Những cách sử dụng tủ lạnh đang gây hại bạn

Sức khỏe đời sống

Không nên dùng ổn áp cho tủ lạnh

Có một số người vì sợ hỏng tủ lạnh nên đã dùng ổn áp cho tủ lạnh. Trên thực tế như vậy hoàn toàn không cần thiết .

Trừ những trường hợp thật đặc biệt, nói chung động cơ điện trong tủ lạnh không cần ổn áp. Trong hạn định công suất của tủ, hoàn toàn có thể chịu được sự giao động của điện áp, nhất là động cơ điện trong tủ lạnh lại có thiết bị bảo đảm sự quá nhiệt. Nếu lại đặt thêm ổn áp cho tủ lạnh, không những bản thân ổn áp tiêu tốn điện mà lại có thêm một đường dây, gây thêm trở ngại. Đặt thêm ổn áp chỉ là yếu tố tâm lý, chứ không phải để giải quyết mọi vấn đề. Nếu ở một khu vực nào đó mà điện áp quá thấp hoặc quá cao, vượt quá những qui định của nhà nước gây nên những tổn thất, mà người ta gọi là “Sự cố cung cấp điện” mà các văn bản của nhà nước đã qui định thì phải do ngành cung cấp điện chịu trách nhiệm.

Không nên đặt tủ lạnh trong phòng ngủ

Sau khi tủ lạnh khởi động, các nguyên kiện điện tử phát ra sóng điện từ gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của con người, có thể ảnh hưởng đến năng lực miễn dịch của cơ thể. Đồng thời bức xạ điện từ còn có thể trực tiếp làm tổn thương đến các tế bào cơ thể. Ngoài ra trong khi động cơ tủ lạnh làm việc, tiếng ồn cũng có ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ. Do đó tủ lạnh nên đặt ở phòng khách, phòng bếp chứ không nên đặt trong phòng ngủ.

Có một số gia đình đặt tủ lạnh ở trong phòng ngủ, như vậy là không thoả đáng.

Bởi vì sau khi cắm điện vào tủ lạnh thì sẽ phát sinh ô nhiễm điện tử, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Sóng điện từ do nguồn điện phát ra có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh và cơ năng của hệ thống nội phân tiết và cũng có thể trực tiếp làm tổn thương đến DNA bên trong các tế bào của cơ thể, làm cho các gien này đột biến dẫn đến ung thư. Cho nên không nên đặt tủ lạnh ở trong phòng ngủ.

Không nên dùng tủ lạnh làm “ Tủ vạn năng”

Tủ lạnh có thể bảo quản lạnh những thực phẩm, song không phải là “ Tủ vạn năng”, thực phẩm gì cũng bảo quản được.

Bởi vì các mùi vị chua, ngọt, cay, mặn của các loại thực phẩm rất khác nhau, do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ mà các mùi vị này có sự thay đổi, có mùi thì tăng lên, có mùi thì giảm đi. Nếu như đường cát ở nhiệt độ 23 – 24oC có vị ngọt cao nhất, nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ này thì vị ngọt sẽ giảm đi. Còn đường nho, đường hoa quả thì nhiệt độ càng thấp lại càng ngọt. Những thực phẩm có vị cay, vị mặn thì nhiệt độ càng cao, mùi vị càng kém, nếu đặt vào tủ lạnh sẽ mặn hơn, cay hơn một chút. Vị chua không chịu ảnh hưởng nhiều lắm của nhiệt độ. Cho nên không phải tất cả mọi thực phẩm đều thích hợp với việc bảo quản lạnh.

Không nên để nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh

Những thực phẩm để trong tủ lạnh phải có một khoảng trống nhất định để cho không khí được lưu thông, đề phòng nhiệt độ trong tủ không đủ lạnh làm cho thực phẩm bị hư hỏng.

Nếu trong tủ lạnh để nhiều thực phẩm quá, đặc biệt là các loại thịt, rất dễ có hiện tường ngoài lạnh trong nóng làm cho vi khuẩn ở trong thực phẩm dễ sinh sôi nảy nở, làm cho thực phẩm bị ôi thiu, biến chất. Cho nên không nên đặt nhiều thực phẩm quá vào trong tủ lạnh. Những thực phẩm nóng quá thì phải để cho nguội hẳn rồi mới đặt vào trong tủ lạnh. Phải để riêng những thực phẩm chín và thực phẩm sống xa nhau.

Không nên để nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh
Không nên để nhiều thực phẩm vào trong tủ lạnh

Không nên để thuốc vào trong tủ lạnh

Có một số người hay để các loại thuốc uống dở hoặc những thuốc qúi chưa dùng đến vào trong tủ lạnh, họ cho rằng như vậy có thể bảo quản lâu dài thuốc mà không bị hỏng. Thực tế thì ngược lại.

Bởi vì để thuốc Bắc vào trong tủ lạnh dài ngày, các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong thuốc, hơn nữa thuốc dễ bị ẩm, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Không nên cất giữ thuốc ở trong tủ lạnh. Phương pháp tốt nhất là đem những loại thuốc Bắc quí như nhân sâm, nhung, thiên ma, đảng sâm v.v… dùng cát mịn sao vàng lên, sau đó bỏ các loại thuốc này vào trong những lọ thuỷ tinh sạch rồi vùi vào trong gạo rang để nguội, sau đó đậykín lọ, đặt nơi bóng mát thoáng gió thì có thể cất giữ được lâu dài mà không bị biến chất.

Không nên cắm chung ổ điện tủ lạnh với các đồ điện khác

Dây điện tủ lạnh mà cắm chung với các đồ điện khác rất dễ bị cháy mô tơ, cũng ảnh hưởng đến các đồ điện khác.

Bởi vì dùng chung một ổ cắm điện với các đồ điện khác thì dung lượng dây dẫn điện vào ổ cắm bị han chế, lại dùng thêm các đồ điện khác rất dễ dẫn đến điện áp bị giảm, nếu điện áp xuống thấp quá thì động cơ máy nén không thể khởi động được hoặc bị ngừng hoạt động, có thể làm cháy động cơ điện. Hơn nữa, khi khởi động tủ lạnh thì dòng điện rất lớn, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các dụng cụ điện khác. Nó có thể làm cho tivi bị nhấp nháy, hình ảnh không ổn định, làm cho máy cát sét có tiếng lẹt xẹt, làm cho bóng đèn lúc tỏ lúc mờ. Cho nên tủ lạnh không nên cắm chung ổ cắm với các đồ điện khác mà nên có một đường dây riêng.

Không nên kê tủ lạnh bằng những miếng da hoặc cao su

Để cho tủ lạnh được bình ổn và đề phòng bị ẩm ướt, nhiều người đã kê tủ lạnh bằng những miếng da hoặc cao su. Cách làm như vậy là rất không khoa học.

Bởi vì khi thiết kế tủ lạnh, để cho an toàn, người ta đã đặt một sợi dây chuyên dùng để tiếp đất (dây đất), nhưng có nhiều người lại sợ phiền phức hoặc những lý do này khác lại làm mất tác dụng của sợi dây này. Sở dĩ tủ lạnh có 4 chân bằng sắt, không những chỉ có tác dụng giữ cho tủ được cân bằng, mà còn làm chức năng tiếp đất nữa. Trong tủ lạnh của gia đình thường chứa những thực phẩm có hàm lượng nước tương đối nhiều. Vì nhiệt độ trong tủ lạnh thay đổi luôn, nước rất dễ bị bốc hơi, khiến cho độ ẩm trong tủ lạnh rất lớn, cho nên tủ lạnh rất hay bị hở điện và sinh ra dòng điện cảm ứng. Nếu các chân của tủ lạnh trực tiếp tiếp xúc với mặt đất thì dòng điện cảm ứng phát sinh này có thể truyền xuống sàn nhà rộng lớn, sẽ tăng thêm độ an toàn cho việc sử dụng tủ lạnh. Nếu lại kê những miếng da xuống dưới chân tủ lạnh thì những miếng da này như những vật cách điện, khi điện bị hở rất dễ làm cho người ta bị điện giật. Cho nên nếu tủ lạnh không cân thì có thể dùng những tấm kim loại mỏng để kê, không nên dùng những miếng da hoặc cao su để kê.

Không nên bật công tắc tủ lạnh ngay sau khi bị ngắt điện

Khi tủ lạnh bị ngừng lại bật công tắc ngay,như vậy rất dễ làm tổn hại đến động cơ, rút ngắn tuổi thọ sử dụng của tủ lạnh.

Bởi vì trong khi tủ lạnh đang chạy mà đột nhiên bị mất điện hoặc có người tắt máy thì động cơ và máy nén vẫn tiếp tục bảo đảm nhiệt độ như khi vận hành. Nếu lúc đó lập tức bật máy lại ngay, vì lực khởi động vượt quá độ nóng của dòng điện khi vận hành nên rất dễ xảy ra cháy động cơ. Cho nên sau khi động cơ tủ lạnh ngừng từ 3 đến 5 phút hãy nên khởi động lại.

Không nên để cá lâu ngày ở trong tủ lạnh

Để cá lâu ngày ở trong tủ lạnh có thể làm cho cá biến chất.

Bởi vì nhiệt độ trong ngăn đá của tủ lạnh gia đình thường là -15 đến -20oC, mà thực phẩm thuỷ sản, nhất là các loại cá, nếu nhiệt độ trong tủ lạnh không đạt được -30oC thì các tổ chức trong con cá sẽ thoát nước hoặc sẽ có những biến hoá khác. Nếu cứ ướp lạnh cá dài ngày, rất dễ làm cho cá bị hỏng, bị biến chất. Cho nên không nên để cá lâu ngày ở trong tủ lạnh.

Mùa đông không nên xoay núm điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh xuống quá thấp

Sau khi trời trở lạnh, nhiều gia đình đã vặn núm điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh xuống mức thấp nhất. Họ tưởng rằng làm như vậy là tiết kiệm điện. Kỳ thực lại không phải như vậy.

Bởi vì sau khi vặn núm xuống mức thấp, dây lò xo của núm điều chỉnh căng thẳng, nhiệt độ ngăn lạnh hơi cao lên, máy nén tự động vận chuyển, và thời gian vận chuyển rút ngắn, số lần khởi động tăng lên. Tổng số thời gian vận hành của máy nén mỗi ngày tuy có its hơn, nhưng dòng điện khởi động lại lớn (so với dòng điện bình thường tăng gấp 6 đến 8 lần), do đó mà lại tốn điện hơn. Cho nên không nên điều chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp. Thời tiết trở lạnh, nhưng nhiệt độ trong tủ lạnh vẫn nên để ở mức trung bình là hợp lý và kinh tế nhất.

Không nên tuỳ tiện xoay núm điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

Trong tủ lạnh có núm điều chỉnh nhiệt độ, nếu cứ tuỳ tiện xoay đi xoay lại núm điều chỉnh này sẽ có thể làm hỏng tủ lạnh.

Hiện nay núm điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh là một loại rơ le tắt mở nhiệt lực , ống cảm ôn đầy khí ở ngay cửa máy bốc hơi, lợi dụng sự thay đổi nhiệt độ bề ngoài của máy bốc hơi này, làm cho áp lực thể khí ở trong ống cảm ôn thay đổi, từ đó mà khống chế máy nén khởi động hoặc ngừng lại. Trong khi sử dụng, nếu cứ tuỳ tiện xoay đi xoay lại núm điều chỉnh này, hoặc từ điểm nóng chuyển thẳng sang điểm lạnh làm cho máy nén bị ngừng, mở nhiều lần hoặc khởi động quá sớm làm cho máy nén hút khí và thải khí chênh nhau khá nhiều, từ đó mà làm cho động cơ bị khởi động một cách gò ép. Tuy rơ le có chuyển được dòng điện, cho dù bị khởi động một cách cưỡng ép, song vẫn làm cho mô tơ bị tổn hại, rút ngắn tuổi thọ sử dụng của máy. Cho nên không nên tuỳ tiện xoay núm điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh.

Không nên dùng nước để rửa tủ lạnh

Khi bên trong tủ lạnh bị bẩn, tuyệt đối không được dùng nước để cọ rửa.

Bởi vì vật liệu đặt giữa mặt trong và mặt ngoài tủ lạnh là một lớp mút. Tủ lạnh hầu như hoàn toàn dựa vào nó để giữ độ lạnh. Song tính năng giữ độ lạnh có liên quan đến hàm lượng nước ở bên trong tủ lạnh. Hàm lượng nước càng nhiều thì tính năng giữ độ lạnh càng kém. Nếu dùng nước để cọ rửa, nước sẽ qua những khe hở ở bên trong tủ mà thấm vào lớp mút này, sẽ có ảnh hưởng đến việc giữ độ lạnh. Cho nên không nên dùng nước để cọ rửa tủ lạnh.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận