Bệnh viêm thị thần kinh – triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Bệnh mắt

1. ĐỊNH NGHĨA

Là hiện tượng viêm do nguyên nhân đặc hiệu (lao, giang mai, virus, nấm…) hay không đặc hiệu (thiếu máu, bệnh hệ thống…) của thị thần kinh.

2. NGUYÊN NHÂN

  • Nguyên phát (không thấy căn nguyên)
  • Nhiễm trùng các vùng lân cận (xoang, răng) hoặc toàn thân.
  • Nhiễm virus ở trẻ em ( sởi, quai bị, thủy đậu…)
  • Các nhiễm trùng virus khác ( viêm não, .)
  • Lao, giang mai, bệnh Sarcoid, bệnh xơ cứng mảng…

3. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng:

  • Lứa tuổi thường gặp: 18 – 45 tuổi.
  • Giảm thị lực một hoặc hai mắt ở các mức độ khác nhau, bệnh có thể từ từ hoặc tiến triển nhanh (vài ngày đến vài tuần).
  • Đau nhức hố mắt, có thể đau khi vận nhãn, hai mắt không đỏ, không chói cộm.
  • Tổn thương sắc giác: giảm sắc giác
  • Có thể có các triệu chứng hệ thống thần kinh , hô hấp, tim mạch…
  • Phản xạ đồng tử nghịch thường
  • Tổn thương đáy mắt có hai hình thái:

+ Viêm thị thần kinh phía trước còn gọi là viêm gai thị: Bờ gai thị mờ do cương tụ quanh gai thị, mạch máu gai thị giãn, có thể kèm xuất huyết quanh gai hình ngọn nến.

+    Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: Đáy mắt hầu như không có gì bất thường.

Cận lâm sàng:

  • Đo thị lực
  • Khuyết phản xạ đồng tử liên ứng trong trường hợp bị một mắt hoặc tổn thương hai mắt nhưng không cân xứng.
  • Thị trường: tổn hại thị trường đa dạng: Hẹp đều hoặc từng góc góc một một phần tư, ám điểm trung tâm hoặc cạnh trung tâm, điểm mù sinh lý
  • Rối loạn sắc giác.
  • Siêu âm: lồi gai thị, thị thần kinh to ra, bờ không đều
  • OCT vùng gai thị: lồi gai thị
  • X-Quang sọ não thẳng nghiêng; X-Quang xoang chụp Blondeux và Hirtz (có thể thấy hình ảnh viêm xoang).
  • Chụp T scanner sọ, chụp MRI (thị thần kinh to ra, bờ không đều).
  • Điện chẩm kích thích (PEV: giảm hoặc mất).
  • Xét nghiệm máu (công thức máu, máu lắng…)

Chẩn đoán xác định:

  • Giảm thị lực, giảm phản xạ đồng tử hướng tâm
  • Viêm phù gai thị
  • Ám điểm trung tâm

Chẩn đoán phân biệt:

  • Thiếu máu đầu thị thần kinh: hẹp động mạch cảnh, viêm động mạch tế bào khổng lồ (thường gặp ở người già, hình ảnh đáy mắt có thể gặp xuất huyết cạnh gai thị kèm phù gai nhẹ).
  • Phù gai thị do tăng áp lực nội sọ: u não, áp xe não…( kèm các dấu hiệu khác của tăng áp lực nội sọ, rối loạn tri giác)
  • Cơn tăng huyết áp kịch phát (tiền sử tăng huyết áp, đo huyết áp thấy tăng cao)
  • Ngộ độc thị thần kinh (do rượu, thuốc chống ..)
  • Khối u nội nhãn chèn ép thị thần kinh (dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, chụp CT scanner, MRI giúp chẩn đoán phân biệt).
  • Ngoài ra còn có các trường hợp viêm gai thị phối hợp như: viêm màng bồ đào gai thị, viêm màng bồ đào màng não.

4. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc:

  • Chống viêm
  • Giảm phù
  • Dinh dưỡng thị thần kinh.

Điều trị cụ thể

  • Mức độ 1: Thị lực giảm ít hoặc vừa

Chống viêm đặc hiệu:

  • Kháng sinh chống lao, giang mai nếu xác định được nguyên nhân.
  • Kháng sinh phổ rộng: cephalosporine thế hệ 3, quinolone…
  • Thuốc chống
  • Kháng sinh chống nấm.

Chống viêm:

  • Prednisolon 0,5mg/kg/ngày, khi bệnh đỡ hạ liều dần.
  • Hoặc Indomethaxin 0,025g x 4 viên/ngày, khi bệnh đỡ hạ liều dần.

Thuốc dãn mạch, tăng cường tuần hoàn:

  • Ginkgo biloba 40mg x 2 viên/ngày trong 2 đến 4 tuần.

Dinh dưỡng thần kinh:

  • Vitamin B1, B6, B12 (3B hay Neramin ) x 2 viên/ ngày trong 2 đến 4 tuần.
    • Mức độ 2: Thị lực giảm nhiều hoặc điều trị tuyến dưới không khỏi.

Chống nhiễm khuẩn bằng các kháng sinh phổ rộng:

+    Cephalosporine thế hệ 3, quinolone đường uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

  • Thuốc chống
  • Kháng sinh chống nấm.

Thuốc chống viêm:

  • Prednisolon 1mg/kg/ngày trong 7 đến 10 ngày, sau đó hạ liều dần.

Thuốc dãn mạch, tăng cường tuần hoàn:

  • Ginkgo biloba 40mg x 2 viên/ngày trong 2 đến 4 tuần.
  • Tinh chất protein não lợn chuẩn hóa: tiêm tĩnh mạch chậm Cerebrolysin 10ml x 1 ống/ngày trong 2 đến 4 tuần.

Dinh dưỡng thần kinh:

  • Vitamin B1, B6, B12 ( 3B hay Neucarmin ) x 2 viên/ ngày trong 2 đến 4 tuần.
  • Dùng thêm vitamin C viên 500mg ngày uống 1 viên trong 2 đến 4 tuần.
  • Vitamin B1 0,025g/ống/ngày + Vitamin B12 500mcg x 1 ống/ ngày, đường tiêm bắp.

Thuốc giảm phù có tác dụng chống viêm:

  • Alphachymotrypsin viên 4,2mg x 4-6 viên/ngày uống trong 7 đến 10 ngày.

Điều trị theo y học cổ truyền:

Y học dân tộc gọi là chứng thanh manh, do can huyết hư can phong nổi lên mà gây bệnh.

  • Triệu chứng (dựa theo y học hiện đại)
  • Phương pháp chữa: Bổ can huyết tức

Bài thuốc:

Sài hồ 12g Bạch thược 12g
Bạch tật lê 8g Hà thủ ô 16g
Thiên ma 8g Ngũ vị tử 6g
Câu đằng 16g Thục địa 16g
Đương quy 12g Sa tiền tử 16g

Châm cứu:

  • Châm bổ: Can du, Cách du,Tthái xung, Thận du, Tỳ Tình minh, Toản trúc, Thừa khấp, Cầu hậu, Phong trì.
  • Lưu kim 45 phút: châm một liệu trình 7 đến 10 ngày.

5.  TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Tiên lượng phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh

  • Thị lực phục hồi hoàn toàn
  • Thị lực phục hồi một phần
  • Thị lực không phục hồi, teo gai thị

Biến chứng: teo gai thị sau viêm.

6. PHÒNG BỆNH

Theo nguyên nhân bệnh.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận