Các đường vận động thần kinh

Bệnh thần kinh

Hệ thống vận động bao gồm ba thành phần:

  • Nơron trên hay nơron trung ương.
  • Nơron dưới hay nơron ngoại vi.
  • Nơron ngoại tháp.

Tất cả các cử động đều xảy ra trên một nền hằng định là sự điều hoà tự động trương lực cơ, tư thế và thăng bằng. Sự điều hoà này được đảm bảo một phần bởi nơron ngoại tháp và một phần bởi nơron tiểu não. Các cử động tuỳ ý được kiểm soát nhờ nơron trung ương mà thân tế bào có hình tháp nằm ở hồi trán lên.

Nơron ngoại vi có chức năng truyền đạt các xung động từ các trung tâm thần kinh tới các cơ. Thân tế bào nằm ở sừng trước tủy sống; còn đối với các dây thần kinh sọ thì thân nằm ở các nhân vận động của các dây này. Phá huỷ nơron ngoại vi sẽ dẫn đến mất tất cả các cử động tuỳ ý, không tuỳ ý, các phản xạ và trương lực cơ.

NƠRON VẬN ĐỘNG

NƠRON TRÊN HAY NƠRON TRUNG ƯƠNG (đường tháp): thân tế bào nằm ở lớp vỏ não trước rãnh Rolando (hồi trán lên). Sợi tạo thành bó tháp và tới tiếp xúc với một nơron ở sừng trước tủy sống ở phía đối bên. Các cử động tuỳ ý được nơron này truyền.

NƠRON DƯỚI HAY NƠRON NGOẠI VI (con đường chung cuối cùng): thân tế bào nằm ở sừng trước tủy sống và sợi tạo thành sợi thần kinh ngoại vi, tận cùng ở trong cơ. Nơron này không chỉ nhận kích thích từ nơron trung ương mà còn nhận các kích thích từ cung phản xạ tủy sống và từ đường ngoại tháp nên có tên gọi là con đường chung cuối cùng (Sherrington). Các nơron ngoại vi được tô chức thành các đơn vị vận động tới chi phối một vài sợi cơ (các cử động tinh tế) hoặc chi phối một số lớn sợi cơ (ví dụ cơ nhị đầu). Người ta phân biệt sợi vận động alpha chi phối phần chính của mô cơ và các sợi beta, gamma là những sợi có chức năng phức tạp (duy trì độ dài của cơ và trương lực cơ).

NƠRON NGOẠI THÁP: thân tế bào nằm ở các nhân xám của não (cấu tạo lưới, nhân đỏ, liềm đen, thể Luys v.v…) hay trong tiểu não. Các đường truyền xuống dài và tận cùng tại các tế bào ở sừng trước tủy sống. Hệ ngoại tháp có. vai trò trong điều hoà trương lực cơ và các động tác không tuỳ ý.

CÁC ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG

ĐƯỜNG VỎ-TỦY HAY ĐƯỜNG THÁP: bắt nguồn từ các tế bào tháp ở hồi trán lên. Các sợi trục tạo thành bó tháp. Các sợi từ mỗi bán cầu hội tụ lại cùng bên về phần sau của bao trong, đi qua phần trước của cuống não, cầu não và hành não.

Phần lớn số sợi bắt chéo ở phần dưới của hành não và đi xuống trong các cột trắng bên của tủy sống (bó tháp bắt chéo). Các nơron trung ương (là phần tạo thành vỏ não) tận cùng ở các tế bào vận động của sừng trước tủy sống đối bên.

Một phần nhỏ của bó tháp không bắt chéo và đi xuống theo cột trắng trước của tủy sống (bó tháp thẳng). Các sợi của bó này bắt chéo qua đường giữa ở mép trước và tới tiếp xúc với các tế bào vận động của sừng trước tủy sống. Các sợi nào của bó tháp càng xuất phát ở các phần cao trên vỏ não thì bắt chéo càng thấp ở hành não và trong tuỷ.

Đường dưới vỏ-tủy hay đường ngoại tháp:

  • Bó đỏ – tủy của Von Monakov: xuất phát từ nhân đỏ, bắt chéo vổi bó đôi bên và đi xuống theo cột trắng bên của tủy tới đoạn tủy cùng.
  • Bó mái – tuỷ: xuất phát từ củ não sinh tư ở mái não giữa, bắt chéo phía trên ống Sylvius rồi đi xuống trong phần trước của cầu não và hành não, theo cột trắng trước của tủy sống tới đoạn lưng. Bó này là thành phần của cung phản xạ tư thế xuất phát từ mắt.
  • Bó tiền đình – tuỷ: xuất phát từ nhân tiền đình của Deiters và đi theo cột trắng trước, không bắt chéo. Là thành phần của cung phản xạ tư thế xuất phát từ cơ quan tiền đình.
  • Bó trám – tủy của Helway: đi trong cột trắng sau.
  • Sợi tiểu não đi xuống hay sợi Marchi: xuất phát từ thuỳ nhộng và đi trong sừng sau.

CÁC KIỂU TỔN THƯƠNG NƠRON VẬN ĐỘNG

Phá huỷ nơron vận dộng trên hay nơron trung tâm (bó tháp); là tổn thương các nơron ở vỏ não vận động và các sợi trục của các nơron này đi qua bao trong, các cuông não, cầu não và hành não để đi vào tủy sống. Phá huỷ các nơron và sợi trục này gây ra mất hay giảm các động tác tuỳ ý, tăng trương lực cơ (liệt cứng), tăng phản xạ gân và có dấu hiệu Babinski.

Vì các động tác chứ không phải là các cơ được đại diện trên vỏ não nên tổn thương vỏ não làm mất một số động tác hơn là làm liệt một số cơ. Mặt khác, do các động tác không tuỳ ý được chỉ huy bởi bó ngoại tháp nên một tổn thương chỉ khu trú ở bó tháp không làm mất đi các cử động không tuỳ ý. Ví dụ, bị liệt dây mặt trung tâm thì bệnh nhân không co tuỳ ý các cơ mặt được nhưng vẫn có thể mỉm cười và biểu hiện các cảm xúc của mình qua nét mặt. Liệt có tăng trương lực cơ (liệt cứng) là dấu hiệu có tổn thương nơron trên (là nơron vốn ức chế trương lực tủy và kiểm soát cung phản xạ tuỷ). Do đó, trong trường hợp nơron trung ương bị tổn thương, có hiện tượng các phản xạ gân mạnh lên (tăng phản xạ).

Về mặt lâm sàng, cần chú ý rằng tăng phản xạ không xảy ra ngay tức khắc: trong trường hợp bị liệt nửa người do tổn thương bó tháp, trước hết người ta thấy có giảm trương lực và mất phản xạ gân rồi bệnh cảnh điển hình của tổn thương nơron trên mới xuất hiện. Sự chậm trễ này có thể là do tình trạng toàn bộ hệ thống thần kinh bị sốc ngay tức khắc sau một cú đột quỵ hay chấn thương. Hiện tượng tăng phản xạ cũng có thể không xảy ra trong liệt thứ phát do các tổn thương không phải ở vùng tiền vận động hay ở các sợi từ vùng tiền vận động. Trong một số chứng liệt cứng ở thể gấp có thể không gây ra được các phản xạ gân. Cuối cùng, đôi khi có sự không tương xứng giữa liệt nhẹ và mức độ giảm trương lực nặng trong một số tổn thương khu trú ở vùng trán trước. Người ta có thể thấy có dấu hiệu Babinski.

Phá huỷ nơron vận động dưới hay nơron ngoại vi (con đường chung cuối cùng): các nơron vận động ở sừng trước tủy sống và các sợi trục nằm trong các rễ trước dây thần kinh tủy sống và dây thần kinh ngoại biên. Tổn thương này làm mất hoặc làm yếu động tác, giảm trương lực cơ và phản xạ gân, gây teo cơ.

Do không nhận được bất kỳ một kích thích nào nên cơ bị liệt và không thể co theo ý muôn cũng như không thể co không theo ý muôn, co theo phản xạ được. Trương lực cơ – lực kháng lại các cử động thụ động – bị giảm hay bị mất (giảm trương lực hay mất trương lực). Các rối loạn dinh dưỡng xuất hiện. Teo cơ rõ hơn là teo cơ do không hoạt động (không có tổn thương ở nơron ngoại vi).

Trong khi các tế bào sừng trước bị thoái hoá, các cơ thường có những co nhẹ (rung cơ hay tạo bó ở cơ). Hiện tượng này chấm dứt khi tế bào bị thoái hoá hoàn toàn. Ngoài ra còn có các đáp ứng điện, thể hiện sự thoái hoá một phần hay toàn phần và có rối loạn về điện cơ.

Phá huỷ nơron ngoại tháp: trong trường hợp này, người ta thường thấy có tăng trương lực cơ (không có liệt, không tăng phản xạ gân, không có dấu hiệu Babinski); tăng các phản xạ tư thế và chỉnh thế, xuất hiện các động tác không tuỳ ý (run, múa giật, múa vờn), về chi tiết: xem hội chứng tiểu não.

Bảng 4.1. Triệu chứng tổn thương nơron trung ương và nơron ngoại vi

Tổn thương nơron trung ương Tổn thương nơron ngọai vi
1. Các động tác tuỳ ý bị mất hoặc bị yếu. vẵn còn một số động tác không tuỳ ý. 1. Các động tác tuỳ ý và không tuỳ ý bị yếu hoặc bị mất. Nếu ton thương ĩà ở túỷ thì liệt theo tiết đoạn.
2. Liệt cứng (trương lực tăng). 2. Liệt mềm (trương lực giảm hoặc bị mất).
3. Không bị teo cơ (trừ teo cơ do không hoạt động). 3. Teo cơ và thoái hoá các sợi cơ.
4. Không có rung cơ. 4. Có rung cơ.
5. Đáp ứng điện bình thường. 5. Phản ứng điện thể hiện có thoái hoá (sau 10- 15 ngày)
6. Phản ứng gân tăng , 6. Mất hay giảm phản xạ gân.
7. Có dấu hiệu Babinski. 7. Không có dấu hiệu Babinski.

 

 

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận