Những bệnh dịch nguy hiểm trong du lịch mùa hè

Sức khỏe gia đình

Mùa hè, mùa của những chuyến du lịch kỳ thú. Những năm gần đây, do đòi sống kinh tế ổn định, khá nhiều người Việt Nam đã có điều kiện đi du lịch nước ngoài. Ai đi du lịch cũng muốh có những chuyến đi an toàn, mạnh khoẻ và vui vẻ. Thế nhưng, nếu không tìm hiểu kỹ những vùng mà mình định đến, nhất làm tìm hiểu về các dịch bệnh đang tồn tại ở đó, bạn sẽ dễ mắc những căn bệnh sau đây:

Cúm xuất huyết: Bệnh này gây viêm màng não, viêm phổi, viêm khớp, viêm họng. Đây là thể bệnh thường gặp ở các nước phát triển. Trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc nhất. Bệnh có thể phòng được bằng cách tiêm phòng.

Viêm não do ve: Đây là bệnh phổ biến ở các nước Đông Âu. Virus gây bệnh được tìm thấy ở một số loài ve rừng hoặc ở sữa của bò, dê, cừu bị nhiễm virus. Để phòng bệnh này, các bạn không nên dùng các loại sữa chua được tiệt trùng và khi đi rừng phải hết sức cẩn thận.

Viêm màng não do mô cầu: Bệnh này thường lưu hành ở vùng cận Sahara. Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 6), vùng Savan từ Mali đến Ethiopia. Tỉ lệ tử vong khi bị viêm màng não do mô cầu rất cao. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng trước khi đến những vùng này.

Bệnh do Leishmania: Đây là bệnh ký sinh trùng Leishmania từ người và động vật có vú được một loài ruồi có tên là ruồi cát truyền đi. Bệnh thường gặp ở vùng Trung Đông, Nam Mỹ, Bắc Phi và vùng sa mạc Shahara. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ bị sốt, thiếu máu, gan và lách to, trên da có nhiều vết loét. Phòng bệnh này không khó: Du khách nên mặc quần áo dày, khi ngủ nhớ mắc màn và phun thuốc đuổi côn trùng.

Bệnh sốt vàng: Do virus gây ra, có mặt chủ yếu ở Nam Mỹ và Trung Phi, được truyền bởi muỗi Aedesaegypti. Trước khi đến vùng này, du khách nên tiêm phòng bệnh để tránh bị lây nhiễm.

Bệnh thương hàn: Do vi khuẩn Salmonella typhi truyền qua đường thức ăn và nước uống. Bệnh khá phổ biến ở ở các nước thuộc châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh ăn uống, du khách có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vaccin.

Sốt thung lủng Rift: Bệnh do virus và lây truyền do muỗi đốt, phổ biến ở hạ lưu sống Nil thuộc Ai Cập và hạ lưu sống Senegal. Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh này, vì thế du khách đến vùng này cần tránh xa các đàn gia súc – nguyên nhân gây bệnh và không được để muỗi đốt.

Bệnh sán máng: Nguy cơ mắc bệnh này rất cao nên nếu du khách đến các vùng Nam Mỹ, Caribê, châu Phi, châu Á. Sán máng bơi tự do trong nước ngọt có thể sẽ xâm nhập qua da vào cơ thể. Người bệnh bị sán máng, sau 2-3 tuần sẽ bị sốt, mất khẩu vị, sút cân, đau bụng, đau đầu, đau cơ khớp, tiêu chảy, ho và nôn.

Hiện nay chưa có thuốc phòng, vì thế, để không bị nhiễm bệnh chỉ có cách duy nhất là chú ý đến nguồn nước. Không bơi ở những vùng ao hồ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước phải được khử trùng trước khi dùng…

Với những bệnh đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin phòng bệnh và chú ý đến vấn đề vệ sinh trong ăn uống.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận