Chẩn đoán và điều trị táo bón ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Táo bón được đặc trưng bởi khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Phân rắn, khó khăn khi bài xuất phân. Tuỳ theo từng lứa tuổi – khoảng cách giữa 2 lần bài xuất phân có thể thay đổi theo tuổi: tuần lễ đầu 4 lần/ngày; 2-3 lần với trẻ 1-6 tháng; 1,7 lần/ngày với trẻ > 2 tuổi; 1 lần/ngày với trẻ lớn.

CHẨN ĐOÁN TÁO BÓN

  • Khoảng cách giữa 2 lần bài xuất phân dài hơn bình thường theo lứa tuổi > 3 ngày.
  • Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.
  • Trẻ đi ngoài khó khăn không tự đi ngoài được, đau, són phân.
  • Kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng toàn thân:

+ Đau bụng.

+ Lên cân chậm.

+ Chán ăn, buồn nôn.

  • Bụng chướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng.
  • Thăm dò hậu môn: tuỳ theo nguyên nhân táo bón thực thể hoặc cơ năng mà có các triệu chứng: không có phân, hoặc đầy phân trong bóng trực tràng.

PHÂN LOẠI TÁO BÓN

Theo diễn biến

  • Táo bón cấp tính: táo bón vài ngày, một đợt, vài tuần.
  • Táo bón mạn tính: kéo dài vài tháng.

Theo cơ chế bệnh sinh

  • Táo bón do rối loạn cơ năng.
  • Táo bón do nguyên nhân thực thể.

Theo nguyên nhân chia ra

  • Táo bón do rối loạn cơ năng.
  • Táo bón do nguyên nhân thần kinh.
  • Táo bón do nguyên nhân thực thể gây tắc nghẽn ruột.
  • Táo bón do nguyên nhân nội tiết, chuyển hoá.

ĐIỀU TRỊ

Chế độ ăn uống

Ăn nhiều rau, nước, quả, ngũ cốc (20 -30g/24 giờ), uống nhiều nước. Nếu mẹ cho con bú bị táo bón cần điều trị táo bón cho mẹ.

Thuốc

Táo bón cấp tính:không dùng kéo dài.

  • Trẻ nhỏ: Microlax bébé (Sorbitol 70%) 1 ống bơm vào hậu môn trực tràng.

Lauryl sulíbacitat natri, citratnatri) X 1 typ 1 lần.

  • Trẻ lớn: Microlax 1 ống (gấp 2 lần liều lượng Microlax bébé X 1 typ 1 lần).

Thuốc làm mềm phân:thuốc nhuận tràng.

  • Docusate sodique: 5 – 10mg/kg/24giờ chia 2 lần – 3 lần. Trong vài ngày hoặc vài tuần. Trẻ lớn tối đa 200 mg/24giờ.
  • Lactulose dung dịch uống 10%:

< 1 tuổi 5 – 20ml uống 1 lần/ngày.

  • Duíalac:

1-6 tuổi: 10 – 20ml uống 1 lần

7-14 tuổi: 20 – 50ml uống 1 lần/ngày sau đó duy trì 20ml/ngày.

Trẻ lớn >14 tuổi: 50ml uống 1 lần ngày khởi đầu sau đó duy trì 20ml/ngày.

  • Dầu paraphin: tránh dùng ở trẻ em 1 tuổi (nguy cơ chết sặc).

Liều ban đầu 3ml/kg/24 giờ uống làm 2 lần có thể tăng dần tối tối đa 12ml/kg/24 giờ (có thể để tủ mát hòa với nước cam).

  • Sulfat magiê: 2g – 5g uống vào buổi sáng.
  • PEG: polyethylèn
  • Thụt tháo: dùng nước ấm pha glycerin: trẻ <1 tuổi 30 – 100ml; trẻ >1 tuổi 100 – 250ml.
  • Sorbitol 5g: 1 gói/ngày uống hàng ngày vào buổi sáng.

Điều trị nứt hậu môn nếu ỉa máu tươi từ đầu tới cuối bãi, có vết nứt hậu môn

  • Rửa sạch hậu môn sau khi đi ngoài.
  • Bôi dung dịch nitrat bạc hoặc xanh methylen: 2 lần/ngày.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận