Trang chủBệnh máuBệnh bạch cầu ác tính (Leukemia)

Bệnh bạch cầu ác tính (Leukemia)

Bệnh bạch cầu ác tính (Leukemia) là 1 bệnh về máu có sự tăng sinh quá độ của tế bào máu chưa phân hóa hoặc phân hóa kém dẫn tới tử vong một cách nhanh chóng nếu không điều trị hữu hiệu.

PHÂN LOẠI BỆNH HỌC

Phân loại FAB :

Bạch cầu cấp nguyên bào limpho (ALL) ký hiệu là L, gồm 3 loại :

L1 : tế bào ác tính nguyên bào limpho nhỏ đồng dạng.

L2 : tế bào ác tính : tế bào nguyên bào, limpho trưởng thành, to hơn, đa dạng.

L3 : tế bào giống tế bào Burkitt.

Dòng tế bào limphô nhuộm PAS (+)

Bạch cầu cấp không liên quan đến dòng nguyên bào limpho : ký hiệu là M (dòng tủy)

Mo : Bạch cầu chưa biệt hóa

M1 : Nguyên tủy bào chưa trưởng thành

M2 : Nguyên tủy bào đã trưởng thành

M3 : Tiền tủy bào

M4 : hổn hợp nguyên tủy bào + nguyên bạch cầu đơn nhân

M5 : Nguyên bạch cầu đơn nhân

M6 : Nguyên tủy bào và tiền nguyên hồng cầu

M7 : Nguyên tủy bào và nguyên mẫu tiểu cầu.

Tế bào dòng tủy nhuộm sudan Black (+)

NGUYÊN NHÂN

Cho đến nay vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác.

Yếu tố thuận lợi:

Nhiễm phóng xạ

Nhiễm hóa chất benzen, thuốc điều trị ung thư, thuốc diệt sâu rầy.

Rối loạn nhiễm sắc thể : Bệnh Down tỉ lệ bệnh bạch cầu cấp cao gấp 20 lần so với bình thường. Rối loạn nhiễm sắc thể (14, 18)

Nhiễm siêu vi nhất là RNA virus – HTLV1.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG :

Rất thay đổi : Bạch cầu cấp dòng limphô và Bạch cầu cấp dòng tủy có nhiều triệu chứng tương tự nhau.

Bệnh có thể khởi phát đột ngột với sốt cao, thiếu máu, xuất huyết hoặc có thể xảy ra từ từ với triệu chứng thiếu máu, sốt nhẹ, chảy máu chân răng , lở miệng.

Thiếu máu : xuất hiện từ từ và nặng dần lên.

Sốt là triệu chứng thường gặp nhất với biểu hiện ở tất cả kiểu sốt. Rất có thể có kèm 1 ổ nhiễm trùng răng miệng, lở loét miệng, nướu răng.

Xuất huyết : Thường là xuất huyết da – niêm, đôi khi có xuất huyết não, màng não, phổi.

Biến đổi hệ võng nội mô :

– Hạch to, hạch kích thước trung bình, đối xứng, di động, không dầy, phần lớn là hạch ngoại biên cổ, hay toàn thân.

– Gan có thể to.

– Lách to.

Đau nhức xương khớp.

Thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhân có thể nhức đầu, ói, lồi mắt, mù, yếu liệt chi, tổn thương thần kinh sọ.

Thâm nhiễm u bướu vào da, mắt, xương

CẬN LÂM SÀNG :

Chủ yếu là công thức máu và tủy đồ

– Công thức máu :

Thiếu máu đẵng sắc, đẵng bào do giảm sản xuất.

Giảm tiểu cầu

Bạch cầu có thể bình thường, có thể giảm và có thể tăng.  Có thể tìm thấy bạch cầu ác tính trong phết máu ngoại biên.

– Tủy đồ :

Thường quá sản tế bào

Và tế bào ác tính tăng trên 30%

– Acid uric máu tăng cao do hũy nhiều tế bào ác tính.

– Nhiễm sắc thể : 90% thấy có bất thường nhiễm sắc thể với nhiều loại khác nhau.

CHẨN ĐOÁN :

Chẩn đoán xác định :

– Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng

– Cận lâm sàng : Công thức máu

– Tủy đồ : Blast/tủy lớn hơn 30%.

Chẩn đoán phân biệt :

– Phản ứng giả bạch cầu : tăng bạch cầu già và trưởng thành do tình trạng nhiễm trùng tủy bị kích động mạnh.

– Quá trình phục hồi sau suy tủy thì thấy có tăng sinh bạch cầu đầu dòng.

BIẾN CHỨNG

– Nếu không điều trị bệnh nhân sẽ chết trong 1-3 tháng vì các biến chứng.

– Xuất huyết nặng : ở não, ở đường tiêu hóa.

– Ứ trệ bạch cầu ở não, phổi.

– Nhiễm trùng, choáng nhiễm trùng

– Suy kiệt

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG

– Tuổi càng cao tiên lượng càng xấu

– Số lượng bạch cầu : càng tăng càng xấu

– Dòng tủy tiên lượng xấu hơn dòng limpho

– Rối loạn nhiễm sắc thể các rối loạn kiểu t (9 ; 22) (-5 , -7) có thể tiên lượng xấu.

– Số cơ quan bị tổn thương càng nhiều thì tiên lượng càng nặng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

5 BÌNH LUẬN

    • Chào bạn
      Điều trị bệnh ung thư bạch cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ quyết định lựa chọn điều trị bệnh ung thư bạch cầu dựa trên độ tuổi và sức khỏe tổng thể, các loại ung thư bạch cầu có, và liệu nó đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

      Phương pháp điều trị thường được sử dụng để chống lại bệnh ung thư bạch cầu bao gồm:

      Hóa trị. Hóa trị là hình thức chủ yếu của điều trị cho bệnh ung thư bạch cầu. Điều trị bằng thuốc này sử dụng hóa chất để diệt các tế bào ung thư bạch cầu. Tùy thuộc vào loại ung thư bạch cầu có, có thể nhận được một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp các loại thuốc. Các thuốc này có thể dạng thuốc viên, hoặc có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

      Sinh học điều trị. Liệu pháp sinh học bằng cách giúp hệ miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu.

      Điều trị mục tiêu. Sử dụng các loại thuốc điều trị tấn công lỗ hổng cụ thể trong các tế bào ung thư. Ví dụ, thuốc imatinib (Gleevec) ngừng các hành động của protein trong tế bào bạch cầu của người bị bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ mạn tính. Điều này có thể giúp kiểm soát bệnh.

      Bức xạ trị liệu. Xạ trị sử dụng X quang hoặc các tia năng lượng cao để gây thiệt hại và ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư bạch cầu. Có thể nhận được bức xạ ở khu vực cụ thể của cơ thể, nơi có các tế bào ung thư bạch cầu, hoặc có thể được bức xạ trên toàn bộ cơ thể.

      Cấy ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép tế bào gốc là một thủ tục thay thế cho tủy xương bệnh với tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, dùng liều cao của hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt tủy xương bệnh. Sau đó, truyền tế bào gốc có thể trợ giúp để xây dựng lại tủy xương. Có thể nhận được tế bào gốc từ các nhà tài trợ, hoặc trong một số trường hợp, có thể sử dụng tế bào gốc của bản thân. Việc cấy ghép tế bào gốc rất giống với ghép tủy xương.

    • bệnh này là một trong những bệnh rất nan giải bạn có thể tham khảo cách điều trị tại website những tốt nhất vẫn là dựa vào viện điều trị và theo dõi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây