Trang chủChăm sóc béDinh dưỡng hợp lí cho thời kì nhi đồng

Dinh dưỡng hợp lí cho thời kì nhi đồng

Trẻ con tuổi nhi đồng đã có năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ và năng lực tư duy nhất định. Cha mẹ cần giúp con hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể con người, đồng thời động viên khích lệ làm cho trẻ ham muốn ăn uống, và phải thường xuyên nâng cao dinh dưỡng của thực phẩm.

Trước hết là phải giữ gìn nhu cầu muốn ăn bình thường của trẻ. Trẻ con hoạt động liên tục, cần có năng lượng, các tổ chức không ngừng tiến hành trao đổi chất, thân thể lại còn phải phát triển nên trẻ rất cần dinh dưỡng (thông qua thực phẩm ăn vào). Nhưng nếu trước bữa ăn thường ăn vặt linh tinh sẽ ảnh hưởng bữa ăn chính, ngang bụng không muốn ăn. Một lúc sau cảm thấy đói, lại ăn vặt, nếu cứ như vậy trong thời gian sẽ phá vỡ sự ham muốn ăn uống bình thường. Trẻ ở thời kì này không nên cho ăn vặt, đặc biệt là sôcôla, các loại kẹo. không nên ăn nhiều thức ăn nhiệt lượng cao, trước bữa ăn 2 giờ nhất thiết không cho ăn. Nhất định bắt trẻ phải ăn cơm theo giờ, cha mẹ không được tùy ý thay đổi thời gian ăn cơm. Đón trẻ từ nhà trẻ về nhà cũng phải cho ăn cơm theo quy định của nhà trẻ.

Thứ hai, phải xúc tiến làm cho trẻ tự giác muốn ăn. Lao động hoặc vận động sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm cho người ta ăn ngon, ăn được nhiều. Một đứa trẻ hoạt bát, hiếu động sẽ ăn nhiều gấp đôi đứa trẻ cùng tuổi không hoạt động. Lượng thức ăn của đứa trẻ hoạt động trung bình cũng nhiều hơn của đứa trẻ không hoạt động khoảng 1/3. Tăng lượng hoạt động thích đáng như chạy, nhảy, ngồi xe 3 bánh, đi chơi, v.v… không chỉ xúc tiến cho trẻ ham ăn, mà còn làm cho trẻ cứng cáp. khỏe mạnh. Thế nhưng lượng vận động không thể quá lớn, trong nửa giờ trước và sau bữa ăn. không nên vận động mạnh.

Thứ ba, giúp cho trẻ thích ăn bằng những khúc nhạc nhẹ nhàng vui tươi, sẽ làm cho trẻ thoải mái tinh thần, điều tiết được chức năng thần kinh thực vật, xúc tiến tiêu hóa. từ đó mà ăn ngon, ăn nhiều.

Thứ tư, tìm cách khêu gợi cho trẻ muốn ăn. Cơm và thức ăn cho trẻ phải đạt được mấy điểm: “Biến, hình, nhỏ. mầu. thơm” sẽ khêu gợi trẻ thích ăn. Biến: nghĩa là thường xuyên thay đổi chủng loại, ví dụ ăn bột mì thì có thể làm màn thầu, bánh cuộn tròn, bánh bao. Hình: có nghĩa là món chính có thể nặn thành hình giống con như thỏ, nhím, gà, v.v… vì trẻ con thích hình ảnh động vật nhỏ. Nhỏ: thức ăn gì cũng nên làm nhỏ, không nên làm cho trẻ thấy to đã có cảm giác sợ ăn không hết. Màu: có nghĩa là màu sắc phải tươi sáng, ví dụ: cà rôt đỏ, rau chân vịt xanh, trứng gà. cà chua… cùng xào lên. Thơm: có nghĩa là vì khứu giác của trẻ rất nhạy, mùi thơm kích thích gây ra thèm ăn. Mùi vị thì không quan trọng, vì vị giác trẻ không nhạy cảm để đánh giá chất lượng thức ăn.

Nếu trẻ con không muốn ăn kéo dài thì phải đi bệnh viện kiểm tra thật sự xem có phải trẻ bị các bệnh mãn tính như kí sinh trùng đường ruột, viêm gan, phổi kết hạch hay không.

Trẻ em cần nhiều protein

Protein là thành phần chủ yếu cấu thành tế bào. Cơ bắp, nội tạng, huyết dịch, bộ xương và lông tóc của cơ thể con người, tất cả đều do protein tạo thành, cả đời người, từ khi sinh ra cho đến khi chết, trong cơ thể người ta phần lớn cơ quan nội tạng và tổ chức tế bào đều ở trong trạng thái sinh mới không ngừng và cũng phá vỡ không ngừng, cùng tức là sinh mới và sửa chữa phục hồi. Tuy nhiên protein cũng có thể phóng ra năng lượng, nhưng tác dụng sửa chữa phục hồi tổ chức quan trọng hơn nhiều, tác dụng này của protein thì không có thành phần nào có thể thay thế. Trong thời kì trẻ sơ sinh không chỉ cần nó để sửa chữa phục hồi một số tổ chức bị phá vỡ. mà còn cần cho sinh trưởng. Nói chung, mỗi ngày người lớn cần cho 1 kg thể trọng là lgr protein, còn trẻ sơ sinh cần khoảng l,7gr; ngoài ra. Enzyne xúc tiến các loại phản ứng trong cơ thể, các loại kích tố điều tiết các loại hoạt động sinh lí và các loại kháng thể tham gia phản ứng miễn dịch, cũng đều cần protein dùng làm nguyên liệu. Những vật chất đó vô cùng quan trọng đối với sinh trưởng và bảo đảm sức khỏe cho trẻ.

Trẻ sơ sinh nếu thiếu hụt protein kéo dài. có thể xuất hiện phù nước, thiếu máu, nhão cơ bắp. chậm sinh trưởng, và dễ sinh bệnh. nếu như cung cấp protein quá nhiều lại dẫn đến bí tiện, lười ăn uống ảnh hưởng đến thận. nếu diễn ra trong thời gian kéo đài còn có thể dẫn tới phát sốt, ta gọi là nhiệt albumin.

Bổ sung vừa phải Ca, Fe

Trẻ em đang trong quá trình phát triển cần bổ sung Ca và Fe. 99% Ca ở trong cơ thể tồn tại trong xương và răng. Ca ở trong máu và các tổ chức khác chỉ chiếm khoảng 1% nhưng nhưng lại có tác dụng xúc tiến đông máu, duy trì co bóp của tim, bảo đảm chức năng thần kinh, ức chế cơ bắp hưng phấn quá độ, hạ thấp tính trong suốt của huyết quản và điều tiết hoạt tính của các loại Enzyne. Nếu như Ca trong máu không đủ, cơ thể có thể thông qua tác dụng của tuyến cận giáp trạng làm cho chất Ca tồn trữ trong xương đi vào huyết dịch. Ca trong máu thiếu hụt lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng, trẻ em thóp đầu chậm đóng, răng phát triển không tốt, xương phát triển chậm, dị dạng, cặp đùi kiểu “O”, “X”, xương sườn thành xấu.

Ca có trong các loại sữa, các loại rau, đặc biệt có nhiều trong tôm khô. Ngoài việc bỏ tôm khô vào các loại rau xào, nấu. chế biến thức ăn ra. còn có thể băm vụn ra để làm nhân bánh, bánh chẻo. bánh bao. Bỏ tôm vào nồi rang khô giòn, nghiền thành bột, bỏ vào cháo cho trẻ chưa mọc răng ăn đều đem lại hiệu quả rất tốt.

Thế nhưng, việc hấp thụ của đường ruột đối với Ca, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:

Nồng độ Ca trong thức ăn

Hàm lượng Ca trong thức ăn nhiều, nồng độ Ca trong đường ruột sẽ cao, đường ruột hấp thụ lượng Ca cũng nhiều, lượng hấp thụ Ca của đường ruột tỉ lệ thuận với nồng độ Ca của đường ruột. Lượng hấp thụ Ca của đường ruột là đồng nhất với mức độ Ca của cơ thể, nên cơ thể thiếu Ca càng nhiều thì lượng hấp thụ Ca cũng càng nhiều.

Độ Acid, kiềm của đường ruột

Trong đường ruột thiên về acid có lợi cho việc hấp thụ Ca, trong đường ruột thiên về kiềm bất lợi cho việc hấp thụ Ca. Bởi vì muối Ca trong môi trường tính acid dễ hòa tan, trong môi trường kiềm khó hòa tan. Lactic acid, amino acid đều có thể xúc tiến hòa tan muối canxi có lợi cho việc hấp thụ Ca của đường ruột.

Một số thành phần nào đó trong thức ăn ảnh hưởng đến hấp thụ Ca

Trong thức ăn nếu có chứa các thứ muối phosphate, muối oxalate, phytic acid, có thể cùng với Ca hình thành một hợp chất không hòa tan. ảnh hưởng đến sự hấp thụ Ca của đường ruột. Chẳng hạn trong rau chân vịt có chứa Ca, cũng có muối Oxalate. chúng dễ dàng kết hợp thành hợp chất hóa học không hòa tan, cho nên Ca trong rau chân vịt không dễ hấp thụ.

Tỉ lệ Ca, phosphate (P) trong thức ăn ảnh hưởng đến hấp thụ Ca.

Tỉ lệ Ca, p trong thức ăn là 2:1, tỉ lệ Ca, p trong sữa bò là 1,2:1. Trong sữa bò có hàm lượng Ca ít, hàm lượng p nhiều dễ hình thành chất carixi phổtphát khó tan, ảnh hưởng đến hấp thụ Ca, p của đường ruột. Nếu trẻ con ăn sữa bò, cho thêm củ cải trắng có hàm lượng Ca nhiều, p ít để điều chỉnh tỉ lệ Ca, p thì sẽ nâng cao được hấp thụ Ca.

Vitamin D có thể xúc tiến hấp thụ Ca của đường ruột

Căn cứ chất đồng vị và quan sát chung, Ca trong thức ăn quá nhiều đều thải ra theo phân, không ảnh hưởng đối với sức khỏe con người. Nhưng ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí. Đồng thời có trở ngại cho việc hấp thụ các chất khác ở một mức độ nhất định, như kẽm. Cho nên bổ sung Ca cho trẻ cũng cần lượng vừa phải.

Một loại chất khoáng chất dễ thiếu hụt nhất trong thời kì thơ ấu đó là sắt (Fe). Chức năng chủ yếu của sắt là chế tạo Hemoglobin và Myoglobin cũng là thành phần quan trọng của Enzyne. Thiếu Fe kéo dài dễ xảy ra chứng thiếu máu. Ở trẻ em từ 3 – 4 tháng tuổi, sắt dự trữ được trong thời gian thai nằm trong bụng mẹ cũng dùng hết. Nếu như trong thức ăn thiếu Fe sẽ xảy ra thiếu máu. Do đó cần phải bổ sung ngay cho trẻ ăn những thức ăn có hàm lượng Fe phong phú như lòng đỏ trứng, gan nghiền, rau nghiền, v.v…

Nguyên tố vi lượng dễ thiếu hụt

Nguyên tố vi lượng là thứ không thể thiếu đối với cơ thể con người, nhất là trẻ em đang ở thời kì sinh trưởng dậy thì lại càng quan trọng. Vậy nguyên tố vi lượng là gì?

Cơ thể con người được cấu tạo thành bởi 40 loại nguyên tố. Căn cứ hàm lượng các nguyên tố trong cơ thể khác nhau, có thể chia các nguyên tố trong cơ thể ra làm hai loại: một là loại nguyên tố với lượng bình thường chiếm đến 99,9% trọng lượng cơ thể, bao gồm io loại đó là c, H, 0, p, s, Ca, K, Mg, Na, CL chúng cấu thành tổ chức cơ thể và có tác dụng là chất điện giải trong cơ thể; hai là nguyên tố vi lượng chiếm khoảng 0,05% thể trọng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Cr, Co, Mn. Ni, Sn, Si, Se, Mo. I, F, V gồm 14 loại, số nguyên tố vi lượng này có hàm lượng rất nhỏ, nhưng có tác dụng rất quan trọng đến sinh lí. Nếu như cung cấp không đủ một loại nguyên tố vi lượng nào đó, sẽ phát sinh chứng thiếu hụt nguyên tố đó; còn nếu nguyên tố vi lượng nào đó vào cơ thể nhiều quá lại xảy ra trúng độc.

Kẽm (Zn) là thành phần của Enzyne chứa kim loại kẽm, tham gia vào việc trao đổi Nucleic acid và Protein. Nếu trẻ em thiếu Zn, sẽ phát triển không phát dục, lưỡi mất cảm giác, hóa nghiệm hàm lượng kẽm trong tóc giảm thấp. Hàm lượng Zn có trong các thức ăn như lúa mì, các loại đậu, củ cải, cải trắng, cà tương đối nhiều, vì thế nên cho trẻ ăn loại thức ăn đó.

Đồng (Cu) là thành phần của các Enzyne có chứa đồng kim loại. Chất albumin đồng trong cơ thể, albumin đồng trong gan, albumin đồng trong não, đều rất cần thiết. Xúc tiến tổng hợp hemoglobin cũng cần đồng tham gia. nếu trong cơ thể thiếu đồng có thể xảy ra thiếu máu, giảm bạch huyết cầu trung tính, sinh trưởng chậm, tâm lí dễ bị kích động. Vừng, đậu, khoai sọ, là những thức ăn có hàm lượng đồng tương đối nhiều, gan động vật, động vật loại vỏ sò vỏ hến và các loại thịt cũng có hàm lượng đồng tương đối nhiều, nên cho trẻ ăn những thức ăn đó.

Sắt (Fe) có trong thức ăn động vật, như gan, huyết động vật, thịt và cá có chứa sắt (là sắt huyết sắc cũng gọi là Fenrous), có thể được đường ruột hấp thụ trực tiếp. Các loại ngũ cốc, hoa quả, rau, đậu và sữa bò, trứng gà đều có hàm lượng sắt. thì người ta gọi sắt đó là sắt phi huyết sắc tố, còn gọi là Ferratte, tồn tại ở hình thức chất phức hợp. Bộ phận hữu cơ của phức chất là protein, aminoacid hoặc acid hữu cơ. Loại sắt này trước hết dưới tác dụng của vị toan và acid hữu cơ tách ra, thành ion Ferrous, mới được đường ruột hấp thụ. Do đó sắt ở trong thực phẩm động vật dễ hấp thụ hơn so với sắt trong thực phẩm thực vật. Để đề phòng thiếu hụt sắt, nên chọn thực phẩm động vật trước.

Kẽm (Zn): Thịt bò, thịt lợn, thịt dê, cá, mẫu lệ trong hệ thực phẩm động vật có hàm lượng kẽm tương đối cao. Rau xanh, bột mì trong hệ thực phẩm thực vật hàm lượng kẽm thấp, lại khó hấp thụ.

Đông (Cu): Thực phẩm có hàm lượng đồng nhiều nhất là gan, phần lớn thực phẩm hải sản (như tôm, cua) hàm lượng đồng tương đối nhiều. Các loại đậu. các loại quả, sữa, hàm lượng đồng tương đối ít.

lốt (I): vì nước biển có hàm lượng lốt rất phong phú, cho nên sản phẩm biến đều có chứa 1, đặc biệt là rong biển, rau câu chứa I rất nhiều.

Selenium (Se): Các loại ngũ cốc, các loại thịt, thực phẩm hải sản đều có hàm lượng Se cao. Trừ những vùng thiếu Se ra, nói chung bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thiếu nguyên tố vi lượng này.

Vì các loại thực phẩm chứa nguyên tố vi lượng khác nhau, để đề phòng thiếu hụt nguyên tố vi lượng, nên ăn thực phẩm hỗn hợp làm thành bởi nhiều loại thức ăn. Không nên thiên về loại nào, cũng không chọn, không kiêng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây