Trang chủBệnh thần kinhCo giật do rối loạn chuyển hóa

Co giật do rối loạn chuyển hóa

Cơn co giật kiểu động kinh có thể gặp trong một số trường hợp: hạ natri máu, ngộ độc nước, nhiễm độc thyroxin, bệnh não tăng huyết áp, porphyrin niệu, hạ đường máu, tăng đường máu, thiêu hụt pyridoxin, tiểu tiện ra acid argininsuccinic, phenylceton niệu, hạ calci máu.

  1. Cơn hạ đường máu

Hạ đường máu có thể do tăng insulin chức năng hoặc do bệnh lý tuyến tụy.

Trong nghiệm pháp choáng insulin điều trị bệnh tậm thần, hoặc trong trường hợp đói lả, đường máu hạ gây nên cơn co giật toàn thể hoặc ngất lịm.

Trên điện não đồ có thể thấy giảm biên độ sóng điện não, hoàn toàn không có sóng chậm khu trú. Song xét nghiệm máu phát hiện rõ glucose máu giảm đáng kể (glucose máu bình thường: 4,4 – 6,1 mmol/1 (theo phương pháp Folin – Wu và đơn vị S.I.)).

Xử lý bằng tiêm thanh huyết ngọt ưu trương hoặc cho người bệnh uống nước đường.

  1. Cơn hạ calci máu

Do suy chức năng tuyến cận giáp, không đủ tiết hormon đưa đến hậu quả hạ calci máu.

Nguyên nhân do phẫu thuật tuyến giáp hay gặp nhất, sau đó là phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến cận giáp, hay điều trị tuyến giáp bằng liều lớn iod phóng xạ, suy chức năng cận giáp tạm thời sau đẻ, ăn nhiều sữa bò có chứa nhiều phosphat.

Calci máu giảm là nguyên nhân tăng hưng phấn hệ thần kinh cơ, lâm sàng biểu hiện bằng các cơn co giật têtani: đầu ngón chân tay có cảm giác tê buồn như kiến bò, chuột rút, máy cơ, giật cơ ở mu tay làm cho bàn tay run run co quắp lại giống như bàn tay của bác sĩ, hộ sinh sắp sửa thăm tử cung, gọi là dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ”, ơ trẻ em hay gặp bàn chân co quăp, các ngón chân cũng co như bàn tay, trẻ thường kêu la đau đớn, cơn kéo dài từ 5 – 30 phút.

Khám dấu hiệu Chwostek: do tăng hưng phấn các sợi vận động của dây thần kinh số VII nên khi gõ ngón tay hay búa phản xạ vào vùng gò má thấy hiện tượng co cơ bám da mặt cùng bên.

Dấu hiệu Trousseau: dùng huyết áp có dây cuốn trên nếp gấp khuỷu tay, bơm hơi tới số huyết áp trên 200 mmHg để trong vòng 2 – 3 phút sẽ xuất hiện dấu hiệu bàn tay đỡ đẻ.

Xét nghiệm máu, nồng độ calci máu giảm 5 – 7 mg%, phosphat huyết tăng 8-10 mg%.

Điều trị cấp cứu: tiêm ngay calci clorua 0,5g X 1 – 2 ống tĩnh mạch chậm, sau vài phút sẽ hết cơn. Sau đó cho uống calci gluconat, calci lactat… và cho vitamin D để kích thích hấp thụ calci, ổn định nồng độ calci máu.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây