Nấm Hương

Nấm hương được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương) vì nấm hương là loại thực vật giàu protein nhất (12 – 14g protein/100g nấm hương khô, nhiều hơn bất cứ loại rau nào và có thể so sánh với lượng protein trong thịt). Gọi là nấm hương vì loại nấm này có mùi hương rất hấp dẫn.

Tên khác:

Nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm..

Nguồn gốc:

Đây là thực thể của nấm hương thuộc loài thực vật họ nấm. Phân bố nhiều ở Tứ Xuyên, trung hạ du lưu vực sông Trường Giang và vùng đất phía nam sông Trường Giang. Hiện nay phần nhiều là nấm trồng cấy.

Phân biệt tính chất, hình dạng:

Dược liệu tính bình, vị ngọt, lợi về các kinh tì, vị, phế. Có công hiệu bổ khí ích vị, hoá huyết hoá đờm.

Bảo quản:

Đựng trong túi bịt kín, để nơi thoáng mát, khô ráo.

Nấm hương
Nấm hương

Chủ trị:

Tỳ vị khí hư dẫn tới việc ăn ít, ỉa lỏng, không có sức dẻo dai, dễ cảm cúm, khí huyết lưỡng hư dẫn tới việc thiểu khí kiệt lực, đầu váng mắt hoa, đêm ngủ không ngon giấc v.v… cùng với bệnh ung thư dạ dày, xơ cứng động mạch cơ tim, xơ gan v.v…

Theo những nghiên cứu hiện đại thì dược liệu có hàm chứa chất mỡ, chất đường, chất albumin, chất acyl, nhiều loại vitamin và các nguyên tố calci, phốt pho, sắt v.v… Điều chỉnh sự thiếu hormon trong cơ thể, tăng tính miễn dịch đối với bệnh cảm cúm, có tác dụng giải độc, thúc đẩy việc hấp thụ chất calci, phòng chống ung thư v.v…

Nấm hương và tác dụng chữa bệnh

Sách Đông y viết về nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hòa huyết, tiêu đờm. Nấm hương có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Vì vậy đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng…

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Các polysaccharide trong nấm hương có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B – những tế bào đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể.

Nấm hương được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng.

Kháng khuẩn và vi rút

Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh chất lentinan trong nấm hương có khả năng kháng khuẩn, kháng vi rút, kháng nấm bệnh và ký sinh trùng. Đặc biệt lentinan làm giảm mạnh sự suy sụp khi trị liệu hóa chất cho chuột gây lao phổi thực nghiệm, chống lại sự xâm nhiễm của vi rút viêm não vsv, vi rút Abelson, Shcistosoma man – soni và S.japonicum, chống bội nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân AIDS.

Chống ung thư

Người ta đã bào chế từ sợi nấm hương ra lentinan. Đây được coi như là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thư dạ dày cho hiệu quả cao.

Đặc biệt lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư cho kết quả là chất này hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Ngay cả trong những trường hợp ung thư đường dạ dày – ruột đến giai đoạn 3, kết quả vẫn rất khả quan.

Giảm Cholesterol

Các nhà khoa học đã chứng minh nấm hương có khả năng làm giảm mức cholesterol và các lipid trung tính trong máu. Chính vì vậy, nấm hương được sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch.

Nấm hương có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyêt thanh, vì vậy có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ- và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.

Giải độc và bảo vệ tế bào gan

Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương có khả năng làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone đối với tế bào gan, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm hương có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt.

Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa

Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào. Nấm hương có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Một số món ăn cũng là bài thuốc dân gian chữa bệnh từ nấm hương

  • Canh nấm hương: Nấu canh nấm hương với mộc nhĩ (mỗi thứ 10g) và thịt (50g). Món canh có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa lipid trong máu.
  • Rau cần xào nấm hương: 400g rau cần, 50g nấm hương, 50ml dầu mè, một ít bột năng, cùng gia vị.

Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2cm, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước.

  • Nấm hương xắt lát.

Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn đều.

Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2-3 phút, cho tiếp nấm hương vào.

Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa.

Món canh nấm hương rất tốt cho người mỡ máu cao, người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can.

  • Gà hầm nấm: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g.

Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nỡ hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ.

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng.

Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Món gà hầm nấm kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.

  • Nấm hương đậu: Nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu gừng và tỏi lượng vừa đủ.

Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch.

Đậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập dập và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Món này rất tốt cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương và chứng phù thũng.

  • Bầu dục xào nấm: Nấm hương 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ.

Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân.

Bầu dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng.

Xào nấm và bầu dục lợn riêng, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được.

Món bầu dục xào nấm bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hóa, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ãn uống không ngon miệng.

  • Hải sâm xào nấm: Nấm hương 15g, mộc nhĩ đen 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ.

Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ.

Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng.

Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được.

Món hải sâm xào nấm ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Chân giò hầm nấm: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ.

Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ, cho nấm vào đun chín rồi chế thêm gia vị, ăn nóng.

Món chân giò hầm nấm bồi bổ âm dương, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ nuôi con bú.

* Các phương thuốc thường dùng:

Táo cô chưng kê (Táo tầu nấm hương hấp gà)

Thịt gà tịnh 150g  – Táo tầu 20g

Nấm hương (ngâm cho nở) 20g – Gia vị vừa phải.

Thịt gà rửa sạch thái sợi, nấm hương rửa sạch thái sợi, táo tầu rửa sạch bỏ hạt bổ tư, bỏ cả 3 thứ vào bát, thêm ma-di, muối ăn, đường trắng, mì chính, hành thái sợi, gừng thái sợi, rượu gia vị, nước luộc gà và bột tẩm, trộn đều, hấp cách thuỷ khoảng 13 phút. Hấp chín lấy ra, dùng đũa gắp ra đĩa, dưới dầu vừng lên nửa là xong.

Dùng cho người khí huyết lưỡng hư dẫn tới thiếu sức chịu đựng dẻo dai, đầu váng mắt hoa, mất ngủ hay quên v.v… Người khoẻ mạnh ăn thường xuyên có thể phòng bệnh giữ gìn sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.

Khoái song cô (nấu chung với 2 loại nấm)

Nấm hộp 200g (hoặc nấm tươi 250g)

Nấm hương 50g  – Gia vị vừa phải.

Nấm hương ngâm nước sôi nửa giờ vớt ra, vắt sạch nước, bỏ cuống, rửa sạch, nước ngâm nấm hương để lại dùng sau. Đổ nấm hương vào chảo rán có dầu thực vật đun nóng, đảo qua độ 1 phút, đổ nấm hộp và nước, nước ngâm nấm hương, muối, đường trắng vào, đợi nước thang hơi sôi, pha bột dính, cho mì chính vào.

Dùng cho người già thân thể hư nhược, ôm lâu ngày nên khí hư, ăn uống không ngon miệng, đái nhiều lần hoặc đái không tự chủ được.

Cũng là món ăn quý vừa ăn vừa chữa bệnh cho người cao huyết áp, xơ cứng động mạch, hoặc bị bệnh đái đường.

Hương cô trư đề chúc (cháo nấm hương chân giò)

Chân giò trước 1 chiếc – Kê hạt 50g

Lạc nhân 50g – Nấm hương 15g

Trước tiên hầm chân giò cho thật nhừ, bỏ chân giò, lấy nước, cho kê, lạc, nấm hương vào nấu lên thành cháo; ăn lúc đói.

Dùng cho sản phụ đẻ xong thiếu sứa.

Hương cô phong mật tinh (thuốc viên nấm hương – mật ong)

Nấm hương vừa phải – Mật ong vừa phải

Kim châm cô vừa phải – Đường trắng vừa phải

Nấm hương và kim châm cô, sắc riêng từng thứ, lấy nước thuốc nồng độ vừa phải; đường trắng pha nước vào nấu lên xêu lên thành sợi thì nhấc ra khỏi lửa, lấy nước thuốc sắc từ nấm hương, kim châm cô và mật ong đổ vào, trộn đều, chờ nguội hơi cứng, làm thành viên. Uống bằng nước sôi nguội, liều uống vừa phải.

Có thể tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, giảm bớt lượng mỡ.

Dùng để phòng chữa bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh gù, bệnh cơ tim, suy nhược thần kinh V.V….

Hương cô chưng lý ngư (nấm hương hấp cá gáy)

Gừng tươi 100g  – Vỏ bí đao 50g

Chân giò muối 50g – Gia vị vừa phải

Cá chép một con (khoảng 750g)

Nấm hương đã ngâm nước 50g

Măng đông 100g (măng lấy mùa đông)

Cá chép rửa sạch, đặt vào đĩa; măng đông và chân giò muối thái miếng mỏng, nấm hương chẻ cả cây, gừng và vỏ bí đao thái sợi mỏng, bỏ cả vào trong bụng cá, cho lượng rượu gia vị vừa phải; để lại một ít chân giò muối, măng đông, nấm hương để xếp xung quanh con cá, cho muối mì chính, bỏ vào ngăn, cho vào nồi hấp chín đem ăn.

Dùng cho người chửa bị phù thũng v.v…

Hương cô chúc (cháo nấu hương)

Kê 50g  – Nấm hương 50g

Nấu cháo kê trước lấy nước thang, cho nấm hương vào nấu chung. Ngày ăn 3 lần. Có tác dụng khai vị, kích thích tiêu hoá.

Dùng cho người khí hư, ăn ít và các loại bệnh ung thư sau khi mổ.

Hương cô thiêu thái hoa (nấm hương xào thái hoa)

Nấm hương nhỏ 15g – Canh gà 200ml

Thái hoa 25g – Gia vị vừa phải

Thái hoa rửa sạch, vặn nhỏ, chao qua nước sôi cho đều;

Nấm hương nhỏ rửa sạch, đổ dầu lạc vào chảo đun nóng, cho hành, gừng, vào phi lên cho thơm, cho muối, canh gà, mì chính vào đun sôi, vớt hành và gừng ra, lần lượt cho thái hoa, nấm hương vào chảo, đun nhỏ lửa cho dậy mùi, dưới thêm bột, mỡ gà lên, đảo cho đều.

Dùng cho người cao huyết áp, xơ cứng động mạch và bị bệnh đái đường.

Hương cô thông bạch nhân nhũ thang (thang sữa mẹ nấm hương, hành tươi)

Hành tươi 1 nhánh  – Nấm hương 1 cái

Sữa mẹ 30 – 50ml

Hành tươi rửa sạch, thái nhỏ để dùng sau. Nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch, cho vào cốc sứ cùng sữa mẹ hấp cách thuỷ cho chín, sau đó cho hành vào, khi sôi thì lọc bã lấy nước, đổ vào chai sửa cho bé bú, ngày một thang, uống liền trong 2-3 ngày.

Dùng cho trẻ sơ sinh, do tỳ vị hư nhược, ngoại cảm phong hàn dẫn tới tắc mũi, xổ mũi, thở gấp v.v…

Dục lân bảo (viên dục lân bảo)

Kim châm cô vừa phải – Mộc nhĩ vừa phải

Nấm hương vừa phải – Đường vừa phải

Kim châm cô, mộc nhĩ, nấm hương ngâm riêng từng thứ trong nước sôi, lấy nước đậm đặc của thành phần hữu hiệu, nấu chung với đường, cô thanh tinh thể.

Dùng đề phòng bệnh thiếu máu, bệnh gù cho trẻ em.

Có tác dụng nâng cao trí lực cho trẻ, thúc đẩy quá trình phát dục của trẻ em.

Tiên cô sao ti qua (nấm tươi xào mướp)

Mướp hương 250g – Nấm hương tươi 100g

Gia vị vừa phải.

Mướp nạo vỏ, thái miếng, bóp muối ngâm 10 phút.

Nấm hương thái mỏng; mỡ đun nóng già, cho nấm hương vào phi lên, cho mướp vào đảo lên cho đều, sau đó cho thêm muối, đường trắng, đun sôi trong 5 phút, cho mì chính vào, dùng làm thức ăn ăn với cơm.

Dùng cho người bị cảm thụ phong nhiệt bệnh độc, sinh ra cảm cúm, sốt nóng, ho, rát cổ, khô miệng v.v…

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây