Tăng bạch cầu và giảm bạch cầu

Sổ tay nội khoa

TĂNG BẠCH CẦU

TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN Tăng Bạch Cầu

Xem lại phần soi tiêu bản (? các tế bào bất thường) và xác định số lượng từng loại Bạch cầu. Các giá trị bình thường về độ tập trung bạch cầu được thể hiện trong Bảng 69-1.

TĂNG BẠCH CẦU TRUNG TÍNH

Số lượng Bạch cầu trung tính tuyệt đối (Bạch cầu nhân phân đoạn và Bạch cầu đũa) >10,000/μL. Sinh bệnh học của tăng Bạch cầu trung tính bao gồm tăng sản xuất, tăng huy động tủy xương hoặc giảm sự bám rìa (dính vào thành mạch).

BẢNG 69-1 GIÁ TRỊ ĐỘ TẬP TRUNG BẠCH CẦU BÌNH THƯỜNG

Loại Bạch cầu Trung bình, TB/μL Khoảng tin cậy
95%, TB/μL
Tổng số Bạch cầu, %
Bạch cầu trung tính
Lympho
Bạch cầu mono
Bạch cầu ái toan
Bạch cầu ái kiềm
3650
2500
430
150
30
1830–7250
1500–4000
200–950
0–700
0–150
30–60%
20–50%
2–10%
0.3–5%
0.6–1.8%

Nguyên Nhân

(1) Thể dục, stress; (2) Nhiễm trùng—đặc biệt là vi khuẩn; soi tiêu bản cho thấy tăng Bạch cầu trung tính non (“chuyển trái”), các hạt độc, thể Döhle; (3) bỏng; (4) hoại tử mô (VD nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, thận); (5) đáp ứng viêm mạn tính (VD gout, viêm mạch); (6) thuốc (VD glucocorticoids, epinephrine, lithium); (7) cytokines [VD yếu tố kích thích dòng Bạch cầu hạt (GCSF), yếu tố kích thích dòng Bạch cầu hạt-đại thực bào (GM-CSF)]; (8) các rối loạn tăng sinh tủy ; (9) chuyển hóa (VD nhiễm toan ceton, ure máu); (10) khác—u ác tính, chảy máu cấp hoặc tan máu, sau cắt lách.

 PHẢN ỨNG GIẢ BẠCH CẦU

Tăng số lượng bạch cầu quá mức (>50,000/μL) bao gồm cả bạch cầu trưởng thành và bạch cầu non.

Nguyên Nhân

(1) Nhiễm trùng (nặng, mạn tính, VD lao), đặc biệt ở trẻ nhỏ; (2) tan máu (nặng); (3) u ác tính (đặc biệt ung thư vú, phổi, thận); (4) cytokines (VD G-CSF, GM-CSF). Phân biệt với bạch cầu mạn tính dòng tủy (CML) bằng cách đo nồng độ men leukocyte alkaline phosphatase (LAP): tăng trong phản ứng giả bạch cầu, giảm trong CML.

 PHẢN ỨNG LEUKOERYTHROBLASTIC

Tương tự phản ứng giả bạch cầu kèm theo xuất hiện hồng cầu có nhân và mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản máu.

Nguyên Nhân

(1) Hủy hoại tủy sống —khối u, xơ cứng, quá trình tạo u hạt thâm nhiễm tủy xương; tiêu bản thấy HC hình giọt nước; (2) xơ tủy nguyên phát —bệnh sinh giống hủy hoại tủy sống nhưng xơ tủy là rối loạn tiên phát; (3) xuất huyết hoặc tan máu (hiếm, trong trường hợp nặng).

TĂNG LYMPHO

Số lượng lympho tuyệt đối >5000 /μL.

Nguyên Nhân

(1) Nhiễm trùng—nhiễm trùng tăng Bạch cầu đơn nhân, viêm gan, cytomegalovirus, rubella, ho gà, lao, bệnh brucella, giang mai; (2) rối loạn nội tiết —nhiễm độc giáp, suy thượng thận; (3) các khối u—bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho (CLL), nguyên nhân hay gặp nhất khi lympho >10,000 /μL.

TĂNG BẠCH CẦU MONO

Số lượng Bạch cầu mono tuyệt đối >800 /μL.

Nguyên Nhân

(1) Nhiễm trùng—viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn, lao, bệnh brucella, bệnh rickettsia (VD sốt nổi mụn núi đá), sốt rét, bệnh leishmania; (2) bệnh u hạt—sarcoidosis, bệnh Crohn; (3) bệnh collagen mạch máu—viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm đa động mạch nút, viêm đa cơ, viêm động mạch thái dương; (4) bệnh lý huyết học— bệnh bạch cầu, u lympho, HC tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm Bạch cầu trung tính mạn vô căn; (5) u ác tính.

TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN

Số lượng Bạch cầu ái toan tuyệt đối >500/μL.

Nguyên Nhân

(1) Thuốc, (2) nhiễm ký sinh trùng, (3) các bệnh dị ứng, (4) bệnh collagen mạch máu, (5) u ác tính, (6) hội chứng cường bạch cầu ái toan.

TĂNG BẠCH CẦU ÁI KIỀM

Số lượng Bạch cầu ái kiềm tuyệt đối >100/μL.

Nguyên Nhân

(1) Các bệnh dị ứng, (2) các rối loạn tăng sinh tủy (đặc biệt CML), (3) các đáp ứng viêm mạn tính (hiếm).

GIẢM BẠCH CẦU

Tổng số bạch cầu <4300/μL.

GIẢM BẠCH CẦU TRUNG TÍNH

Số lượng Bạch cầu trung tính tuyệt đối <2000/μL (tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn nếu số lượng <1000/μL). Sinh bệnh học của giảm bạch cầu trung tính bao gồm giảm sản xuất hoặc tăng phá hủy ở ngoại vi.

Nguyên Nhân

(1) Thuốc: —hóa chất điều trị ung thư là nguyên nhân hay gặp nhất, sau đó là các nhóm phenytoin, carbamazepin, indomethacin, chloramphenicol, penicillin, sulfonamid, cephalosporin, propylthiouracil, phenothiazin, captopril, methyldopa, procainamide, chlorpropamid, thiazid, cimetidine, allopurinol, colchicin, ethanol, penicillamin và thuốc ức chế miễn dịch; (2) nhiễm trùng —virus (VD cúm, viêm gan, nhiễm trùng tăng Bạch cầu đơn nhân, HIV), vi khuẩn (VD sốt thương hàn, lao kê, nhiễm khuẩn huyết tối cấp), sốt rét; (3) dinh dưỡng —thiếu B12, folat; (4) lành tính—giảm dòng Bạch cầu trung tính lành tính (BEN) được thấy lên đến 25% người da đen, không liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng; (5) bệnh lý huyết học— giảm Bạch cầu trung tính chu kỳ (q21d, thường nhiễm trùng tái đi tái tại), bệnh Bạch cầu, loạn sản tủy (tiền lơ-xê-mi), thiếu máu bất sản, thâm nhiễm tủy xương (chưa rõ nguyên nhân), Hội chứng Chédiak-Higashi; (6) cường lách— VD hội chứng Felty, lách to sung huyết, bệnh Gaucher; (7) bệnh tự miễn —vô căn, SLE, u lympho (có thể thấy kháng thể kháng Bạch cầu trung tính dương tính).

ĐIỀU TRỊ bệnh nhân giảm bạch cầu có sốt

Ngoài các ổ nhiễm trùng thông thường, cần xem xét các xoang cạnh mũi, khoang miệng (gồm cả răng và lợi), vùng hậu môn trực tràng; điều trị kinh nghiệm với các kháng sinh phổ rộng (VD ceftazidime) được chỉ định sau khi lấy máu và cấy vi khuẩn phù hợp. Sốt giảm bạch cầu kéo dài (>7 ngày) làm tăng nguy cơ nhiễm nấm lan tỏa; đòi hỏi bổ sung các thuốc chống nấm (VD amphotericin B). Có thể rút ngắn thời gian điều trị giảm bạch cầu do hóa chất xuống vài ngày khi sử dụng các cytokin GM-CSF hoặc G-CSF.

GIẢM LYMPHO

Số lượng lympho tuyệt đối <1000 /μL.

Nguyên nhân

(1) Stress cấp —VD nhồi máu cơ tim, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết; (2) liệu pháp corticoid; (3) u lympho (đặc biệt u Hodgkin); (4) hội chứng suy giảm miễn dịch —thất điều-giãn mạch và hội chứng Wiskott-Aldrich và DiGeorge; (5) liệu pháp ức chế miễn dịch. —VD globulin kháng lympho, cyclophosphamide; (6) xạ trị trường lớn (đặc biệt trong u lympho); (7) giãn mạch lympho ở ruột (tăng mất lympho); (8) bệnh mạn tính— VD suy tim sung huyết, ure huyết, SLE, u ác tính lan tỏa; (9) suy tủy xương/thay thế— VD thiếu máu bất sản, lao kê.

GIẢM BẠCH CẦU MONO

Số lượng Bạch cầu mono tuyệt đối <100 /μL.

Nguyên Nhân

(1) Stress cấp, (2) liệu pháp corticoid, (3) thiếu máu bất sản, (4) bệnh bạch cầu (một số loại, VD bệnh bạch cầu tế bào lông), (5) hóa trị và thuốc ức chế miễn dịch.

GIẢM BẠCH CẦU ÁI TOAN

Số lượng Bạch cầu ái toan tuyệt đối <50 /μL.

Nguyên Nhân

(1) Stress cấp, (2) liệu pháp corticoid.

 

Sổ tay nội khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận