MỘC NHĨ TRẮNG
Tên khác: Nấm tai mèo, ngân nhĩ, Mộc nhĩ trắng, Bạch nhĩ tử, bạch mộc nhĩ, tuyết nhĩ.
Tên khoa học: Auricularia polytricha (Mont.) Sacc.
Họ Mộc nhĩ (Auriculariaceae)
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Mộc nhĩ trắng phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, nấm sống hoang và được gây trồng ở nhiều nơi miền núi. Thường thấy trên những thân gỗ mục ở chỗ ẩm có bóng râm. Sinh sản bằng bào tử phát tán nhờ gió.
PHÂN BIỆT TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM:
Ngân nhĩ có màu trắng toát, nửa trong suốt, chất nhẵn nhụi dẻo dai. Loại nào đoá to, sắc trắng, thể nhẹ, có ánh quang, chất dầy, ấy là loại thượng hảo hạng. Loại nào đoá nhỏ màu vàng, ấy là thứ phẩm. Ngoài ra còn 1 loại ngân nhĩ xông lưu huỳnh, màu tuy cũng trắng, nhưng để lâu dễ chuyển sang màu vàng rồi màu đỏ, loại này ngâm không nở, rất khó nấu nhừ. Vì vậy khi mua vị thuốc cần chú ý trong khâu tuyển lựa.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN
Toàn bộ cây nấm được gọi là thể quả, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
BẢO QUẢN:
Đậy kín để giữ lâu dài, chống ẩm, chống mọt, phòng độc.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Mộc nhĩ trắng chứa protein, lipid, glucid, các muối Ca, Fe, p, K, Na, các vitamin B1, B2, PP, p-caroten, polysaccharid.
Theo các nghiên cứu hiện đại, ngân nhĩ có chứa một hàm lượng rất lớn chất albumin, chất đường, chất béo, các chất muối vô cơ và sinh tố B. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm tăng trưởng các tế bào v.v…
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Mộc nhĩ trắng có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng ích khí, cầm máu, chữa băng huyết, rong huyết (mộc nhĩ cây dâu, sao khô, tán bột uống), nôn mửa (mộc nhĩ cây liễu sắc uống), thuốc tẩy sán (mộc nhĩ cây hòe đốt tồn tính, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước ấm vào lúc đói), chữa đau nhức răng (mộc nhĩ phối hợp với kinh giới, lượng bằng nhau, sắc lấy nước đặc dùng súc và ngậm rồi nhổ nước). Chủ trị các chứng ho ít đờm, hoặc ho khan không có đờm, khạc ra máu hoặc trong đờm có máu, miệng khô thiếu nước bọt, hư nhiệt phiền khát, ỉa táo, đầu váng mắt hoa, tai ủ, mặt đỏ và hay bốc hoả, lưng đau gối mỏi, tắc kinh, thần kinh suy nhược v.v…
Liều dùng hàng ngày: 8 – 16g.
NHỮNG CẤM KỴ KHI DÙNG THUỐC:
Ngân nhĩ ăn trong 1 lần không nên quá nhiều, tránh tình trạng không tiêu hoá hết.
Người bị cảm cúm, phong han, ho, cấm dùng.
Người ỉa lỏng khi dùng phải thận trọng.
BÀI THUỐC
- Chữa vết thương lở loét: Mộc nhĩ (20g), vỏ quả bí đỏ (20g). Hai thứ phơi khô, đốt thành than, rắc làm 2 – 3 lần trong ngày. Dùng liền nhiều ngày.
- Chữa băng huyết, rong kinh: Mộc nhĩ (100g), cả cây cứt lợn (50g), lá ngải cứu (30g). Mộc nhĩ hấp cách thủy cho chín, phơi khô, tán bột. Các dược liệu khác phơi khô, cũng tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật ong làm viên 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên với nước chè nóng.
- Chữa kiết lỵ: Mộc nhĩ (20g), lá dạ cẩm (10g), mã đề (10g), núm quả chuối tiêu (10g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ, rồi sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
CÁC BÀI THUỐC BỔ DƯỠNG THƯỜNG DÙNG:
Ngân nhĩ băng đường thang (thang ngân nhĩ đường phèn)
Ngân nhĩ 10g
Đường phèn 30g
Ngân nhĩ ngâm cho nở, cho vào nồi cùng với đường phèn, cho nước lã vừa phải, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa ninh khoảng 1 giờ, khi nào ngân nhĩ nhừ là được.
Dùng để chữa các bệnh ho khan, khạc ra máu, triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm do phế âm khuy hư sinh ra, và các bệnh đầu váng tai ù, má đỏ miệng khô, ỉa táo… do âm hư nội nhiệt sinh ra.
Ngân nhĩ liên tử canh (ngân nhĩ ninh hạt sen)
Ngân nhĩ 4 cái
Hạt sen 30 hạt
Đường phen 100g
Ngân nhĩ và hạt sen ngâm nước cho nở, rửa sạch, cho vào nồi với cá đường phèn, cho nước vừa phải, đun to lửa cho sôi, sau đó om nhỏ lửa cho ngân nhĩ gần tan hết, nước thang đặc sánh lại là dùng được.
Dùng để chữa các bệnh mất ngủ, mơ nhiều, đầu váng, tim thảng thốt, tmh thần và thể lực đều mệt mỏi, và các bệnh ho khan ít đờm, họng khô miệng khát, ăn kém, ít lực v.v…
Bạch mộc nhĩ chúc (cháo ngân nhĩ)
Ngân nhĩ 5g
Gạo lức 100g
Táo tầu 15g
Đường phèn vừa phải
Gạo lức, táo tầu vo rửa sạch sẽ, cho nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi, cho ngân nhĩ và đường phèn vào, đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa 1 giờ, cho ngân nhĩ chín nhừ là được. Ăn vào bữa tối hoặc bữa điểm tâm.
Dùng để chữa bệnh tỳ vị hư nhược sinh ra ăn uống không ngon, tinh thần và thể xác đều mệt mỏi, mạch nhỏ và phế âm khuy hư sinh ra ho khan ít đờm, triều nhiệt, gò má đỏ, khạc ra máu hoặc trong đờm có máu.
Người trung niên và người già ăn thường xuyên sẽ phòng ngừa được các bệnh do chất mỡ trong máu nhiều, xơ cứng động mạch và bệnh đau tim.
Mật đường đồn tuyết nhĩ (ngân nhĩ hầm mật ong)
Tuyết nhĩ 5 cái
Mật ong vừa phải.
Thượng thang vừa phải
Tương hoa quế 1 ít.
Tuyết nhĩ rửa sạch, ngâm nước nóng 1 đêm. Tuyết nhĩ ngấm hết, thượng thang và tương hoa quế đổ cả vào trong mật ong, lần lượt đổ vào đĩa đựng tuyết nhĩ, hầm 30 phút đến 1 giờ.
Dùng để chữa bệnh cơ da bị lão hoá, tàn hương v.v…
Chưng ngân nhĩ (ngân nhĩ hấp)
Ngân nhĩ vừa phải
Đường phèn vừa phải.
Ngân nhĩ ngâm cho nở, loại bỏ tạp chất, cuông, bùn đất, rửa sạch, bỏ vào bát to, cho đường phèn và nước vào, cho vào ngăn hấp cho tới khi thành keo, để nguội đến dưới 40°c thì uống.
Dùng để chữa bệnh suy nhược thần kinh, thể chất khuy tổn, trí lực giảm, phát dục chậm, lưng đau gối mỏi. Các niêm mạc bị chảy máu v.v…
Chử ngân nhĩ (ngân nhĩ nấu)
Ngân nhĩ vừa phải
Các loại gia vị vừa phải.
Ngân nhĩ rửa sạch, thái sợi nhỏ, nấu chín cho gia vị vào cho vừa mà ăn. Dùng để chữa bệnh khát nhiều, khản tiếng, ỉa táo, thoát nước, bí đái và các chứng phù nề khác.
Bào ngân nhĩ (ngân nhĩ ngâm)
Ngân nhĩ với lượng vừa phải, dùng nước sôi để nguội rửa sạch, bỏ trong lọ thuỷ tinh, lại rót nước sôi để nguội vào, đậy kín, ngâm trong 1 ngày sau đem uống.
Dùng để chữa bệnh biếng ăn, rối loạn tiêu hoá, bụng đầy, trẻ con bị kinh phong, cảm nắng, ruột tắc do phân vón cục.
Dùng để bôi ngoài có thể chữa các bệnh viêm da thần kinh, viêm da đạo điền, viêm da do tiếp xúc và các loại bệnh da liễu, ngứa, ghẻ lở v.v…
Ngân nhĩ ba thái tiễn (thuốc sắc ngân nhĩ, rau chân vịt)
Ngân nhĩ 6g
Rau chân vịt tươi 150 – 200g
Rau chân vịt rửa sạch, sắt khúc, ngân nhĩ ngâm nở, rửa sạch. nấu nhừ, sau đó cho rau chân vịt vào lại đun sôi nhiều lần, cho gia vị vào.
Dùng để chữa bệnh đái đường khát nhiều uống lắm, gầy gò.
Câu kỷ đầu đồn ngân nhĩ (câu kỷ đầu ninh ngân nhĩ)
Ngân nhĩ 20g
Đường phèn 100 – 150g
Câu kỷ đầu 25g
Trứng gà 2 quả
Ngân nhĩ ngâm nở vặt bỏ cuống, câu kỷ rửa sạch để ráo nước, đập trứng lấy lòng trắng, cho nước vào nồi đất, đun sôi đổ lòng trắng trứng và đường phèn vào trộn đều, lại đun sôi lên, cho câu kỷ đầu và ngân nhĩ vào đun 1 lúc.
Thuốc này có tác dụng làm khoẻ thêm các mao mạch, thúc đẩy việc tuần hoàn máu, giúp giải độc trong gan, tăng dịch tiêu hoá, dùng làm thuốc bổ cường thân.
Tuyết nhĩ liên thực thang (Thang tuyết nhĩ, hạt sen, khiếm thực)
Hạt sen 15 – 25g
Tuyết nhĩ 6 – 9g
Khiếm thực 12 – 15g
Trứng gà 1 quả.
Hoài sơn dược 15g
Đường kính vừa phải.
Cho hạt sen, kiếm thực, hoài sơn dược vào sắc, sau đó cho tuyết nhĩ vào. Khi nào hạt sen và khiếm thực chín, đánh trứng vào, cho đường vào cho vừa.
Dùng để chữa bệnh lưng đau gối mỏi do thận hư, đái nhiều, di tinh v.v…
Mĩ vị song nhĩ (món mĩ vị hai loại mộc nhĩ)
Mộc nhĩ đen ngâm nở 150g
Dầu vừng 15g
Mộc nhĩ trắng ngâm nở 150g
Gia vị vừa phải.
Hai loại mộc nhĩ vứt bỏ hết tạp chất, rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó vớt ra ngâm trong nước sôi để nguội 10 phút, vớt ra để ráo nước đổ ra đĩa. Dầu vừng, tiêu bột, mì chính (hoặc cho thêm chút đường trắng vào), cho thêm ít nước sôi, trộn đều, rưới lên trên đĩa. Làm thức ăn ăn cơm.
Dùng để chữa vị âm bất túc sinh ra miệng khô môi rộp, đói mà không buồn ăn, nôn khan và nấc, tâm huyết ứ nghẽn sinh ra tim thảng thốt không yên, lòng buồn bứt rứt, nước bọt không đủ sinh ra, ruột táo bí đại tiện v.v…
Ngân nhĩ diện mạc (Kem dưỡng da ngân nhĩ)
Ngân nhĩ 50g
Phục linh 50g
Hoàng kỳ 50g
Ngọc trúc 50g
Bạch chi 50g
Nghiền chung thành bột, rây kỹ. Mỗi buổi tối lấy 5g thuốc bột trên và 5g bột mì, trộn nước cho dẻo xoa lên mặt, sớm hôm sau ngủ dậy rửa sạch.
Dùng làm kem dưỡng da, làm bpng các nót đốm trên mặt.
Người nào bị viêm da, khi dùng kem này nên thận trọng.
Ngân nhĩ đại táo thang (thang ngân nhĩ táo tầu)
Ngân nhĩ 10 – 15g
Táo tầu 10 quả
Cho nước vào sắc đặc, cho đường vào, uống cách nhật
Có tác dụng khoẻ tỳ vị, dưỡng khí huyết, nhuận da, có nhan sắc đẹp.
Tam nhĩ canh (thang 3 loai mộc nhĩ)
Mộc nhĩ trắng 10g
Trác nhĩ 10g
Mộc nhĩ đen 10g
Đường phèn 30g
Cả 3 loại mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, bỏ tạp chất, đựng vào bát, bỏ vào ngăn nồi hấp, hấp 1 giờ cho chín nục. Uống ngày 1 thang chia đôi hoặc để cả uống 1 lần cũng được.
Dùng để chữa các chứng thận âm hư sinh ra xơ cứng các mạch máu, cao huyết áp, xuất huyết đáy mắt và chứng phế âm hư sinh ra ho, hen v.v…