Nguyên nhân và điều trị biểu hiện thần kinh trong bệnh tuyến giáp

Bệnh thần kinh

ĐẠI CƯƠNG

Tuyến giáp trạng (thường được gọi tắt là tuyến giáp) tiết ra hormon thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3). Trên lâm sàng bệnh lý tuyến giáp có thể quan sát thấy khi có tăng tiết hormon quá mức (cường giáp), giảm tiết hormon (suy giáp), mô tuyến giáp thấy có thẩm lậu tế bào viêm và mô xơ (viêm tuyến giáp), u lành hay u ác.

Tuỵến giáp cũng có thể thay đổi hình dạng và chức năng do các rối loạn về chuyển hóa iod, tuyến giáp cũng có thể lớn ra mà không kèm thay đổi chức năng (bướu giáp đơn thuần).

Bệnh lý tuyến giáp có thể gây ra bệnh lý hệ thần kinh do ảnh hưởng của hormon hoặc do tác dụng của cơ chế tự miễn gây rối loạn hormon có thể gây ra các triệu chứng thần kinh hoặc làm nặng thêm các bệnh lý thần kinh đã có từ trước.

HỘI CHỨNC CƯỜNG GIÁP

Bệnh Basedow

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng cường giáp. Bệnh Basedow, về bản chất là một bệnh tự miễn có sự biểu hiện của Immunoglobulin G (thyroid stimulating Immunoglobulin – TSI) gắn vào thụ thể TSH trên màng tế bào liên bào nang tuyến giáp, kích thích tuyến tăng sản xuất hormon và làm tuyến giáp to lan tòa. Bệnh Basedow thường xảy ra ở người từ 20 – 50 tuổi và nữ giới nhiều hơn nam giới từ 5 – 7 lần.

Triệu chứng lâm sàng gồm: hội chứng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, lồi mắt, phù niêm. Các triệu chứng trên có thể xuất hiện không đồng bộ và không đầy đủ.

Cận lâm sàng cho thấy: T3, T4, T3 tự do, T4 tự do tăng , TSH giảm. Ngoài ra còn có sự hiện diện củạ kháng thể đặc hiệu của bệnh là kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb). Siêu âm Doppler tuyến giáp thấy có tăng sinh mạch máu.

Bướu giáp đa nhân cường giáp hóa

Bệnh nhân thường lớn tuổi hơn bệnh nhân Basedow, ở vùng thiếu iod tương đối, có bướu giáp đa nhân từ nhiều năm, hội chứng cường giáp mới xuất hiện gần đây. Cũng có thể bệnh nhân mới có tình trạng quá tải iod. Bệnh nhân thường không có triệu chứng lồi mắt, khi làm siêu âm thấy tuyến giáp có nhiều nhân, xạ hình có nhiều nhân nóng.

U độc tính (u độc tuyến giáp)

Một phần tuyến giáp tăng sinh, có tính tự động, tiết ra nhiều T3, T4 gây hội chứng cường giáp. Tuyến yên bị ức chế nên TSH giảm, xạ hình chỉ có nhận tự động bắt xạ cho ra hình ảnh của nhân nóng. Sau khi tiêm TSH cho bệnh nhân, phần tuyến giáp xung quanh nhân nóng lại bắt xạ trở lại. u độc tuyến giáp cũng thường xảy ra ở nam giới và nhiều khi có triệu chứng tim mạch nổi bật.

Viêm tuyến giáp bán cấp

Viêm tuyến giáp bán cấp de Quervain (viêm giáp u hạt bán cấp), viêm tuyến giáp thể yên lặng không đau có thể có nhiễm độc giáp tố gây hội chứng cường giáp thoáng qua, thường kéo dài khoảng 8 tuần lễ. Thật ra triệu chứng nhiễm độc giáp tố là do hiện tượng viêm phá hủy các nang tuyến giáp phóng thích hormon T3 và T4 vàọ máu, gây ra triệu chứng giống cường giáp, TSH cũng bị ức chế. Khi làm độ thu nạp iod131 sẽ rất thấp, trên xạ hình tuyến giáp không bắt xạ.

Cường giáp giả

Do bệnh nhân uống hormon giáp thường với mục đích giảm cân, hoặc do điều trị bướu giáp đơn thuần bằng hormon tuyến giáp quá liều.

Các nguyên nhân hiếm của cường giáp

U tuyến yên tăng tiết TSH: bệnh hiếm gặp; xét nghiệm T3, T4 và TSH đều tăng.

U quái buồng trứng tiết nhiều hormon giáp trạng (Struma ovarii).

Cường giáp do quá tải iod (còn gọi là iod Basedow)

Tuyến yên đề kháng với tác dụng ức chế của hormon giáp.

Triệu chứng thần kinh, tâm thần trong hội chứng cường giáp

Thường rõ rệt nhất trong bệnh Basedow.

Rối loạn tâm thần

  • Các triệu chứng thường gặp là mất ngủ, kém tập trung, khả năng chú ý giảm. Bệnh nhân cũng thường dễ cáu giận, tính tình thay đổi. Triệu chứng thường hết khi hết nhiễm độc giáp. Cơ chế của sự thay đổi tâm thần kinh này còn chưa rõ.

Trường hợp cường giáp nặng có thể gặp các triệu chứng như nói sảng, lú lẫn, kích động, tăng động.

Bệnh nhân cao tuổi bị cường giáp có thể có biểu hiện vô cảm, trầm cảm, tình trạng sầu uất. Các biểu hiện này thường gặp trong cơn bão giáp hay cơn cường giáp trạng cấp và thường hết khi tình trạng bệnh nhân ổn định. Cơn bão giáp có thể xảy ra khi bệnh nhân cường ẹiáp không được điều trị hoặc có xảy ra một bệnh lý cấp tính khi cường giáp chưa được điều trị on định. Ngoài triệu chứng lú lẫn kích động, bệnh nhân còn có thể bị lơ mơ, hôn mê ở giai đoạn muộn kèm với triệu chứng rối loạn chức năng bó tháp, vùng hành tủy và co giật. Các triệu chứng khác gồm có sốt, nhịp tim nhanh, loạn nhịp hoặc suy tim, gan to, vàng da, ói mửa tiêu chảy gây rối loạn điện giải.

  • Điều trị gồm bù dịch, kháng giáp tổng hợp, dung dịch iod để ngăn sự giải phóng hormon, ức chế beta, dexamethason. Nếu triệu chứng không giảm có thể lọc huyết thanh.

Rối loạn thị giác

Bệnh lý mắt trong bệnh Basedow có thể xuất hiện trước khi hội chứng cường giáp xuất hiện, cùng lúc với hội chứng cường giáp hoặc thậm chí ở giai đoạn suy giáp của bệnh.

Cũng có khi triệu chứng cường giáp đã ổn định nhưng biểu hiện thương tổn ở mắt cũng không thuyên giảm hết.

Khảo sát giải phẫu bệnh cho thấy mô xung quanh nhãn cầu bị phù nề và có thẩm lậu lympho bào hoặc tương bào, cơ chế còn chưa rõ. Có thể có tìm thấy tự kháng thể trong mô ở hốc mắt, nhưng không có bằng chứng đây là nguyên nhân gây bệnh. Siêu âm, chụp hình cắt lớp vi tính hoặc cộng hường từ có thể thấy phù nề cơ vận nhãn.

Các triệu chứng có thể gặp ở mắt là giảm độ hội tụ, nhìn đội, mắt nhắm không kín. Bệnh lý thần kinh nhãn khoa do rối loạn chức năng tuyến giáp tương đối ít gặp, có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn cảm nhận màu sắc, rối loạn thị trường mắt trước khi giảm thị lực vùng trung tâm xuất hiện. Nguyên nhân có lẽ do thần kinh thị giác bị viêm hoặc bị chèn ép bởi các cơ vận nhãn bị phù nề. Đa số các chuyên gia đều khuyên cần phải điều trị ngay bằng corticoid, cyclosporin, chiếu xạ hoặc mổ chèn ép giải phóng hốc mắt. Mỗi một phương pháp điều trị đều cho kết quả nhất định.

Một trong những triệu chứng thường gặp của cường giáp là co kéo cơ nâng mi trên, dù không có lồi mắt. Triệu chứng này do co kéo mi mắt trên vì cường giao cảm làm tăng trương lực cơ Mueller, khi bệnh nhân nhìn xuống giữa lòng đen và mi trên lộ ra một khoảng lòng trắng (triệu chứng Von Graefe) khi bệnh nhân nhìn lên trán không nhăn (triệu chứng Joffroy). Mắt bệnh nhân cũng ít chớp. Có thể điều trị triệu chứng co kéo cơ nâng mi trên bằng thuốc ức chế giao cảm hoặc phẫu thuật.

Rối loạn vận động

Triệu chứng thường gặp là run tứ chi, lưỡi và mi mắt. Run tăng khi có yếu tố tâm lý, nhịp độ nhanh, tăng khi vận động, hết run khi nghỉ. Biên độ của run có liên quan với mức độ co cơ, tình trạng này lại có quan hệ với nồng độ hormon tuyến giáp trong máu. Có tác giả cho rằng, run có lẽ do cường giao cảm beta vì triệu chứng hết khi dùng thuốc ức chế beta.

Phản xạ gân cơ của bệnh nhân cũng nhậy hơn, có thể do trong bệnh có tổn thương bó tháp đi kèm, hoặc có thể tốc độ co cơ nhanh hơn và thời gian dãn cơ giảm.

Múa giật là triệu chứng hiếm gặp, nguyên nhân có thể do tăng nhậy cảm với thụ thể giao cảm catecholamin.

Bệnh cơ

Triệu chứng nhược cơ rất hay gặp trong cường giáp và có thể không liên hệ với nồng độ hormon. Triệu chứng xuất hiện từ từ và thường ở các cơ gần thân (đai vai, đai hông).

Cũng có thể gặp rung cơ hoặc co cứng cơ. Nồng độ creatine kinase bình thường hoặc hơi giảm trừ khi có tình trạng phân hủy mộ cơ vân trong cơn bão giáp. Ghi điện cơ thấy các điện thế hoạt động của đơn vị vận động ngắn, biên độ thấp nhiều pha. Khảo sát điện sinh lý và sinh thiết cơ liên sườn trên bệnh nhân cường giáp cho thấy nhược cơ là do giảm kích thích màng.

Triệu chứng này có thể giảm bớt khi dùng thuốc ức chế beta (propranolol). Triệu chứng cũng từ từ giảm bớt khi bệnh nhân trở lại bình giáp.

Bệnh nhược cơ

Sự kết hợp tồn tại giữa nhược cơ (bệnh nhược trầm trọng giả liệt) và bệnh Basedow đã được biết từ lâu. Ngoài ra, bệnh có thể kết hợp với các bệnh tự miễn khác như thiếu máu giả ác tính, viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ rải rác.

Khi cường giáp kết hợp với bệnh nhược cơ triệu chứng cũng không có gì thay đổi đặc hiệu, khi bệnh nhân trở lại bình giáp triệu chứng của nhược cơ có thể vẫn không cải thiện, về phương diện lâm sàng rất khó phân biệt giữa triệu chứng liệt cơ mắt của nhược cơ trầm trọng và bệnh lý mắt do cường giáp.

Các triệu chứng sung huyết, mắt nhắm không kín, giảm độ hội tụ thì cần nghĩ tới bệnh lý nhãn cầu do cường giáp. Triệu chứng sụp mi và yếu cơ vòng mi thường do bệnh nhược cơ. Test prostigmin đáp ứng ở bệnh nhân nhược cơ, bệnh nhân bị bệnh lý mắt và nhãn cầu do cường giáp không khác nhau.

Chụp hình cắt lớp điện toán sẽ cho thấy tình trạng thẩm lậu mô hốc mắt trong bệnh Basedow, tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị nhược cơ và thẩm lậu do cường giáp tại cùng một cơ.

Bệnh liệt chu kỳ

Bệnh nhân bị Basedow cũng có thể bị liệt chu kỳ. Các cơn liệt giống hệt bệnh liệt chu kỳ có tính gia đình. Liệt chu kỳ trong cường giáp thường gặp ở bệnh nhân gốc châu Á (nhiều gấp 5 – 10 lần người da trắng) và nam giới thường bị hơn nữ giới. Các cơn liệt thường xảy ra vào buổi chiều, thậm chí trong lúc ngủ và kéo dài nhiều giờ, yếu tố khởi phát thường là lao động nặng hoặc sau khi ăn nhiều carbohydrat.

Bệnh nhân cường giáp hoặc liệt chu kỳ nguyên phát thường có bất thường trong phức hợp điện thế hoạt động cơ. Sau khi vận động điện thế hoạt động thường tăng biên độ bất thường và sau đó biên độ sẽ từ từ giảm. Trong một số trường hợp bất thường sẽ hết khi bệnh nhân trở lại bình giáp.

Khi bệnh nhân trở lại bình giáp triệu chứng liệt chu kỳ sẽ cải thiện trong đa số trường hợp. Propranolol có thể làm giảm triệu chứng. Cũng có thể bổ sung kali trong cơn liệt.

HỘI CHỨNG SUY GIÁP (nhược giáp)

Định nghĩa

Suy giáp xảy ra khi nồng độ hormon giáp trong máu không đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân

Suy giáp nguyên phát: do nguyên nhân tại tuyến giáp. Các nguyên nhân thường gặp là suy giáp do viêm giáp Hashimoto, sau điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ, sau phẫu thuật, sau điều trị kháng giáp tổng hợp, do thuốc (thí dụ amiodaron, interferon, lithium), suy giáp do rối loạn tổng hợp hormon…

Suy giáp thứ phát: do nguyên nhân tại tuyến yên.

Suy giáp đệ tam cấp: do nguyên nhân tại vùng hạ khâu não.

Triệu chứng thần kinh, tâm thần trong hội chứng suy giáp

Rối loạn tâm thần

Các triệu chứng thường gặp là chậm suy nghĩ, giảm khả năng tập trung, chú ý kém, hay buồn ngủ, ngủ mê. Triệu chứng rất giống với trầm cảm và rất khó phân biệt đây là triệu chứng do thiếu hormon giáp hay là tình trạng suy giáp làm bộc lộ tình trạng trầm cảm đã có từ trước.

Suy giáp nặng có thể đưa đến loạn thần, bệnh nhân dễ cáu gắt, có ảo giác, lú lẫn, mê sảng. Khi điều trị bằng hormon giáp trạng các triệu chứng sẽ giảm.

Đôi khi có tình trạng suy giảm nhận thức, khí sắc, cảm xúc… rất dễ lầm với trầm cảm. Bệnh nhân thường ngủ gà, nói chậm. Nên thăm dò chức năng tuyến giáp trên các bệnh nhân có sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, tỷ lệ bị suy giáp trên các bệnh nhân bị Alzheimer không thấy tăng. Một số nghiên cứu gợi ý tình trạng suy giáp dưới lâm sàng cũng có thể gây ra rối loạn tâm thần, do đó, nên thăm dò chức năng tuyến giáp nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các bệnh nhân bị bệnh lý lưỡng cực chu kỳ nhanh rất hay có rối loạn chức năng tuyến giáp.

Hôn mê do suy giáp xảy ra trên bệnh nhân bị phù niêm nặng. Triệu chứng thường gặp là thân nhiệt giảm, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, suy hô hấp. Rối loạn chuyển hóa cũng thường gặp như hạ natri huyết, hạ đường huyết, khi đó bệnh nhân có thể bị co giật. Kết quả hình ảnh học và giải phẫu bệnh não cho thấy não bị phù nề. Điều trị gồm có hormon giáp, glucocorticoid hoặc mineralocorticoid, hỗ trợ huyết áp, hô hấp. Nên theo dõi điện tim liên tục vì bệnh nhân rất dễ bị rối loạn nhịp tim. Hạ natri huyết thường được cải thiện sau khi nhìn nước, đôi khi cần điều trị tích cực hơn.

Rối loạn giấc ngủ và động kinh

Co giật và ngất thường hay xảy ra trên bệnh nhân suy giáp. Các triệu chứng sẽ dễ kiểm soát hơn khi bệnh nhân trở lại bình giáp. Bệnh nhân bị suy giáp cũng có thể bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc do nguyên nhân trung ương.

Tổn thương các dây thần kinh sọ

Bệnh nhân suy giáp ít khi bị tổn thương các dây thần kinh sọ; đôi khi bệnh nhân có rối loạn thị lực, teo thần kinh thị giác và điểm mù. Trong suy giáp nguyên phát, tuyến yên có thể lớn ra đè vào giao thoa thị giác. Khi điều trị bằng hormon giáp thì tuyến yên sẽ nhỏ lại và triệu chứng có thể cải thiện.

Rối loạn vận động

Khoảng 5 -10% trường hợp suy giáp bệnh nhân có thể bị thất điều vận động kiểu tiểu não, dáng đi điển hình kiểu tiểu não xuất hiện.

Giải phẫu bệnh cho thấy giảm các tế bào tiểu não nhất là ờ vùng sâu trước trên, các rối loạn này sẽ hết khi điều trị bằng hormon giáp.

Phản xạ của bệnh nhân cũng chậm lại, rõ nhất ở gân gót do cơ co chậm và duỗi chậm. Phản xạ chậm tương quan với mức độ suy giáp và sẽ hết khi điều trị. Hội chứng Parkinson cũng có một số triệu chứng tương tự như suy giáp, ngoài ra thuốc levodopa cũng có nhiều khả năng gây suy giáp vì làm giảm đáp ứng của tuyến yên với thyrotropin releasing hormon.

Bệnh lý cơ

Bệnh lý cơ thường gặp trong Sùy giáp. Bệnh nhân bị yếu cơ đai vai, đai hông, triệu chửng có thể nhẹ hoặc nặng đên mức teo cơ. Bệnh nhận cũng có triệu chứng giống như viêm đa cơ, cứng cơ, co thắt cơ, đau cơ. Triệu chứng giảm tốt sau khi điều trị bằng hormon thay thế. Nồng độ men CK lưu thông – thành phần isoenzym giúp cho nhận xét mô cơ gia tăng, các men khác trong máu (thí dụ: men gan AST, ALT) cũng thường tăng do tốc độ thanh thải các men chậm lại. Điện cơ cho thấy hình ảnh phù hợp với bệnh cơ ngay cả khi bệnh nhân không cảm thấy yếu cơ. Thời gian và biện độ trung bình của một đơn vị vận động giảm, có khuynh hướng đa pha nhưng không có hoạt tính tự phát. Sinh thiết cơ cũng ít thấy thay đổi; đôi khi thấy sợi cơ loại II bị teo, thưa thớt, có chứa nhân trung tâm hoặc ứ đọng glycogen.

Bệnh nhân có thể bị phì đại bắp cơ ở chi, triệu chứng lưỡi to hay gặp ở trẻ em hơn ở người lớn. Bệnh nhân thường phàn nàn về đau cơ, co thắt cơ, nói khó, cử động co duỗi cơ chậm. Triệu chứng co rút cơ tăng dần dần khi cử động, do đó, lúc đầu bệnh nhân đi bộ được sau đó dần dần không thể cử động. Tình trạng phì đại cơ có thể do thời gian hoạt động kéo dài. Triệu chứng sẽ hết sau khi điều trị suy giáp.

Bệnh nhược cơ

Đôi khi suy giáp kết hợp với bệnh nhược cơ, do đó, khi bệnh nhân suy giáp có triệu chứng nhược cơ nên cho chỉ định đo dẫn truyền thần kinh và ghi điện để xác định rõ rối loạn thần kinh cơ.

Triệu chứng thần kinh ngoại vi

Phù niêm có thể gây ra bệnh đa dây thần kinh (polyneuropathy) hoặc bệnh một dây thần kinh (mononeuropathy). Thường gặp nhất là hội chứng ống cổ tay, gặp ở 10% bệnh nhân suy giáp. Giải phẫu bệnh cho thấy tổn thương sợi trục và tổn thương bao myelin ở thần kinh giữa. Ngoài ra triệu chứng chèn ép còn có thể do thẩm lậu mucopolysaccharid ờ vùng mô xung quanh dây thần kinh. Triệu chứng có thể xảy ra ở hai bàn tay hoặc ở một bên. Khi điều trị triệu chứng có thể giảm từ từ nên ít khi cần đến phẫu thuật.

So với cường giáp triệu chứng của bệnh lý đa thần kinh thường gặp hơn trong suy giáp. Bệnh nhân có thể bị dị cảm, đau xé, có triệu chứng vận động cảm giác thường gặp như giảm phản xạ gân gối, gân gót, giảm nhẹ cảm giác rung và cảm giác tư thế. Khảo sát điện sinh lý và mô bệnh học có lúc mất chất trắng từng đoạn, có lúc mất trục. Triệu chứng sẽ bớt sau khi điều trị bằng hormon.

Bệnh nhân suy giáp cũng có thể bị giảm chức năng hô hấp. Bệnh nhân thường khó thở và mệt khi vận động, nguyên nhân có thể do yếu cơ hô hấp nhất là cơ hoành và rối loạn thần kinh phế vị.

Thay đổi dịch não tủy và áp lực nội sọ

Nồng độ T4 toàn phần giảm trong dịch não tủy ở bệnh nhân suy giáp và tăng trong bệnh nhân cường giáp. Nồng độ T4 tự do và sự vận chuyển hormon trong huyết thanh và trong dịch não tủy không khác người bình thường. Protein trong dịch não tủy thường tăng trong suy giáp nhưng không vượt quá 300mg/dl. Đôi khi gamma globulin và áp lực trong dịch não tủy cũng tăng. Trong cường giáp, lượng protein trong dịch não tủy bình thường hoặc hơi giảm.

Tổn thương thần kinh cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp. Nếu tổn thường xảy ra ngay sau khi phẫu thuật thì có khả năng tái tạo lại. Nếu xảỵ ra nhiều ngàỵ sau khi mổ thì thường do phù nề tại chỗ. Bệnh nhân thường bị khan tiếng, nếu cả hai dây đều bị tổn thương sẽ khó thở; đôi khi sang thương có thể tự hồi phục.

BỆNH HASHIMOTO

Đại cương

Bệnh được Hashimoto mô tả lần đầu vào năm 1912. Bệnh Hashimoto có thể chẩn đoán bằng mô bệnh học được sinh thiết bằng chọc hút kim nhỏ, khi đó, thấy tình trạng thâm nhiễm nặng lympho bào và có tế bào Hurthle.

Bệnh Hashimoto còn được gọi là viêm giáp thâm nhiễm lympho; là một bệnh phát triển trong khung cảnh tự miễn, kháng giáp, song bệnh căn và bệnh sinh chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường từ 30 đến 50 tuổi, đa số gặp ở nữ (chiếm tỷ lệ 90%), quanh thời kỳ mãn kinh. Tất cả bệnh nhân đều có kháng thể kháng thyroglobulin, hậu quả có thể dẫn đến suy giáp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp Hashimoto là do rối loạn hệ thống miễn dịch, hệ thống này đã không nhận ra tế bào tuyến giáp bình thường mà coi các tế bào tuỵến giáp như là tế bào lạ gây đáp ứng miễn dịch tạo ra các kháng thể phá hủy tế bào. Một số nghiên cứu đưa ra các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng tới bệnh nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.

Triệu chứng

Viêm tuyến giáp Hashimotọ thường phát triển từ từ, không rầm rộ, nhưng đôi khi cũng xảy ra nhanh chóng. Triệu chứng đầu tiên, thường gặp là to ở vùng cổ, biểu hiện này để phát hiện, nếu không điều trị bệnh nhân có thể nuốt khó, thậm chí khó thở.

Có thể có triệu chứng viêm nhiễm tại chỗ với bướu giáp lớn vừa phải, lan tỏa và đối xứng. Mật độ bướu giáp chắc, đàn hồi, mặt nhẵn, di động theo nhịp nuốt; không có hạch và không chèn ép.

Những đợt tiến triển có biểu hiện cường giáp, kèm theo đau và khó nuốt. Chức năng tuyến giáp có thể bình giáp, suy giáp hoặc cường giáp tùy thuộc vào giai đoạn.

Cận lâm sàng

– Các thăm dò tuyến giáp: tuyến giáp lớn, tập trung iod phóng xạ không đồng đều, nồng độ T3 và T4 thay đổi (tăng giai đoạn đầu, giảm giai đoạn sau), TSH giảm giai đoạn đầu và tăng khi suy giáp.

  • Rối loạn miễn dịch: kháng thể kháng tuyến giáp rất đặc hiệu trong viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng không phải gặp ở tất cả các bệnh nhân.

+ Kháng thể kháng TG: hiệu giá rất cao trên 1/25000.

+ Kháng thể kháng MIC tế bào giáp: hiệu giá 1/1000.

+ Kháng thể kháng peroxydase (+).

+ Các test miễn dịch tế bào như độc với tế bào lympho, kháng thể phụ thuộc.

  • Giải phẫu bệnh: chọc tế bào tuyến giáp làm xét nghiệm tế bào học không phải là xét nghiệm thường quy ở tất cả các bệnh nhân nhưng đây là xét nghiệm để phân biệt viêm tuyến giáp Hashlmoto với các bệnh tuyến giáp khác.

Điều trị

Corticoid: chỉ tác dụng đối với viêm tại chỗ, ít ảnh hưởng đến quá trình tự miễn, sử dụng trong giai đoạn bướu phát triển nhanh gây đau. Prednisolon thích hợp nhất, liều dùng trung bình 30mg/ngày.

ức chế miễn dịch: azathioprin, chlorambucil ít được chỉ định.

Kích tố giáp: lithỴroxin 100mg (berthyrox 100mg)/ngày để ức chế tiết TSH, làm giảm kích thước bướu giáp và điều trị suy giáp.

Phẫu thuật: cân nhắc, trong trường hợp bướu giáp nhân.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận