất hiện do thuốc đang từ điều độ sang không có đầy đủ. Các ncjuyen nhân có thể là stress, do các thuốc khác (chinin, morphin, kháng sinh…). Biểu hiện là yêu cơ, nguy cơ suy thở; xử trí tiêm prostigmin và hô hấp hỗ trợ.

  • Cơn hoạt lực cholinergic: cơ càng yếu hơn do khử cực tấm cùng vận động. Bên cạnh yếu cơ còn có các triệu chứng toát mồ hôi, chảy nước dãi, nước mắt, nôn, tiểu dầm, co đồng tử và cuối cùng là lú lẫn và hôn mê. Điều trị: dùng atropin 2mg/h đường tĩnh mạch kết hợp hô hấp hỗ trợ. Tiếp tục điều trị ức chế cholinesterase chỉ khi nào test tensilon dương tính trở lại.

Trơ hoạt tính đối với cholinesterase inhibitor: tình trạng này là do khử cực của tấm cùng vận động. Xử trí bằng cách giảm liều hoặc cắt thuốc.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận