Trang chủBệnh máuBệnh Bạch Cầu Tủy Mạn Tính - Nguyên nhân, triệu chứng, điều...

Bệnh Bạch Cầu Tủy Mạn Tính – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tên khác: bệnh bạch cầu bạch cầu hạt hoặc bệnh bạch cầu tủy mạn tính

Định nghĩa

Sinh sản bất thường của dòng bạch cầu hạt trong tủy xương và ở những ổ ngoài tủy xương, đặc biệt là ở lách (lách to)

Căn nguyên

Hội chứng sinh sản tủy xương có nguồn gốc chưa rõ. Bệnh bạch cầu đôi khi xuất hiện sau khi chiếu xạ hoặc bị ngộ độc benzen.

Trong 90% các trường hợp, các bạch cầu hạt có một bất thường nhiễm sắc thể do chuyển vị một phần của nhiễm sắc thể số 9 sang nhiễm sắc thể số 22 gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia hoặc Phl. Nhiễm sắc thể này cũng thấy có ở trong 2% trường hợp bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Những bệnh bạch cầu tủy mạn tính không có nhiễm sắc thể Phl (10% trường hợp), xảy ra ở những đối tượng trẻ tuổi và diễn biến nhanh.

Triệu chứng

Thể bệnh bạch cầu này chiếm 1/ 4 toàn bộ các trường hợp bệnh bạch cầu của mọi lứa tuổi, và thường xảy ra ở giữa 20 và 50 tuổi.

Khi bệnh nhân đến khám bệnh, thì thường những biến đổi huyết học đã bắt đầu từ nhiều tháng hoặc nhiều năm trước đó. Những biến đổi huyết học này thường được phát hiện nhân khi xét nghiệm máu để kiểm tra. Bệnh nhân thường kể bệnh bị yếu mệt, cảm giác nặng nề ở hạ sườn trái do lách to và thường rất to. Gan to không gặp thường xuyên và những hạch bạch huyết hiếm khi bị sưng. Hay có sốt khoảng 38°c. Đôi khi chảy máu lợi, vết bầm tím ở da hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Khi bệnh chuyển thành bệnh bạch cầu cấp tính thì thể hiện bằng tăng số lượng các bạch cầu non trong máu và trong tủy xương, đặc biệt là tăng các nguyên tủy bào (cơn nguyên bào hoặc cơn nguyên tủy bào), kèm theo thiếu máu nặng và giảm tiểu cầu, và là nguyên nhân tử vong hay gặp nhất.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Huyết đồ:thường thấy tăng bạch cầu với số lượng đáng kể (50.000-200.ooo/pl), trong đó có dưới 5% những thể chưa trưởng thành hoặc thể “nguyên bạch cầu” (thể “blast”), và nổi trội là những bạch cầu hạt trung tính với nhân không chia múi, những hậu tủy bào, và tủy bào. Thiếu máu đẳng sắc mà cường độ có thể phản ảnh tình trạng phát triển của bệnh bạch cầu. Số lượng tiểu cầu thường tăng lúc khởi đầu, nhưng sẽ giảm ở giai đoạn muộn.
  • Tủy đồ:tăng sản dòng bạch cầu hạt, trong đó nổi trội là những dạng trưởng thành và có dưới 20% những tế bào non (nguyên tủy bào và tiền tủy bào).- Sinh thiết tủy xương có thể thấy dấu hiệu xơ hoá.
  • Kiểu nhân: phát hiện nhiễm sắc thể Philadelphia (Phl) với chuyển vị 9/22 trong những bạch cầu tủy trong máu và nhất là trong tủy xương có giá trị khẳng định chẩn đoán bệnh ở những thể mới mắc hoặc thể không điển hình. Những dấu hiệu bất thường khác hiếm thấy.
  • Giảm phosphatase kiềm ở bạch cầu (xem thuật ngữ này).
  • Tăng hàm lượng acid uric trong máu (tăng acid uric huyết), và tăng Vitamin

Biến chứng

Có nhiều biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là huyết khối mạch máu, bội nhiễm, loãng xương và chảy máu.

Tiên lượng

Thời gian sống thêm trung bình từ 3 đến 4 năm kể từ khi xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng.

Điều trị

Nói chung điều trị theo hai giai đoạn (hai pha), nhằm mục đích kìm hãm sinh sản tế bào tủy xương vào lúc bệnh nhân đến khám (giai đoạn đầu), và nhằm đẩy lùi kỳ hạn của những cơn nguyên tủy bào, thường là những dấu hiệu trước tử vong.

  • Hydroxyurê: thuốc đầu bảng để điều trị ở giai đoạn khởi đầu, thuốc kém độc hơn so với Người ta thường cho liều 30 mg/kg/ngày, hàng tuần phải kiểm tra công thức máu, cho tới khi đạt được giảm bạch cầu ở mức vừa phải.
  • Busulfan:liều tấn công là 2 mg, 2-4 lần mỗi ngày. Số lượng bạch cầu thường giảm xuống tới dưới 10.000/pl sau 2-8 tuần điều trị, và lúc đó phải giảm liều thuốc xuống một nửa (liều duy trì). Thời gian bệnh thuyên giảm có thể được một vài tháng tới hơn một năm. cần chú ý hiện tượng quá liều lượng, vì có thể gây ra giảm tiểu cầu đôi khi không hồi phục (phải kiểm tra số lượng tiểu cầu trong suốt thời kỳ điều trị). Ngoài ra, phải phòng ngừa lắng đọng urat trong ống thận và đảm bảo đủ nước cho cơ thể, kiềm hoá nước tiểu, và cho allopurinol (chống hình thành acid uric).
  • Interferon alfa:Ngay khi đã đạt kết quả làm giảm bạch cầu tới mức vừa phải nhờ điều trị bằng một trong những thuốc kể trên, người ta cho interferon alfa với liều tăng dần tuỳ theo mức dung nạp của bệnh nhân. Mục đích điều trị bằng interferon alfa là duy trì công thức máu, và sau 12 tháng thì nhằm đạt được đáp ứng tế bào-di truyền (giảm tỷ lệ gián phân mang nhiễm sắc thể Philadelphia (Phl) bất thường). Sau 6 đến 12 tháng thì thực hiện kiểm tra tế bào-di truyền, và nếu không thấy công thức máu và đáp ứng tế bào-di truyền trở lại bình thường, thì ngừng interferon alfa mà thay bằng hydroxyurê.
  • Ghép tủy xương đồng loài: thực hiện ngay đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, không đáp ứng với interferon hoặc đã trở nên đề kháng sau một vài năm điều trị.
  • Trong trường hợp bệnh chuyển sang bệnh bạch cầu cấp tính thì sử dụng mercaptopurin hoặc kết hợp prednisone với vincristin để điều trị.

Các Bệnh Bạch Cầu Khác

BỆNH BẠCH CẦU KHÔNG TĂNG BẠCH CẦU: giai đoạn (pha) sớm của bệnh bạch cầu cấp tính trong đó số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi còn chưa tăng hoặc thậm chí giảm, trong khi tủy đồ đã bị biến đổi. (Về chi tiết, xem: dị sản lách to dạng tuỷ)

BỆNH BẠCH CẦU HẠT ƯA BASE: thể hiếm thấy của bệnh bạch cầu cấp tính, với đặc điểm là sinh sản bất thường riêng dòng bạch cầu hạt ưa base.

BỆNH BẠCH CẦU HẠT ƯA ACID: thể hiếm có của bệnh bạch cầu cấp tính, có đặc điểm là sinh sản bất thường riêng dòng bạch cầu hạt ưa acid với những dạng chưa trưởng thành xuất hiện trong tủy xương và thường cả trong máu ngoại vi.

BỆNH BẠCH CẦU BẠCH CẦU TÓC (bệnh bạch cầu lưới nội mô, bệnh lympho-mô bào tủy và lách, bệnh bạch cầu tế bào tóc): một thể bệnh bạch cầu có đặc điểm là trong máu xuất hiện những tế bào bất thường, một nhân thuộc nhóm những tế bào lympho B và hình thể như “có tóc” khi quan sát phiến đồ máu tươi dưới kính hiển vi đối pha. Những tế bào không bình thường này có hoạt tính enzym phosphatase acid kháng lại acid tartric. Bệnh được cho là do retrovirus (HTLV-II) gây ra.

Triệu chứng: bệnh biểu hiện bởi lách to, và giảm bạch cầu hạt trung tính trong máu làm cho bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn nhất là dễ mắc bệnh lao.

Xét nghiệm cận lâm sàng: những tế bào như “có tóc” xuất hiện ở trong máu và trong tủy xương; tủy xương nghèo tế bào, bị xơ hoá và bị các tế bào bệnh thâm nhiễm.

Điều trị: cladribine (thuốc đầu bảng) hoặc interferon alfa 2a và 2b. Hiếm trường hợp cần phải cắt lách. Liệu pháp kháng sinh mạnh trong trường hợp nhiễm khuẩn kết hợp.

BỆNH BẠCH CẦU TỦY ĐƠN NHÂN: (xem bệnh này).

BỆNH BẠCH CẦU LYMPHO BÀO TO CÓ HẠT (tăng lympho bào T và giảm bạch cầu hạt trung tính): giảm bạch cầu hạt trung tính kết hợp với tăng tế bào lympho (5.000 đến 30.000/pl), lách to, thường có thêm viêm đa khớp dạng thấp và kiểu hình là tế bào T CD8. Xét nghiệm kiểu nhân có thể cho thấy có chuyển vị 11/14. Một số trường hợp diễn biến tối bệnh bạch cầu lympho mạn tính và một số khác chuyển thành hội chứng Felty.

BỆNH BẠCH CẦU TIEN LYMPHO BÀO: gần giống với bệnh bạch cầu lympho mạn tính. Những tế bào dòng lympho có nhân giống hình thận, có hạt nhân và bào tương ưa base. Kiểu hình của tế bào B đơn clôn (đơn dòng) đôi khi thuộc kiểu hình tế bào T. Diễn biến tối tử vong trong vòng 1 đến 2 năm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây