Đa phần chúng ta nghe nhạc với mục đích giải trí thư giãn, nhiều khi đó là thói quen khi chúng ta thích một bản nhạc nào đó. Nhưng có lẽ ít ai hiểu được hay quan tâm đến những tác động của âm nhạc đến cơ thể. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc nghe nhạc giúp chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc và cải thiện sức khỏe thể chất một cách đáng kinh ngạc.
Y học Trung Hoa cổ truyền đã khẳng định vai trò của chữa bệnh và dưỡng sinh của âm nhạc. Người ta cho rằng các âm thanh Cung, Thương, Dốc, Chuỷ, Vũ cũng được phân thành ngũ hành theo triết học Trung Hoa. Âm Cung thuộc hành Thổ có đặc tính hùng vĩ, hoành tráng và có tác dụng chữa bệnh tỳ vị; âm Thương thuộc hành Kim có đặc tính thanh tịnh, nghiêm trang có thể chữa ở phế, đại tràng (Phổi, ruột già); âm Dốc thuộc hành Mộc, có tác dụng sinh thổ chữa bệnh Can, Đởm (gan, mật); âm Chuỷ thuộc hành Hoả, có tác dụng chữa bệnh tâm, tiểu tràng (Tim, ruột non). Người tạng Hoả, tính tình nóng nảy, vội vàng … nên nghe nhạc Thuỷ để chế ngự bớt sự nóng nảy, quậy phá, ví như hắt chậu nước vào đám lửa vậy. Người đang tức giận nên nghe nhạc Kim, Kim khắc Mộc mà có tác dụng kiềm chế sự tức giận. Người lo nghĩ thái quá, nên chọn nhạc Hoả để giảm bớt sự lo lắng, yên vui trở lại với lý do bổ Hoả để sinh Thổ.
Y học hiện đại cũng đồng nhất quan điểm với Y học cổ truyền dân tộc: Âm nhạc có tác dụng chữa bệnh. Đó là điều mà cổ kim, Đông Tây đều khẳng định.
Không hề vô lý khi một người bệnh đau dạ dày lại được thầy thuốc “kê đơn” nghe nhạc của Bethoven. Những giai điệu du dương của nhà soạn nhạc lừng danh người Đức giúp cho bệnh tình thuyên giảm mà không mất một xu tiền thuốc.
Bạn cũng không ngạc nhiên khi người ta cho bệnh nhân trên bàn mổ nghe các bản nhạc mà người đó ưa thích với mục đích giảm đau cho người bệnh. Phụ nữ đang cơn đau đẻ, nếu được nghe nhạc cũng làm bớt đau khi vượt cạn.
Âm nhạc được chỉ ra là có những ảnh hưởng rất lớn đến vùng kiểm soát cơn đau, dù đó có phải là đau mãn tính hay không, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp và các vấn đề về lưng, cũng như những cơn đau kéo dài trong thời gian và sau khi thực hiện một thủ thuật y tế. Một nghiên cứu cụ thể đã phát hiện ra rằng mở nhạc trong một cuộc phẫu thuật làm giảm mức độ đau sau khi phẫu thuật và mở nhạc sau khi phẫu thuật giúp bệnh nhân cảm thấy ít lo lắng và đau đớn hơn, cũng như giảm bớt việc sử dụng morphin. Âm nhạc có thể làm chúng ta phân tâm vì nó có tác dụng làm chậm hơi thở và nhịp tim một cách tự nhiên. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc có thể đẩy nhanh tốc độ lành bệnh thông qua việc khuyến khích cơ thể giải phóng ra những loại hoocmon mang lại cảm giác tốt, đó là endorphin.
Tiếng cười rất tốt cho sức khỏe của tim nhưng âm nhạc cũng có tác dụng tương tự như vậy? Những cảm xúc có được nhờ loại nhạc nhẹ và vui vẻ mang lại ảnh hưởng tốt cho các mạch máu. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đường kính mạch máu đã tăng lên 26% sau khi nghe loại nhạc sôi nổi và vui vẻ. Vì vậy dường như việc tăng âm lượng cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của các mạch máu.
Cải thiện giấc ngủ. Một nghiên cứu đã được thực hiện với các đối tượng gặp những vấn đề về giấc ngủ, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng nghe nhạc cổ điển trước khi đi ngủ có thể giảm bớt những vấn đề về giấc ngủ. Chắc chắn là do âm nhạc có thể hạ thấp sự lo âu và chứng huyết áp cao, cũng như nhịp tim và quá trình hô hấp. Nó cho phép cơ thể thư giãn đồng thời làm sao lãng và xoa dịu tinh thần.
Không chỉ có vậy, âm nhạc còn được coi là phép màu nhiệm của tâm linh và cường tráng thể lực. Sau một ngày làm việc căng thẳng, âm nhạc cũng có thể giúp bạn lấy lại sức lực và sự bình an. Các thầy thuốc đều khẳng định tác dụng sinh lý của âm nhạc: Âm nhạc có thể điều hoà huyết áp và lượng máu lưu thông trong cơ thể, kích thích sự thèm ăn, giải toả căng thẳng thần kinh, gây hưng phấn, cải thiện trí nhớ…