Nấm đầu Khỉ – Cách dùng, tác dụng của Nấm đầu Khỉ

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Hericium erinaceus Nấm hầu thủ là loại nấm được phân loại thuộc lớp nấm Đảm Basidiomycetes, bộ Aphyllophorales, họ Hydnaceae.

Tên khác: Hầu đầu cô, hầu đầu nấm, hầu đầu khuẩn

Nguồn gốc:

Đây là thực thể nấm đầu khỉ khô thuộc loài nấm họ xỉ khuẩn. Sản xuất chủ yếu ở Đông Bắc, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Cam Túc v.v… Hiện nay phần lớn là nấm trồng.

Phân biệt tính chất, hình dạng:

Nấm đầu khỉ chất nạc, hình bán cầu bẹt hoặc hình cái đáu, rộng từ 5 – 20 cm. Khi còn tươi có màu trắng, để khô còn màu từ vàng nhạt đến màu nâu nhạt, phần gốc Kẹp hoặc hơi có cuống, có gai dài rủ xuống dầy đặc, hình mũi kim, dài từ 1 – 3 cm. Phần tử thực mọc chung quanh gai, bao tử không màu, sáng bóng, hmh cầu hoặc hình cận cầu, có dầu nhỏ giọt.

Loại nào gần chín, chưa nở bao tử, gai nấm ngắn, đầu khí tươi, non, trắng, là loại tốt nhất.

Nấm đầu Khỉ
Nấm đầu Khỉ

Tính vị và công hiệu:

Vị thuốc này tính bình, vị ngọt, lợi về các kinh tỳ, vị. Nấm đầu khỉ có công hiệu lợi ngũ tạng, trợ tiêu hoá. Có thể chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng và suy nhược thần kinh. Có công hiệu chữa trị nhất định đối với các bệnh về khối u ác tính thuộc hệ thống tiêu hoá như ung thư dạ dày, ung thư thực quản v.v…

Theo các công trình nghiên cứu hiện đại thì nấm đầu khỉ có hàm chứa chất albumin, chất mỡ, chất xơ, chất đường, acid amin, vitamin và nhiều loại muối vô cơ. Có tác dụng kích thích sự thèm ăn, tăng cường sự che chắn cho niêm mạc dạ dày, nâng cao sự chuyển hoá của tế bào hạch, nâng cao vai trò của bạch cầu và chống ung thư V.V….

Bảo quản:

Đựng trong túi bịt kín, để nơi khô ráo dâm mát.

Các phương thuốc thường dùng:

Hầu đầu hải đới dược thang (thang nấm đầu khỉ, rau câu)

Thục địa 15g  – Rau câu 20g

Đương qui 12g  – Nấm đầu khỉ 30g

Đào nhân 9g  – Gia vị vừa phải.

Hồng hoa 6g

Sắc thục địa, đương qui, đào nhân, hồng hoa, bỏ bã, cho rau câu và nấm đầu khỉ vào đun chín, cho mắm muối gia vị. Uống thang, ăn rau câu và nấm đầu khỉ. Ngày một thang ăn liên tục trong 20 – 30 ngày.

Dùng cho người bị ung thư thực quản.

Hầu đầu thang (thang nấm đâu khỉ)

Nấm đầu khỉ 60g. Ngâm nước nóng cho mềm, thái mỏng, cho nước vào sắc lên làm thang, pha thêm chút hoàng tửu vào mà uống.

Dùng cho người tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa v.v…

Kê khoái vát hầu đầu ma (đùi gà hầm nấm đầu khỉ)

Thịt đùi gà chín 100g

Nước Xuýt gà 1000ml

Nấm đáu khỉ ngâm nở 100g

Gia vị vừa phải.

Thịt gà thái sợi, nấm xé miếng, đựng vào báị, tô, đổ 500ml nước xuýt gà vào, bỏ vào ngăn lồng hấp, đun lửa to hấp trong 10 phút, chắt nước đi đặt nồi canh lên bếp lửa đun to, đổ 500ml nước xuýt gà vào cho hành, gừng, rượu, nước hoa tiêu, ma-di, đun sôi, đổ chỗ thịt gà và nấm đầu khi đó vào lại đun sôi, rồi đun nhỏ lửa om 10 phút nữa, cho thêm muối tinh, tinh bột vào cho đặc quánh, cho rau thơm vào cuối cùng rưới mỡ gà chín lên là xong. Dùng làm thức ăn, hoặc để ăn điểm tâm.

Dùng cho người tỳ vị hư nhược, khí huyết khuy hư dẫn tới ăn uống giảm sút, sôi bụng ỉa chảy, mệt mỏi gầy yếu, tai u, tai điếc, băng lậu đới hạ, sau khi đẻ ít sữa, sau khi ốm dậy cơ thể hư nhược v.v…

Hầu đầu bạch hoa xà thiệt thảo thang (thang nấm đầu khi cỏ lưỡi rắn hoa trắng)

Nấm đầu khỉ 60g

Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn hoa trắng) 60g

Đằng lê căn (rễ đằng lê) 60g

Sắc lên uống.

Dùng cho người bị khối u trong đường tiêu hoá. như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư gan v.v…

Hương phụ chử hầu đầu khuân (hương phụ tử hầm nấm đầu khỉ)

Hương phụ tử 9g  – Một ít muối.

Nấm đầu khỉ 30g

Hương phụ tử sắc lấy thang, bỏ bã, cho vào với nấm đầu khỉ, nấu chín, nêm muối cho vừa mà ăn. Ngày 1 thang, ăn thường xuyên.

Dùng cho người bị u gan, thấy can vị bất hòa, lồng ngực, ổ bụng đau đớn, miệng đắng tâm phiền, bị nấc v.v…

Hầu đầu kê trấp thang (canh gà nấm đấu khỉ)

Gà 1 con  – Nấm đầu khỉ 150g

Gà thịt bỏ lòng ruột rửa sạch chặt miếng, nấm đầu khỉ ngâm nở (thái miếng), hầm chung cho tới khi thịt gà chín nhừ. Hoặc bỏ các miếng nấm đầu khỉ vào nồi canh gà nấu chín. Ăn thịt và nấm, uống thang, làm thức ăn ăn cơm.

Dùng cho người khí huyết lưỡng hư, mất ngủ hay quên, váng đầu, tim đập hoảng hốt, thân thể mệt mỏi lực kiệt v.v…

Thủ hầu đầu thảo cô (nấm đầu khỉ, nấm rơm nấu canh)

Nấm rơm tươi 60g  – Nấm đầu khỉ tươi 60g

Rửa sạch, thái miếng, xào qua dầu mỡ, cho mắm muối, đổ nước vừa phải vào nấu chín. Ăn thường xuyên.

Dùng cho người bị bướu giáp trạng có tính chất đơn thuần, triệu chứng thấy trong lòng buồn bực, khí đoản, tưa lưỡi ngây v.v…

Vát sâm kỳ hầu đầu kê (đảng sâm, hoàng kỳ, nấm đầu khi hấp gà)

Nấm đầu khỉ 100g  – Đảng sâm 15g

Táo tầu 10g  – Hoàng Kỳ 30g

Gia vị vừa phải.

Gà mái tịnh (bỏ hết lòng ruột) 750g

Nấm đầu khỉ ngâm nước nóng cho nở sau đó rửa sạch, tẩy hết vị đắng, thái miếng dầy 2 mm để dùng sau. Gà mái tịnh bỏ đầu, chân, chặt miếng vuông bỏ vào trong phạn, cho thêm gừng miếng, hành, rượu gia vị, nước xuýt gà vừa phải; trên rải nấm đầu khỉ đã thái miếng, các vị hoàng kỳ, đảng sâm, táo tầu đã ngâm mềm, rửa sạch, lấy giấy bông ướt phủ lên nắp phạn bịt kín miệng phạn lại, bỏ vào ngăn lồng hấp, hấp nhừ, chọn bỏ gừng, hành ra, chắt nước thang ra, xếp gọn ra đĩa, đổ nước thang chắt vào nồi, đun sôi, cho rượu gia vị, mắm, muối, mì chính cho vừa, dùng bột ngô quấy hồ đổ lên trên gà.

Dùng cho người thể hư, ốm lâu sinh ra đau bụng khi hành kinh, trong hoặc sau khi hành kinh 1 – 2 ngày bụng dưới vẫn lâm râm đau, lượng kinh ít, màu nhạt, tinh thần mỏi mệt.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận