Trang chủNgộ độcNgộ độc thức ăn có hóa chất

Ngộ độc thức ăn có hóa chất

Đặc điểm của ngộ độc thức ăn có hóa chất

Ngộ độc do thức ăn đã bị nhiễm phải hóa chất gọi là ngộ độc thức ăn có hóa chất.

Ba mươi, năm nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp, các chất hóa học ngày càng gần gũi với cuộc sống đời thường. Các ca ngộ độc hóa chất đặc biệt là hàng loạt vụ ngộ độc thuốc trừ sâu ngày càng nhiều.

Ngộ độc thức ăn có hóa chất khác với ngộ độc do uống nhầm phải chất độc hóa học. Ngộ độc thường là do uống trực tiếp vào, không phải thông qua thức ăn làm môi giới, thường là hành động của cá nhân một người. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào chính người bệnh hoặc lồi kê của người thân về loại thuốc đã sử dụng, các thức ăn có độc còn lại hay vỏ bao để làm bằng chứng. Không tìm được quy luật thức ăn môi giới tức là quy luật cùng bị mắc bệnh ở nhà ăn công cộng. Mà việc ngộ độc thức ăn có hóa chất là thông qua thức ăn môi giới, người bệnh thường không biết mình đã ăn phải chất độc gì, nhưng có thể có đặc điểm là nhiều người cùng nhiễm độc.

Ngộ độc thức ăn có hóa chất cũng khác với loại ngộ độc thức ăn khác, các ca nhiễm phải chất độc hóa học thường là ngẫu nhiên, nên tỷ trọng mắc bệnh riêng biệt ngày càng nhiều, do vậy việc chẩn đoán thường phải bắt đầu từ ấn tượng ban đầu kiểm tra lâm sàng quá trình dùng thức ăn có độc, cần phải có nhận thức về độc tính của chất độc hóa học dễ gây ra ngộ độc thức ăn. Khi kiểm tra lâm sàng cần đề cao cảnh giác, mới có thể chẩn đoán được chính xác.

Nguyên nhân của ngộ độc thức ăn có hóa chất

Có nhiều nguyên nhân xảy ra ngộ độc thức ăn do hóa chất, một vài ca thường gặp là:

Thứ nhất: thức ăn được cất giữ, đê lẫn và vận chuyên cùng với’ chất độc, dùng xe bẩn để vận chuyển thực phẩm, đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm thức ăn.

Thứ hai: Sử dụng bao bì có chứa chất độc. Theo quy định, các loại bao bì đựng thuốc trừ sâu phải có tiêu chí rõ ràng, dùng xong phải thu hồi lại. Nhưng các loại bao bì thường rất chắc chắn, mỹ quan đẹp, thậm chí có người nhặt lại các bao bì, túi đựng, hộp không rõ nguồn gốc mang về nhà để đựng muối, lương thực làm cho thức ăn bị ô nhiễm.

Thứ ba: sử dụng chất phụ gia (Additive) có hại. Sì dầu là loại thức ăn có chứa chất Additive nhiều nhất. Vấn đề sì dầu có quá nhiều thạch tín cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Năm 1953, đã đề ra một tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng arsenic (Thạch tín) cao nhất trong sì dầu. Đây là điều lệ đầu tiên về quản lý chất Additive, ngày này việc quản lý chất Additive đã từng bước được quy chế hóa, các điều khoản quy định rất cụ thể, nhưng vẫn khó tránh khỏi việc xảy ra ngộ độc.

Thứ tư: Trong quá trình chế biến thức ăn đã sử dụng đồ đựng hoặc các chất môi giới có hại, như hũ rượu bằng chì gây ngộ độc chì, hoặc lại dùng cát làm vật môi giới truyền nhiệt đề rang lạc, rang hạt hướng dương… có khi lại dùng nhầm chất hạt Furfuran làm cát để rang nên đã gây ngộ độc chất Furfuran.

Thứ năm: Ngộ độc lần thứ 2. Ví như khi sử dụng thuốc diệt chuột không cẩn thận, gia súc gia cầm bị chết, rồi tiếc rẻ không nỡ vứt bỏ đi lại đem về dùng, nên xảy ra ngộ độc lần 2. Có nhiều loại thực phẩm bị ngộ độc hóa chất, thường gặp nhất là thuốc trừ sâu lân hữu cơ, thuốc diệt chuột có chất Flo, Phosphde kẽm.

Thứ sáu: Bản thân thức ăn không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Mùa xuân năm 1983, trong đợt kiểm tra rượu của các địa phương nhập vào thành phố Bắc Kinh đã có hơn 10 vạn chai không đủ tiêu chuẩn, đa số trong đó là do hàm lượng Etylic quá cao. Vì lợi nhuận có những xưởng rượu đã pha cồn công nghiệp vào rượu. Công nghệ nấu rượu hoặc nguyên liệu không phù hợp với yêu cầu đều dẫn đến hàm lượng Etylic tăng cao.

Thứ bảy: Những sự cố ngoài ý muốn, các nơi đều có báo cáo về sự việc kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng, gây ra các ca ngộ độc trái với quy luật thường gặp. Ví dụ theo báo cáo của một đơn vị X để một bình thuốc trừ sâu 1605 đã lâu ở trên gác, bình thuốc mục nát, bị rò rỉ, nhỏ giọt xuống các bao tải đựng miến, gây ra ô nhiễm làm 8 người ngộ độc, có 6 người chết.

Đề phòng ngộ độc thức ăn có hóa chất

Việc đề phòng ngộ độc thức ăn có hóa chất cần làm tốt mấy điểm quan trọng sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, cần phổ biến cho quần chúng hiểu biết thưởng thức về vệ sinh, cách sử dụng thuốc sâu an toàn và cách đề phòng ngộ độc thức ăn, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác y tế nông thôn, nâng cao khả năng nghiệp vụ của họ, để họ là lực lượng cốt cán trong công tác đề phòng ngộ độc thức ăn.

Thứ hai: Tăng cường quản lý thuốc trừ sâu và toàn bộ các loại thuốc hóa chất, tất cả các khâu như cất trữ, vận chuyển, bảo quản, gia công thành phẩm, lương thực đều phải tách rời khỏi các chất độc hóa học.

Nghiêm cấm để toàn bộ các thành phẩm hay bán thành phẩm về lương thực, hạt giống, thực phẩm phụ, thức ăn gia súc gia cầm… chung với các sản phẩm hóa chất có độc. Khi vận chuyển thuốc trừ sâu cần có người chuyên phụ trách và phải có xe chuyên dụng. Không cho phép vận chuyển lương thực cùng với xe chở thuốc trừ sâu. Trên các bao bì, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu cần ghi rõ các tiêu chí cảnh báo. sau khi dùng xong phải thu hồi lại.

Thứ ba: Hạt giống dùng để trộn với thuốc đều phải ghi chép, trộn bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu, lượng trộn thừa cần xử lý ngay, không được để tồn lưu.

Thứ tư: Khi chế biến thực phẩm, toàn bộ các chất phụ gia bao gồm muối, dầu. tương, kiềm, v.v… đều phải nắm rõ nguồn gốc, không thể tùy tiện dùng các chất phụ gia và các đồ đựng, gói như chai, hộp, lọ, bao bì không đề rõ nguồn gốc. Các loại vật phẩm có độc thì không được để vào trong bếp hoặc càng không được để chúng vào gian chế biến thức ăn. Đồ ăn thành phẩm. bán thành phẩm không thể để lẫn với chất độc.

Thứ năm: Với các loại rau, cây dưa sinh trưởng nhanh thì không được dùng các loại thuốc mạnh hoặc thuốc có độc tính hấp thụ được. Sau khi phun thuốc sâu 21 ngày mới được đem ra bán ở chợ.

Thứ sáu: các dụng cụ đựng được chế từ thép, kẽm, đồng, thiếc đều hàm chứa chì, nên không thể dùng để đựng rượu hoặc các loại nước hoa quả có hàm lượng acid cao được.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây