Trang chủBệnh Nội tiếtThống phong là bệnh gì?

Thống phong là bệnh gì?

Bệnh thống phong là gì?

Bệnh thống phong là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá acid uric (còn gọi là bệnh Goutte) . Bệnh được mô tả từ thời Hylạp cổ, ngay từ thế kỷ 4 trước công nguyên, Hipocrates đã mô tả và gọi là “Bệnh của những ông vua” hay “Vua của các bệnh”. Khi bị thống phong, nồng độ acid uric thường tăng trong máu. Thống phong được coi là một bệnh khớp do chuyển hoá nhưng đồng thời lại là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Người ta thấy tỷ lệ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có liên quan đến tỷ lệ acid uric trong máu. Bệnh thường gặp ở nam giới, ở người béo khoẻ. Trên thế giới, nhiều thiên tài như Anhxtanh, Moda, Bethoven… đều là những người mắc bệnh thông phong. Chính vì vậy, người ta gọi thông phong là bệnh của những thiên tài. Ngày nay, người ta còn cho rằng đây là “Bệnh của những người đàn ông thành đạt”. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Goutte đang có chiều hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân.

Các khớp thường có biểu hiện  đau trong bệnh thống phong
Các khớp thường có biểu hiện đau trong bệnh thống phong

Đặc điểm của bệnh

Viêm khớp (do lắng đọng acid uric), điển hình là viêm một khớp, 70% thường hay gặp ở khớp ngón chân cái.

Ngoài ra còn có các đặc điểm khác như có các đợt viêm khớp cấp, cơn đau khớp thường khởi phát đột ngột, đau dữ dội, các khớp thường sưng, nóng đỏ… Đau khớp đã trở thành nỗi kinh hoàng ở những người mắc bệnh Goutte.

Đau khớp thường kéo dài 1 – 2 ngày, giảm dần sau 7 – 10 ngày.

Bệnh tái phát nhiều lần. Thường những lần sau, thời gian đau càng kéo dài ra, lâu khỏi hơn, nhiều khớp bị đau hơn…

Trong các đợt vượng bệnh, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đi lại khó khăn, tính tình cáu gắt, thất thường…

Tuổi mắc bệnh thường gặp từ tuổi 35 đến 45 tuổi.

95% thường gặp ở nam giới khoẻ mạnh.

Yếu tố thuận lợi của bệnh

Người ta thấy một số các yếu tố được coi là yếu tố thuận lợi của bệnh như stress: căng thẳng thần kinh, tức giận, lo lắng quá mức… Có thể gặp sau một chấn thương khớp, sau phẫu thuật, uống rượu, nhiễm trùng… hoặc sau một bữa ăn nhiều thịt. Còn có thể gặp do nguyên nhân dùng một số thuốc như vitamin C, Aspirin, lợi tiểu, thuốc chống lao Pirazinamid…

Bệnh có nhiều biến chứng: Biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận…

Bệnh có thể chẩn đoán sớm: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh.

Bệnh phối hợp: Bệnh nhân đã mắc bệnh Goutte thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch não… Hoặc ngược lại, các bệnh nhân mắc các bệnh trên cũng dễ mắc bệnh Goutte.

Bệnh Goutte có thể điều trị tốt bằng:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
  • Sử dụng thuốc nhằm 2 mục đích:

+ Cắt cơn Goutte cấp.

+ Phòng ngừa viêm khớp tái phát, sỏi thận, suy thận…

  • Điều trị cần liên tục, kéo dài để hạ và duy trì mức acid uric máu ở mức bình thường.
  • Người bệnh nên biết rằng: Kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

    Các hạt tophi trong bệnh gout
    Các hạt tophi trong bệnh gout

Dự phòng bệnh thống phong như thế nào?

Nếu bạn mắc bệnh thông phong, để dự phòng và hạn chế tiến triển của bệnh, bạn cần biết:

– Định kỳ kiểm tra sức khoẻ, sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc… Điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng, các bệnh rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… nếu có.

  • Thay đổi hành vi sinh hoạt:

+ Nên hạn chế các yếu tố thuận lợi gây cơn Goutte cấp: tránh căng thẳng thần kinh, gắng sức, lo lắng thái quá…

+ Nếu béo bệu thì nên tập thể dục thể thao để tránh dư cân. Duy trì chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức.

+ Ngâm chân nước nóng hàng ngày là có ích, tuy nhiên không ngâm chân trong giai đoạn cấp, không dùng nước quá nóng.

  • Chế độ ăn uống:

+ Ăn vừa phải chất đạm, chỉ đủ cung cấp nhu cầu cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Không nên ăn nhiều thịt, có thể ăn được một số thực phẩm như: Tôm, cua, sò, ốc, hến, trứng, đạm thực vật như đậu phụ, các loại đậu, lạc… mà không cần kiêng tuyệt đối. Số lượng đạm ăn vào không nên quá nhu cầu của cơ thể.

+ Để giảm acid uric máu, bạn nên hạn chế tim, gan, thận, óc động vật, trứng cá, cá chích, cá đôi, đậu nành, súp lơ, rau cần, đậu phụ, lạc… là những thực phẩm có nhiều chất purin có thể làm tăng acid uric máu.

+ Không uống rượu, hạn chế uống bia.

+ Nên ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi.

+ Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các nước khoáng có ga. Bicarbonat có tác dụng kiềm hoá máu và nước tiểu, làm tăng đào thải acid uric.

  • Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, nên có chế độ tập luyện thích hợp kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp.
Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây