Trang chủBệnh hô hấpViêm Phổi do Tụ Cầu khuẩn và Viêm phổi do Liên Cầu...

Viêm Phổi do Tụ Cầu khuẩn và Viêm phổi do Liên Cầu Khuẩn

Viêm Phổi do Tụ Cầu khuẩn

Căn nguyên

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Tần suất viêm phổi do nhiễm tụ cầu khuẩn tăng lên trong những thời kỳ có dịch cúm. Viêm phổi thường xẩy ra ở những đối tượng yếu sức, bị suy giảm miễn dịch, điều trị nội trú hoặc phải làm thông khí hỗ trợ dài hạn, đặc biệt hay gặp ở những đối tượng nghiện ma tuý tiêm trích theo đường tĩnh mạch, và trước đó đã bị nhiễm tụ cầu khuẩn-huyết. Thể viêm phổi do căn nguyên này thường nhanh chóng bị những biến chứng: tràn dịch màng phổi, viêm màng phổi mủ (tích mủ màng phổi), áp xe phổi, tràn khí màng phổi.

Triệu chứng: (xem: viêm phổi do phế cầu khuẩn ở phần trên)

X quang: X quang lồng ngực cho thấy nhiều mảng phổi bị đặc, nói chung không phải chỉ là đặc thuỳ hoặc phân thuỳ. Hình ảnh các hang rỗng, nhỏ, đôi khi có mức nước (chứa dịch ở bên trong) là dấu hiệu điển hình.

Xét nghiệm cận lâm sàng: đờm của bệnh nhân chứa rất nhiều cầu khuẩn Gram dương, đôi khi thấy cả ở bên trong tế bào. Cấy máu dương tính trong 30% số trường hợp. Kháng sinh đồ rất quan trọng đối với thái độ xử trí trong điều trị.

Tiên lượng

Dè dặt (tỷ lệ tử vong vào khoảng 30%). Tích mủ màng phổi tương đối hay gặp.

Điều trị

Trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ, nên sử dụng một thuốc penicillin bán tổng hợp kháng-penicillinase (như oxacillin 2 g, cứ 4 giờ tiêm một lần theo đường tĩnh mạch) hoặc vancomycin với liều 0,5 g, cứ 6 giờ một lần tiêm tĩnh mạch trong vòng ít nhất 2 tuần. Dẫn lưu tích mủ màng phổi nếu xẩy ra (xem: viêm màng phổi mủ). Hút khí ra nếu có tràn khí màng phổi.

Viêm phổi do Liên Cầu Khuẩn (viêm phổi do Streptococcus Pneumoniae)

Căn nguyên: nói chung do liên cầu khuẩn tan huyết bêta, thuộc mhóm A.

Triệu chứng: viêm phổi do liên cầu khuẩn có thể là biến chứng của bệnh cúm, bệnh sởi, bệnh tinh hồng nhiệt và viêm amiđan. Triệu chứng của bệnh cũng giống với bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn. Trong một nửa số trường hợp viêm phổi do liên cầu khuẩn có tràn dịch màng phổi kèm theo và tràn dịch thường cũng bị nhiễm khuẩn. Diễn biến của bệnh có thể rất nặng, và tích mủ màng phổi là một biến chứng tương đối hay gặp.

Điều trị: benzylpenicillin (penicillin G) 2-4 triệu đơn vị tiêm theo đường tĩnh mạch cứ 4 giờ một lần, và dẫn lưu tích mủ màng phổi nếu biến chứng này xẩy ra.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây