Trang chủĐông y chữa bệnhHồi hộp (Chính xung), Kinh hãi (kinh quý) đông y chữa bệnh

Hồi hộp (Chính xung), Kinh hãi (kinh quý) đông y chữa bệnh

Chứng “kinh quý” (Kinh hãi), “Chính xung” (hồi hộp). Các thầy thuốc xưa nay phần nhiều cho là thuộc về tâm chủ không yên, chứng này có liên quan đến với nhân tố tinh thần, đúng như sách “Y học chính truyền” của Ngu Bác nói” “Hoặc vì khi kinh sợ vào trong đởm, (đởm) có thể làm cho (tâm) hư tổn, lo nghĩ không xiết, thì tâm cũng không yên định, cho nên thần minh không yên mà sinh ra “chính xung”, “kinh quý”. Ngẫu nhiên vì kinh sợ mà tâm rung động, thì chứng đó là tạm thời, là nông cạn. “Chính xung” thì vốn không có điều gì sợ hãi mà tự nhiên trong tâm-áy náy không yên, bệnh phát dần dần và tương đối sâu, nhưng “Kinh quý” và “chính xung” có khi khó phân biệt, vì kinh sợ, có thể sinh ra tâm động, mà tâm động thì dễ sợ, chứng “Chính xung” cũng có khi vì “Kinh quý” lâu ngày mà sinh ra, cho nên hai chứng đó thường có liên quan mật thiết với nhau:

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân sình ra bệnh này có thể chia làm mấy điểm dưới đây:

  • Tâm huyết không đủ

Vì âm huyết hư tổn, huyết ít thì tâm mất, sự nuôi dưỡng, thần chí không yên mà theo trong sách “Tế sinh phương” nói: “Chính xung là do huyết của tâm không đủ” và sách “Đan khê tâm pháp” nói: “Chính xung là huyết hư, Chính xung phát ra không cứ lúc nào, mà phần nhiều là huyết ít”.

  • Âm hư hỏa vượng

Chân thủy của thận vốn yếu, thủy không giúp được cho hoả, làm cho hỏa của tâm và can bốc lên, nhiễu động tâm thần mà thành ra “Kinh quý”.

  • Dương hư đàm ẩm nghịch lên

Phần dương của tâm không đủ, vì hư mà tâm rung động, hoặc vì tâm hư mà ẩm tà nghịch lên, thủy lấn vị trí của hỏa mà thành “Kinh quý”, cho nên sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Phàm ăn ít, uống nhiều, nước đọng lại ở dưới ngực, nặng thì thành “Kinh quý”. Thành Vô Kỷ nói: Chứng đàm ẩm là do nước chứa lại ở dưới tâm, tâm thuộc hỏa mà không ưa nước, nước chứa ở đó thì tâm không yên được, mà sinh ra “Kinh quý”.

  • Đột ngột bị sợ hãi ở ngoài

Vì mình đột ngột bị sợ hãi ở ngoài như tai nghe tiếng động mạnh, mắt thấy vật lạ sau khí gặp phải sự nguy hiểm hoảng sợ không yên định, sách “Nội kinh” nói: “Sợ hãi thì tim không chỗ dựa, thần không yên định, mà sinh ra lo lắng, cho nên khí rối loạn”. Đó là nói đại khái về bệnh này.

  1. BIỆN CHỨNG

Thiên “Kinh quý thổ mục hạ huyết hung mãn, ở huyết” trong sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Mạch thôn khẩu động mà nhược, động là kinh (sợ), nhược là quý (rung động). Sách “Y tông kim giám” giải thích: “”Kinh” là tự ngoài đến, kinh thì khí loạn, cho nên mạch động mà không yên, “quý” là đo ở trong hư cho nên mạch nhược vô lực”. Đó là theo mạch và chứng để phân biệt sự khác nhau giữa kinh và quý, cũng có thể dùng để tham khảo trong việc biện chứng. Nay theo nguyên nhân bệnh nói trên, phân biệt rõ các chứng trạng như sau:

  • Huyết của tâm không đủ

Có chứng trạng, tâm rung động không yên, đêm ngủ không ngon giấc, sắc mặt không tươi chất lưỡi đỏ nhợt, mạch phần nhiều tế nhược, nặng thì tim rung động, tự ra mồ hôi.

  • Âm hư hỏa vượng

Có chứng trạng tim rung động hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù, ít ngủ, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác, nếu chứng hư mà hiệp đàm thì thấy rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

  • Dương hư đàm ẩm nghịch lên

Có chứng trạng mặt trắng bợt khí kém, ăn sút, nhọc mệt, tự cảm thấy trong tim trống rỗng, thổn thức, nặng thì người và chân tay lạnh, lưỡi trắng nhợt, mạch hư nhược không có lực, nếu thủy khí lăng tâm thì đầu choáng, tim rung động, miệng khát không uống nước, tiểu tiện ngắn mà ít, ngực đầy tức, mạch phần nhiều trầm khẩn.

  • Đột ngột bị sợ hãi ở ngoài

Có chứng trạng sợ hãi phiền loạn, ngồi nằm không yên, ăn uống không ngon, ngủ hay mơ mộng, thường bị bóng đè mà tỉnh dậy, mạch huyền hoạt.

  1. CÁCH CHỮA

Bệnh này nói chung chứng hư nhiều hơn, chứng thực thì ít. Trong khi chữa, nếu về huyết của tim không đủ thì nên dưỡng huyết an thần dùng các bài Quy tỳ thang (1), Trấn tâm đan (2), nếu mạch kết đại, lòng áy náy không yên thì nên dưỡng huyết, bổ khí, dùng thuốc tâm nhuận thông mạch cho uống bài chích cam thảo thang (3) nếu âm hư hỏa vượng thì nên tư âm thanh hoả, dùng các bài Thiên vương bổ tâm đan (4), Chu sa an thần hoàn (5), nếu phần dương hư, âm tà nghịch lên, thì nên thông dương, tiêu ẩm dùng bài Phục linh cam thảo thang (6), nếu thốt nhiên sợ hãi thì nên trấn kinh an thần, dùng bài Quế chi gia long cốt mẫu lệ thang (7), có hiệp đờm nhiệt bốc lên thì dùng Ôn đởm thang (8).

  1. TÓM TẮT

“Kinh quý”, “Chính xung”, là bệnh tật thần chí không yên, vì cảm xúc mà tâm động ngộ là kinh, không kinh mà tự động gọi là xung, rung động không yên, không tự chủ được là “Chính xung”, tuy có nặng nhẹ không giống nhau nhưng hai chứng đó có khi khó phân biệt, vì kinh có thể sinh ra quý, quý thì dề kinh, “Chính xung” cũng vì “Kinh quý” lâu ngày mà thành ra.

Nguyên nhân gây ra bệnh, do huyết của tim không đủ, âm hư hỏa vượng, dương hư, đàm ẩm nghịch lên, đột ngột bị kinh sợ ở ngoài, đưa đến tâm thần không an, thành ra chứng “Kinh quý”, “Chính xung”.

Nguyên tắc chữa thì ngoài phương pháp nói trên, thì nên chú trọng về trấn tâm an thần, như những vị chu sa, táo nhân, long xỉ, từ thạch, đều nên tuỳ chứng mà lựa dùng.

  1. PHỤ PHƯƠNG

  1. Quy tỳ thang: Xem số 27 hụ phương mục Hư lao
  2. Trấn tâm đan: Toan táo nhân, xa tiền tử, ngũ vị tử, mạch môn đông, bạch phục linh, bạch phục thần, thiên đông, thục địa, viễn chí, nhân sâm, sơn dược, nhục quế, long xỉ, chu sa.
  3. Chích cam thảo thang: Xem số 28 phụ phương mục Hư lao.
  4. Thiên vương bổ tâm đan: Xem trang 15 phụ phương mục Hư lao
  5. Chu sa an thần hoàn: Xuyên liên, sinh địa, đương quy, cam thảo, thần sa.
  6. Phục linh cam thảo thang: Phục linh, quế chi, cam thảo, sinh khương
  7. Quế chi gia long cốt mẫu lệ thang: Xem số 17 phụ phương mục Hư lao.
  8. Ôn đởm thang: Trúc nhự, chỉ thực, bán hạ, quất hồng, phục linh, cam thảo.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây