Trang chủChăm sóc béLàm thế nào khi trẻ bị viêm họng cấp tính?

Làm thế nào khi trẻ bị viêm họng cấp tính?

Đáp: Viêm họng cấp tính là bộ phận họng bị nhiễm cấp tính virut hoặc vi khuẩn mà dẫn đến. Tác nhân gây bệnh phần lớn là virut gây nên đường hô hấp trên bị nhiễm, nhất là virut dịch cúm thấy nhiều, bị nhiễm vi khuẩn có thể là do trực khuẩn dịch cúm, cầu khuẩn viêm phổi, liên cầu khuẩn và cầu khuẩn chùm nho gây nên, bệnh này phần nhiều thấy về mùa lạnh, và bị nhiều là trẻ từ 3 tháng tuổi cho đến 3 tuổi, một số trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lặp lại nhiều lần.

Viêm họng cấp tính phần lớn nối tiếp khi bị nhiễm đường hô hấp trên. Triệu chứng bắt đầu thường nhẹ, như sốt, trẻ khi bú hay bị sặc, tùy theo mức độ tắc nghẽn ở cổ họng mà triệu chứng tắc nghẽn đường khí cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau, như thở khò khè, thở hổn hển, ho khúc khoắc, khi bị nặng thì khó thở, đặc trưng có 3 chỗ lõm xuống, mặt mày hồng pha màu đen, bực bội không yên, biểu hiện trạng thái hoảng sợ, khi thiếu oxi nghiêm trọng xuất hiện hôn mê.

Viêm họng co giật là bị nhiễm virut dẫn đến tắc nghẹt cổ họng. Bệnh này trước khi xảy ra đã bị nhiễm nhẹ đường hô hấp trên và tiếng thở bắt đầu khàn khàn, tiếp đó phát bệnh đột ngột vào giữa đêm, trẻ vì ho mà tỉnh giấc, xuất hiện tiếng ho như tiếng kéo gỗ ở cổ họng, thở khó khăn, và đặc trưng 3 chỗ lõm xuống, mạch đập nhanh, da rất lạnh. Trẻ thường vì kích động nôn nóng mà làm hô hấp khó khăn càng tăng lên đồng thời xuất hiện tắc thở, da đen tím lại. Qua vài giờ hoặc sau khi điều trị, co giật ở cổ họng dịu xuống, bệnh tình sẽ nhanh chóng chuyển biến tốt. Đặc điểm của bệnh này là: không sốt, chứng viêm biểu hiện không rõ rệt, thường là tái phát vào ban đêm, ban ngày lại bình thường, cuối cùng là không khỏi.

Trẻ bị viêm họng cấp tính thì phải làm thế nào? Hãy cho trẻ nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh kích thích, để tránh gây cho hô hấp khó khăn thêm. Cho ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, uống nhiều nước đã đun sôi, giữ cho nhiệt độ trong phòng ấm .áp, đồng thời chú ý không khí lưu thông, tăng độ ẩm trong không khí, có thể tưới nước lên nền nhà, hoặc là cho trẻ hít thở hơi nước bốc lên, có thể đun ấm nước cho sôi trong buồng ở, cho hơi nước bốc lên làm ẩm không khí trong phòng, khi cần thiết thì cho trẻ thở oxi. cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi viện, mời bác sĩ khám chẩn đoán, điều trị, đồng thời phải uống thuốc đúng giờ theo lời dặn của thầy thuốc.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây