Trang chủBệnh tim mạchLàm gì để phòng nhồi máu cơ tim?

Làm gì để phòng nhồi máu cơ tim?

Nghiên cứu của Phó giáo sư Lê Xuân Thục và cộng sự tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị trong 3 năm 1996 – 1999 đã kết luận: Để giảm tần suất mắc bệnh, tỷ lệ biến chứng và tử vong của bệnh nhân nhồi máu cơ tim, cần:

Kiểm tra sức khoẻ cho người từ 50 tuổi trở lên, nhất là những người lao động trí óc.

Phát hiện sớm các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Theo dõi, điều trị các bệnh trên tại cơ sở y tế một cách thường xuyên.

Bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, nghiện bia rượu…

Hình ảnh nhồi máu cơ tim
Hình ảnh nhồi máu cơ tim

Ngoài ra, bạn nên biết:

  1. Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và thường xuyên. Theo dõi, điều trị sớm, điều trị tích cực ngay từ khi có cơn đau thắt ngực đầu tiên. Hàng năm, nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là tim mạch.
  2. Cơn đau thắt ngực xảy ra khi không gắng sức phải được coi là một cấp cứu nội khoa. Người bệnh cần được cấp cứu, điều trị tại bệnh viện.
  3. Có biện pháp dự phòng sớm, dự phòng tích cực bệnh tăng huyết áp và vữa xơ động mạch.
  4. Cần tránh mọi hoàn cảnh có thể gây nhồi máu cơ tim: gắng sức, uống rượu say, tức giận quá mức…
  5. Luôn luôn có một số thuốc thiết yếu mang theo người và biết cách sử dụng: Nitroglycerin, Adalat, Seduxen… nếu tiền sử đã có cơn đau thắt ngực.
  1. Khi đau thắt ngực, nên điều trị tích cực theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Nghiên cứu của Chaos (1996) cho thấy nếu bổ sung vitamin E cho những bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực, gia đình có người đã bị nhồi máu cơ tim thì có thể giảm 77% số trường hợp bị nhồi máu cơ tim. Aspirin uống hàng ngày với liều 300mg là lời khuyên của các nhà nghiên cứu Pháp đối với bệnh nhân đã có cơn đau thắt ngực. Liệu pháp kháng sinh đối với bệnh nhân đau thắt ngực cũng được coi là một phương pháp điều trị có hiệu quả.
  2. Điều chỉnh hành vi, lối sống là lời khuyên với người đã có cơn đau thắt ngực: nên bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, làm việc điều độ, không làm việc quá sức cả về trí lực và thể lực, không ăn quá no, tránh lạnh đột ngột…
  3. Nên tìm hiểu những kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khoẻ để tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ ĐÃ BỊ NHỒl MÁU CƠ TIM?

Những người đã có các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu… và đã có tiền sử bị đau thắt ngực, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, ngay lập tức phải:

Ngừng mọi gắng sức: Nếu đang đi lại, leo cầu thang, leo núi… cần lập tức phải được ở trong trạng thái nghỉ ngơi.

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được nghỉ ngơi
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được nghỉ ngơi

Nằm bất động: nếu có điều kiện nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đây là lời khuyên của các thầy thuốc cho bệnh nhân.

Thư giãn thần kinh, tránh cảm xúc mạnh…

Ngậm dưới lưỡi 1/2 – 1 viên Seduxen 5mg, hoặc 1 viên Trénxène, 1 viên Nitroglycerin 0,5mg… nếu có.

Gia đình cần khẩn trương liên hệ với trung tâm vận chuyển cấp cứu để tổ chức cứu chữa cho bệnh nhân: 115 là số máy cần gọi mà bạn nên nhó.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây