Táo bón

Định nghĩa

táo bón là số lần đại tiện < 3 lần / tuần trong thời gian > 2 tháng.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng cơ năng:

  • Biểu hiện mạn tính hay mới xảy ra
  • Khai thác chi tiết: số lần đại tiện, màu sắc phân, các triệu chứng kèm theo đau bụng chướng hơi, sụt cân.
  • Khai thác tiền sử chấn thương, sản khoa, tiền sử dùng thuốc: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ.
  • Táo bón có thể có tính chất gia đình
  • Thời điểm khởi phát bệnh gợi ý một số nguyên nhân.

+ Tuổi sơ sinh cần nghĩ bệnh Hirschsprung

+ Tuổi học sinh do nhịn đại tiện kéo dài

+ Phụ nữ sau mổ, sau đẻ do chậm vận chuyển.

+ Tuổi già: ung thư đại – trực tràng, chít hẹp do túi thừa.

Triệu chứng thực thể

  • Tâm lý lo lắng và trầm cảm.
  • Tìm dấu hiệu của các bệnh thần kinh, chuyển hóa như suy giáp,
  • Khám bụng: phát hiện cục phân, thừng đại tràng, khối u.
  • Khám: tìm nứt kẽ hậu môn, lỗ rò, áp xe, ung thư tại chỗ.
  • Thăm trực tràng: tìm khối u trong ngoài trực tràng, chít hẹp hậu môn – trực tràng. Có máu hoặc nhầy theo tay

Triệu chứng cận lâm sàng

CTM: đánh giá mức độ thiếu máu

Sinh hóa: calci, điện giải, TSH

Chụp: khung đại tràng, transit, bụng không chuẩn bị.

  • Nội soi đại tràng nếu >40 tuổi, triệu chứng mới xuất hiện hoặc dấu hiệu kèm theo (phân máu, hội chứng trực tràng, gầy sút cân).
  • Đo vận động (Manometrie) hậu môn – trực tràng.
  • Chụp hậu môn động: đánh giá chức năng thải phân

Nguyên nhân

Táo bón không rõ tổn thương thực thể: hai cơ chế nội sinh

  • Rốì loạn vận động đại tràng: chế độ ăn nghèo xơ.
  • Rối loạn tháo phân trực tràng (khó đại tiện).

+ Hậu môn: tăng trương lực cơ thắt hậu môn, nhu động đảo.

+ Tăng ngưỡng nhận biết ở trực tràng khi có phân. Nguyên nhân thực thể:

  • Hẹp do khối u:

+ Ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn, khối u lành tính

+ Khối u ngoài đè vào (buồng trứng, tử cung, tiền liệt tuyến), carcinose phúc mạc.

  • Hẹp không do u: viêm túi thừa đại tràng sigma, hẹp do thiếu máu, tia xạ hoặc Crohn.
  • Do thuốc: chống trầm cảm, huỷ thần kinh, kháng cholinergic, thuốc phiện, muối nhôm, cholestyramine.
  • Nguyên nhân chuyển hóa: suy giáp, tăng calci máu, giảm kali máu, đái đưòng, porphyries
  • Nguyên nhân thần kinh: tai biến mạch não, liệt, bệnh Parkinson, xơ cứng tủy rải rác.
  • Tổn thương ông tiêu hóa: Hirschprung, rò hậu môn, viêm trực tràng, to trực tràng, không rõ nguyên nhân.

Điều trị

Ăn nhiều xơ, uống đủ nước. Đi đại tiện vào giờ nhất định.

Nội khoa – các nhóm thuốc điều trị:

  • Thuốc tăng tạo khối lượng phân: methyl cellulose, cám thô. Nếu không uống đủ nước có thể bị tắc ruột
  • Thuốc tẩy thẩm thấu: Sulfatehydroxide magiê, mannitol, lactulose, muối natri. Có thể gây rối loạn điện giải.
  • Thuốc tẩy kích thích: Phenolphthalein, bisacodyl, senna, cascara, danthron. Có thể làm thương tổn niêm mạc đại tràng nêu dùng kéo dài.
  • Các chất làm mềm phân: dầu Có thể gây viêm phổi do sặc dầu.
  • Các thuốc gây thải phân ở trực tràng: viên đạn glycerin, chất thụt. Có thể gây thương tổn cơ thắt hậu môn nếu dùng không đúng.

Điều trị ngoại khoa chỉ định hết sức hạn chế.

  • Mở cơ vòng, hậu môn nhân tạo
  • Sửa chữa đáy chậu: sa niêm mạc hoặc sa tầng sinh môn
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây