Trang chủBệnh truyền nhiễmChăm sóc hiv/aids tại cộng đồng

Chăm sóc hiv/aids tại cộng đồng

Chăm sóc tòan diện :Hiện nay chăm sóc toàn diện người nhiễm HIV bao gồm các lãnh vực : chăm sóc thể chất, chăm sóc tâm lý, chăm sóc tâm linh, chăm sóc xã hội và phòng bệnh.

  • Về thể chất

Khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân và bất kỳ lúc nào có bệnh. Mục đích theo dõi gồm có : phát hiện bệnh cơ hội và điều trị sớm. Xác định tình trạng miễn dịch của bệnh nhân (lý tưởng là đếm số lượng tế bào TCD4+), tình trạng virus (nếu có điều kiện) để khẳng định hiệu quả của thuốc kháng HIV nếu đang dùng. Khi bệnh nhân sắp rơi vào giai đọan AIDS, có thể xử dụng thuốc phòng một số bệnh cơ hội như Bactrim (phòng viêm phổi do P. carinii, Toxoplasma..), các thuốc kháng nấm phòng một số bệnh về nấm..Vấn đề tiêm vắc xanh phòng một số bệnh như nhiễm phế cầu, cúm, H. influenza.. cho bệnh nhân HIV ở nước ta chưa được bàn đến.

Nếu có chỉ định dùng thuốc ARV, cần tư vấn kỹ và thành lập hợp đồng chặt chẽ với bệnh nhân, người giám hộ và tổ chức mạng lưới cấp thuốc cho bệnh nhân. Tránh tình trạng uống thuốc ARV không đều đặn và không đúng giờ, không đủ liều, tự ý ngưng thuốc vì không ích lợi gì cho bệnh nhân mà còn có thể chọn lọc ra các chủng HIV kháng thuốc. Lưu ý đến các tác dụng phụ của các thuốc xử dụng cho bệnh nhân để có thể điều trị kịp thời

  • Chăm sóc tâm lý

Bệnh nhân phải được tư vấn, tránh khủng hoảng tâm lý vào lúc phát hiện nhiễm HIV. Tránh các phản ứng tiêu cực nguy hiểm cho bản thân (tự tử) hay xã hội (trả thù bằng cách cố ý gây lây nhiễm cho người khác).

Nếu có các biểu hiện trầm cảm nguy hiểm, có thể hội chẩn thêm với chuyên khoa tâm thần để hổ trợ, thậm chí điều trị bệnh nhân bằng thuốc.

Khi tạm ổn định về tâm lý giai đoạn đầu, cần giúp bệnh nhân vượt qua các kỳ thị và phân biệt đối xử co xã hội còn hiểu lầm mang lại, giúp họ vươt qua để có một cụôc sống tự tin và hữu ích hơn.

  • Chăm sóc tâm linh

Đứng trước bệnh không chữa được và dễ bị kỳ thị, ban đầu và nhất là lúc sắp tử vong, bệnh nhân thường lo lắng, suy nghĩ về những vấn đề triết học (dù tự giác hay không tự giác) như “ Chết là gì? Sau khi chết ta đi về đâu? Có thiên đường, địa ngục không? Có kiếp sau không? Tôi muốn sám hối, cầu nguyện thì làm thế nào ?”…

Chăm sóc tâm linh giúp người bệnh chấp nhận một cách an bình những đau đớn về tinh thần và thể xác họ đang chịu đựng khi y học không giúp được, giúp họ tha thứ hay bình tâm với người thân, người đã gây đau khổ cho họ…

Tùy theo tôn giáo của bệnh nhân (hay không theo tôn giáo nào), tạo điều kiện cho bệnh nhân gặp gỡ các chức sắc tôn giáo khi họ có yêu cầu, tôn trọng những niềm tin và cầu nguyện của họ ngay cả khi đang ở Bệnh viện, nhưng không để bệnh nhân sa vào mê tín dị đoan và vi phạm nội quy điều trị. Cũng không truyền giáo theo tôn giáo mình đang theo cho bệnh nhân.

  • Chăm sóc xã hội

Tạo điều kiện cho bệnh nhân ổn định cuộc sống. Giữ bí mật cá nhân cho bệnh nhân. Động viên bệnh nhân có ý thức giữ gìn cho bạn tình, các người khác không bị lây nhiễm. (Xin tham khảo thêm về kỹ thuật tư vấn). Giải thích cho thân nhân và những người liên quan đã biết bệnh nhân nhiễm HIV để đối xử hợp lý với bệnh nhân, không xa lánh, cách ly không cần thiết. Không phân biệt đối xử. Giúp bệnh nhân dành lại một số quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật mà người nhiễm có thể bị tước đoạt do kỳ thị (quyền thừa kế, di chúc…)

  • Phòng bệnh :

Người săn sóc và thân nhân có thể sinh hoạt với bệnh nhân bình thường, ngoại trừ quan hệ tình dục không bảo vệ. Đồng thời phải biết một số đường lây do vô tình (dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng), biết cách phòng hộ cho cá nhân khi phải săn sóc bệnh nhân ở giai đọan cuối (xử lý bệnh phẩm, áo quần, chăn màn có dính máu, dịch của bệnh nhân..). chú ý phòng lây lao phổi nếu bệnh nhân có nhiễm lao như mọi trường hợp nhiễm lao phổi không nhiễm HIV khác

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây