Bệnh chàm còn gọi là bệnh Eczema là một trong các bệnh ngoài da dị ứng, xuất hiện do phản ứng viêm biểu bì ở những trẻ có cơ địa đặc biệt, nhạy cảm với dị ứng nguyên ngoại cảnh hay bên trong cơ thể. Cơ địa có tính di truyền. Bệnh chàm có nhiều thể lâm sàng: Chàm thể tạng, chàm vi khuẩn, chàm da mỡ, chàm tiếp xúc.
* Biểu hiện lâm sàng:
Những mụn nước, to, nhỏ bằng đầu đinh ghim, bằng hạt gạo, tròn hay hình bầu dục, tập trung thành từng mảng, từng đám làm da đỏ tấy do viêm. Các mụn nước vỡ ra rất nhanh và chảy nước màu vàng. Nước vàng khô đóng thành vảy. vảy tiết ra dịch màu vàng, rồi tiếp tục bong vảy, sau đó để lại lớp da bình thường.
Bệnh chàm tái diễn làm nhiều đợt, không đều nhau và kèm theo triệu chứng ngứa. Ngứa nhiều hay ít tùy theo từng đợt, từng trẻ. Ngứa nhiều ở giai đoạn đầu của đợt phát bệnh và tăng lên sau đợt phát bệnh mới. Bệnh chàm tiến triển theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước xuất hiện khi chín trên nền da đỏ, phù nề. Mụn nước vỡ ra, chảy nước vàng.
- Giai đoạn mạn tính: Bệnh chàm cấp tính tiến triển dai dẳng vài tháng. Bệnh không khỏi, trở thành mạn tính. Trên nền da xuất hiện dát đỏ, nhiều vảy da, có rỉ nước vàng. Bệnh kéo dài dai dẳng hơn, ngứa nhiều hơn, da dày lên, nếp da xù xì, thành da kẻ ô cổ trâu. Triệu chứng lâm sàng:
+ Chàm thể tạng: Hầu hết gặp ở trẻ trong giai đoạn đang bú sữa mẹ, từ tháng thứ hai trở đi. Có nhiều trường hợp bị vào tháng đầu, khi trẻ mới sinh. Những mụn nước sắp xếp thành từng đám ở hai bên má, trán, miệng và cằm như hình bán nguyệt, giới hạn rõ rệt. Bệnh gây ngứa nhiều, ngứa dữ dội làm cho trẻ quấy khóc, không ngủ được. Bệnh chàm tiến triển nhiều đợt và lan rộng.
Chàm thể tạng người lớn: Một số trẻ em bị chàm thể tạng dai dẳng về sau lớn lên, lại phát ra. Một số chàm thể tạng người lớn xuất hiện muộn. Bệnh có tính di truyền. Bệnh xuất hiện ở mặt, sau lan ra cổ, ngực, lưng và toàn thân, lan đến các chi, các kẽ khe khớp, khe tay, chân. Phần lớn các tổn thương thành từng mảng da dày.
+ Chàm vi khuẩn: Xuất hiện chung quanh vết thương nhiễm khuẩn, vết bỏng, vết loét da do giãn tĩnh mạch, không được điều trị. Bờ những đám thương tổn rất rõ, hình tròn. Trên bề mặt các đám thương tổn có vảy tiết. Cạy vảy có lớp da đỏ ướt và có các mụn nước tiết dịch. Tổn thương thường không đối xứng.
+ Chàm da mủ: Chàm này phát ra ở những vùng tăng tiết chất bã, vùng ngực, sau lưng, rãnh mũi, má, lông mi và da đầu. Ban đầu là những dát nhỏ, màu đỏ ở nang lông. Trên có vảy tiết màu vàng. Các tổn thương liên kết thành từng đám, kích thước không đều, có ranh giới rõ. Cạy vảy, nước chảy ra, toàn bộ đám tổn thương ở những nơi trực tiếp, thường ở vùng da hở… Trên chỗ da này xuất hiện nhiều mụn nước, liên kết với nhau thành từng đám. Các mụn nước bằng hạt gạo, hình tròn hay bầu dục. Mụn nước vỡ, chảy nước màu vàng, đóng vảy tiết.
Đối với bệnh chàm, phải điều trị tại chỗ thương tổn và kết hợp điều trị toàn thân. Song tùy trường hợp cho kết quả khác nhau. Trước tiên, phải tìm được nguyên nhân gây bệnh và loại trừ những nguyên nhân khác. Bệnh sẽ giảm dần và khỏi.
* Điều trị:
– Điều trị tại chỗ: Đối với những trường hợp cấp tính và bán cấp tính, cần được sử dụng các loại thuốc kháng viêm, hút nước, giảm ngứa dưới dạng dung dịch như đắp gạc dung dịch nitrat bạc 0,25%, dung dịch tanin 1%, dung dịch kẽm sulfat 0,1%, dung dịch đồng sulfat 0,1%, dung dịch zarich. Khi bệnh đã dịu, dùng thuốc mỡ hay thuốc hồ: Mỡ ichtyol 2%, naptalen 10%, goudron 10%, hay thuốc mỡ corticoid…
Chiếu tia cực tím từng vùng trên bề mặt da bị thương tổn.
– Điều trị toàn thân: Dùng những thuốc giải mẫn cảm không đặc trị: Natri hyposulfit, canxi 10% tiêm tĩnh mạch mỗi ngày từ 5-10ml. Các loại thuốc an thần, giảm ngứa: Seduxen, siro phenergan 3% 10ml chia hai lần, ban ngày và tôi ở người lớn. Trẻ em giảm liều dùng 1% 6ml siro phenergan.
Những loại thuốc kháng histamin tổng hợp: Dimedron, prometazin, diosolin… Liều lượng từ 0,05-0, lg mỗi ngày chia hai lần.
Dùng các loại vitamin C, vitamin PP, vitamin B2, vitamin B6.
Chế độ ăn uống: Cho bệnh nhi ăn nhiều chất đạm, các loại quả như cam, chanh, xoài, nhãn, na…