Sốt Hồi Quy địa phương và phòng chống

Bệnh truyền nhiễm

DỊCH TỄ

Sốt hồi quy do ve là những bệnh có tính tản phát và địa phương. Mỗi bệnh khu trú ở một nơi nhất định, nhưng đều có tính chất chung về tác nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng, nguồn truyền nhiễm và môi giới truyền nhiễm.

  1. Tác nhân gây bệnh là các loại xoắn khuẩn

Chúng ký sinh đầu tiên ở súc vật gậm nhấm, nhưng sau này phải thích ứng với các loại môi giới khác nhau, cho nên cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Thời kỳ ủ bệnh là 6-10 ngày. Đợt sốt đột ngột kéo dài vài ngày, kèm theo rối loạn tiêu hoá, đôi khi vàng da. Rồi đến đợt không sốt. Các đợt sốt cách nhau khá lâu.

  1. Nguồn truyền nhiễm:

là các loại gậm nhấm ở rừng, chúng là ổ chứa vi khuẩn rất lâu, dưới hình thái xoắn khuẩn hoặc hình thái ở trong não.

  1. Môi giới truyền bệnh giữa súc vật và từ súc vật sang người là loại ve Ornithodorus. Chúng cũng là nguồn truyền nhiễm vì chứa xoắn khuẩn rất lâu và truyền cho thế hệ sau. Ornithodorus hút máu và sống ở hang súc vật gậm nhấm, bụi rậm, đất cát và những túp lều ở lụp xụp.
  2. Các loại sốt hồi quy địa phương:

Căn cứ vào loại xoắn khuẩn gây bệnh, loại tiết túc môi giới và nơi gây bệnh khu trú, người ta phân biệt các loại sốt hồi quy sau đây:

  • Sốt hồi quy Phi Châu: thấy ở Côngô, Angôla, Uganda, Etiopia, Sômali, Madagasca. Tác nhân gây bệnh là Spirocheta Duttoni. Nguồn truyền nhiễm là người và súc vật gậm nhấm ở rừng. Môi giới truyền nhiễm là Ornithodorus moubata, chỉ có khả năng truyền bệnh 10 ngày sau khi hút máu. Xoắn khuẩn được tìm thấy không những ở khoang bụng mà cả ở trong phân. Ve sống ở nền lều và ở chiếu
  • Sốt hồi quy Tây Ban Nha và Phi Châu: Thấy ở Tây Ban Nha và cả ở Bắc Phi. Tác nhân gây bệnh là Sp.hispanica. Nguồn truyền nhiễm là súc vật gậm nhấm: dim, cáo ; đôi khi là người. Môi giới truyền nhiễm là o.erraticus.
  • Sốt hồi quy ở Ba Tư: thấy ở Ba Tư và các nước lân cận. Tác nhân gây bệnh là Sp.persica. Nguồn truyền nhiễm là súc vật gặm nhấm và gia súc. Môi giới truyền nhiễm là o.
  • Sốt hồi quy Mỹ Châu: thấy ở Panama, Tác nhân gây bệnh là Sp.Venezuelensis. Nguồn truyền nhiễm là một vài loại thú rừng. Môi giới truyền nhiễm là o .Venezuela.
Loại sốt hồi quy Tác nhân gây bệnh Môi giới truyền nhiễm
Sốt hổi quy Phi châu Sốt hổi quy Tây Ban Nha Sốt hồi quy Ba Tư Sốt hối quy Mỹ Châu Sp.duttoni Sp.hispanica Sp.persica Sp.Venezuela O.moubata

o.erraticus

O.tholozani

o.venezuelensis

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH

  1. Biện pháp chống bệnh:

Sốt hồi quy địa phương là bệnh bắt buộc phải khai báo. Phải cách ly người bệnh và tiêu diệt xoắn khuẩn ở người bệnh bằng penixilin.

  1. Biện pháp phòng bệnh:

Ở những nơi có bệnh tiềm tàng, việc phòng bệnh sốt hồi quy địa phương khó hơn sốt hồi quy lưu hành, vì nguồn truyền nhiễm là các súc vật gậm nhấm ở rừng.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận