Định nghĩa
Viêm niêm mạc mũi có căn nguyên dị ứng, chảy nước mũi, sưng niêm mạc mũi, ngứa mũi, thường có viêm kết mạc kèm theo (viêm mũi – kết mạc).
Căn nguyên
VIÊM MŨI DỊ ỨNG THEO MÙA do phấn hoa theo gió:
- Tháng 3 – 4: phấn hoa cây thân mộc (hạt dẻ, bu lô, liễu, bạch dương, tiêu huyền).
- Tháng 5, 6, 7: phấn hoa cây thân rỗng (cỏ lùng, rơm, ngũ cố …). Các loại này có tính kháng nguyên chéo. Trong cùng tháng, phấn hoa (cúc, tây), phấn hoa mã đề và các hợp chất (đặc biệt là cây ngải) có thể là các kháng nguyên gây viêm mũi dị ứng.
- Các nguyên nhân do phấn hoa khác: bào tử nấm, mốc. Các cơ quan khí tượng ở một số nước công bố hàng tuần bản đồ phấn hoa có tác dụng giúp cho bệnh nhân và thầy thuốc xác định nguyên nhân gây bệnh. Ở Bắc Mỹ, bụi phấn Anbrosia gây bệnh vào mùa thu.
VIÊM MŨI DỊ ỨNG KHÔNG THEO MÙA: do các loài nhện nhỏ tám chân, bụi nhà, lông và vảy da động vật, bào tử nấm.
Triệu chứng
Ngứa mũi, hắt hơi thành từng cơn, niêm mạch mũi sung huyết, đôi khi bị tắc ống và làm giảm thính lực, nhất là ở trẻ nhỏ.
Viêm mũi dị ứng thường kèm theo viêm kết mạc (viêm mũi-kết mạc dị ứng), đôi khi viêm họng, ho, hen. Viêm mũi dị ứng không theo mùa thường không có hen đi kèm. Có thể có biến chứng polyp mũi và viêm xoang.
Xét nghiệm bổ sung
Test bì dương tính với kháng nguyên gây dị ứng. Nếu các test này không rõ thì có thể tiến hành định lượng IgE đặc hiệu (test đắt tiền). Bạch cầu ưa acid không thay đổi trong máu nhưng có nhiều trong nước mũi.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm mũi do vận mạch: niêm mạc mũi bị sung huyết tái phát, nước mũi trong, không theo giờ, căn nguyên không rõ (rối loạn cân bằng thần kinh thực vật; không khí khô có thể có vai trò).
Các triệu chứng xuất hiện vào lúc ngủ dậy, khi chân chạm vào nền nhà lạnh hoặc khi ra khỏi phòng tắm, khi bị gió lùa V.V..
- Viêm mũi do thuốc,lạm dụng các thuốc nhỏ mũi gây co mạch.
- Viêm mũi thứ phát sau một bệnh tai mũi họng:viêm xoang hoặc polyp mũi.
- Viêm mũi do hít ma tuý:nghiện cocain.
Điều trị
- Loại trừ dị nguyên:máy điều hoà không khí có tấm lọc phù hợp trong thời kỳ có bụi phấn hoa, không gần vật nuôi trong nhà, không dùng thảm mà dùng các tấm trải bằng chất dẻo. Gắng sức về thể lực làm giải phóng catecholamin và có thể là biện pháp đơn giản để làm giảm sung huyết niêm mạc mũi.
- Dùng thuốc:
+ Thuốc kháng histamin Hl ( xem thuốc này)
+ Corticoid: dạng sương mù bơm vào mũi • (thường dùng beclometason). Dùng corticoid uống với liều thường dùng chỉ dành cho các thể nặng và không được dùng quá 10-15 ngày (giảm dần liều).
+ Acid cromoglicic phun vào mũi.
+ Thuốc cường giao cảm: thuốc co mạch dùng tại chỗ hoặc theo đường toàn thân có thể làm hết ngạt mũi nhưng lại có nhiều tác dụng phụ, nhất là gây tăng huyết áp.
– Giải mẫn cảm: tìm dị nguyên (test da, nếu cần thì định lượng IgG toàn phần và RAST) và điều trị bằng giải mẫn cảm phải do thày thuốc chuyên khoa tiến hành. Chỉ định: viêm mũi dị ứng nặng, không theo mùa và không có tác dụng với các thuốc thông thường. Tinh chất phấn hoa được tiêm trong da với liều tăng dần, tuỳ theo sự chịu đựng của bệnh nhân.
Hiếm khi khỏi được bệnh hoàn toàn nhưng các triệu chứng thường nhẹ đi. Sốc phản vệ nặng có thể xảy ra trong quá trình giải mẫn cảm nên bao giờ cũng phải có phương tiện hồi sức ngay bên cạnh khi giải mẫn cảm (xem sốc phản vệ).
GHI CHÚ – viêm mủi không dị ứng có tăng bach cầu ưa acid
(NARES: Non Allergic Rhinitis with Eosinophilia Syndrome) là bệnh chảy nước mũi có nhiều bạch cầu ưa acid còn các xét nghiệm phát hiện dị ứng lại âm tính. Các corticoid thường có tác dụng.