Trang chủBệnh hô hấpBệnh viêm phổi do Legionella (bệnh lính viễn chinh.)

Bệnh viêm phổi do Legionella (bệnh lính viễn chinh.)

Tên khác: bệnh do legionella, bệnh lính viễn chinh.

Căn nguyên

Legionella pneumophila là một trực khuẩn hiếu khí, Gram âm, có phổ biến ở môi trường nước. Trực khuẩn này từ năm 1976 đã được thừa nhận là một tác nhân gây bệnh và được đặt tên lấy từ Công ước của quân Lê dương Hoa Kỳ (lính viễn chinh), trong tổ chức này có một số người đã bị nhiễm vi khuẩn.

Người ta đã phân lập được khoảng 40 typ huyết thanh khác nhau của trực khuẩn legionella, trong đó có khoảng 20 typ gây bệnh cho người. Nhiễm khuẩn là do thở hít phải trực khuẩn lan tràn trong không khí, thông qua những máy điều hoà nhiệt độ, máy phun ẩm, máy phun sương mù, máy phun hơi nước, ống dẫn nước nóng, nhất là ở trong các khách sạn và bệnh viện. Chưa thấy vi khuẩn lan truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển là: hút thuốc lá, nghiện rượu, tình trạng suy giảm miễn dịch.

Dịch tễ học

Ở nước Pháp, Legionella pneumophila là tác nhân gây bệnh của 5% trường hợp viêm phổi cộng đồng, 10% trường hợp viêm phổi ở bệnh viện (viêm phổi nội trú), và 75% các bệnh do legionella (bệnh lính viễn chinh). Những đối tượng bị suy giảm miễn dịch khi nhiễm vi khuẩn này thường bị bệnh nặng.

Bệnh sốt Pontiac là bệnh nhiễm legionella giống với bệnh cúm, không có biến chứng viêm phổi, và diễn biến lành tính. Còn Legionella micdadei, thuộc chủng Tatlock là tác nhân gây bệnh viêm phổi Pittsburgh, thấy ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Những loài legionella khác nữa đã phân lập được ở Pháp bao gồm: L. jordanis (10% trường hợp) và L. bozemanii (5% trường hợp).

Thời kỳ ủ bệnh: 2 đến 10 ngày.

Triệu chứng

Bao gồm những dấu hiệu của bệnh phổi cấp tính, đặc biệt là đau cơ, sốt cao với rét run (trong 3/4 các trường hợp), hoặc sốt kiểu cao nguyên dao động xung quanh 40°c , với ho và khạc đờm tuy ít, đau ngực, khó thở, tím tái. Nghe phổi thấy ran nổ và ran ẩm. Có những triệu chứng tiêu hoá và đôi khi suy giảm tình trạng tâm thần.

Xét nghiệm cận lâm sàng: thường thấy tăng bạch cầu trong máu vừa phải. Những xét nghiệm chức năng gan thường bị rối loạn (tăng enzym transaminase).

  • Tìm mầm bệnh sớm: phải tìm ở trong đờm của những lần khạc đầu tiên, dù lúc đó đờm còn ít, và không có bạch cầu, tìm ở trong dịch hút từ phế quản, trong dịch rửa phế quản-phế nang, trong bệnh phẩm sinh thiết phổi hoặc bệnh phẩm sinh thiết chọc kim qua thành phế quản. Kỹ thuật miễn dịch-huỳnh quang trực tiếp cho kết quả dương tính trong 50% trường hợp, và cấy bệnh phẩm cho kết quả dương tính từ 50-80% trường hợp, nhưng phải chờ đợi từ 2 đến 5 ngày.
  • Những kỹ thuật khác: tìm kháng nguyên hoà tan trong nước tiểu bằng phương pháp ELISA hoặc phương pháp ngưng kết nhanh trên hạt latex. Kết quả thường dương tính trong giai đoạn nhiễm khuẩn mới bắt đầu, nhưng kháng nguyên-niệu (bài tiết kháng nguyên qua nước tiểu) đôi khi mạn tính và có liên quan tối lần nhiễm khuẩn đã cũ.
  • Chẩn đoán huyết thanh: hiệu giá kháng thể (từ 1/16 đến 1/128) tăng vào tuần thứ hai và phát hiện được bằng các phương pháp miễn dịch-huỳnh quang gián tiếp, vi-ngUng kết (ngưng kết vi thể) hoặc ELISA. Xét nghiệm này là đặc hiệu, nhưng không có ích cho điều trị.
  • Giảm natri-huyết: thường hay xẩy ra.

X quang: chụp X quang lồng ngực cho thấy đặc phổi ở một hoặc hai thuỳ, với tràn dịch màng phổi trong 25% số trường hợp.

Biến chứng

  • Biến chứng phổi:áp xe phổi, tích mủ màng phổi, bệnh phổi mô kẽ mạn tính.
  • Biến chứng tim:viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim.
  • Những biến chứng khác:áp xe gan, viêm bể thận-thận, tan cơ vân, rối loạn thần kinh (lú lẫn, quên về trước so với thời gian bị bệnh, mất tiếng, thất điều, viêm đa dây thần kinh).

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong từ 10-15% đối với những trường hợp lẻ tẻ, và là 30% ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch.

Điều trị

Cho một loại macrolid, ví dụ erythromycin 0,5-1 g, cứ 6 giờ uống một lần (nếu là thể nặng thì theo đường tĩnh mạch), sau đó cho uống 2 g mỗi ngày. Điều trị phải liên tục trong vòng 3 tuần (vì bệnh có thể tái phát).

Đối với những đối tượng bị suy giảm miễn dịch hoặc trong trường hợp biện pháp kể trên không hiệu quả thì phải phối hợp với rifampicin (20 tới 30 mg /kg/ ngày) hoặc với spiramycin. Những thuốc loại íluoroquinolon và Cotrimoxazol cũng có thể có hiệu quả.

Phòng bệnh

Giám sát vệ sinh hệ thống điều hoà không khí.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây