Trang chủPhác đồ điều trịPhác đồ điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng

Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng

I- Định nghĩa:

Là phản ứng viêm da cấp hay mạn do tiếp xúc với tác nhân hóa học hay vật lý. Các chất kích ứng này gây phản ứng “độc” ngay sau khi tiếp xúc một thời gian ngắn. Tuy nhiên đa số trường hợp là do tiếp xúc lâu dài với một hoặc nhiều chất kích ứng.

II- Lâm sàng:

Dạng cấp:

  • Triệu chứng cơ năng:

Một số bệnh nhân có cảm giác châm chích, rát bỏng, đau.

Đau thường xuất hiện vài giây sau tiếp xúc.

Cảm giác châm chích xuất hiện sau 1-2 phút và kéo dài khoảng 30 phút.

  • Sang thương da:

Xuất hiện sau vài phút, có thể sau 24 giờ.

Hồng ban, phù nề.

Mụn nước, bóng nước

Hoại tử (nặng).

Không có sẩn

Hình dạng kỳ dị hay theo đường thẳng

Sang thương không vượt quá vị trí tiếp xúc.

Vị trí tùy thuộc nơi tiếp xúc.

Diễn biến: hồng ban phù nề → mụn nước (hoặc bóng nước) → trợt → mài và tróc vẩy hoặc hồng ban → hoại tử → loét → lành.

Thời gian kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần tùy theo mức độ tổn thương.

Dạng mạn:

  • Phân loại:

Viêm da kích ứng tích lũy: thường gặp nhất, xảy ra do quá trình tiếp xúc lâu dài với chất kích thích (như nước, xà phòng, chất tẩy rửa …).

Viêm da kích ứng phản ứng: thường xảy ra ở bàn tay của người tiếp xúc môi trường ẩm ướt

  • Triệu chứng cơ năng:

Cảm giác châm chích, ngứa

Đau khi bị nứt

  • Sang thương da:

Khô → nứt → hồng ban → tăng sừng và tróc vẩy → nứt và đóng

Giới hạn thường không rõ.

Lichen hóa.

Một số trường hợp viêm da kích ứng phản ứng có thể có mụn nước, mụn mủ và trợt.

Vị trí: thường ở bàn tay, thường bắt đầu ở kẻ ngón tay, lan lên mặt bên và mặt lưng bàn tay, lòng bàn

Bệnh thường mạn tính, kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

III- Điều trị:

Dạng cấp: Nhận biết và loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Tại chỗ:

  • Đắp gạc ướt ngâm trong thuốc tím pha loãng 1/10.000 với nước ấm hoặc dung dịch Burrow mỗi giờ.
  • Có thể chọc dịch đối với bóng nước lớn, tránh làm lấy nóc bóng nước
  • Thoa dung dịch sát trùng tại chỗ ngày 2-3 lần như Milian, Eosin 2%.
  • Có thể thoa Glucocorticoid nhóm I

Toàn thân:

  • Kháng sinh toàn thân nếu có bội nhiễm
  • Kháng Histamine nếu ngứa
  • Trường hợp nặng: Prednione 1mg/kg/ngày, giảm liều nhanh trong 2 tuần.

Dạng mạn: Nhận biết và loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Tại chỗ:

  • Thoa Corticosteroid nhóm I-II.
  • Thoa kem hoặc mỡ giữ ẩm khi sang thương da lành.
  • Trong trường hợp kéo dài dai dẳng có thể dùng những thuốc kháng viêm tại chỗ mới như: Tacrolimus, Pimecrolimus.

Toàn thân:

  • Kháng Histamine nếu ngứa

IV- Phòng ngừa:

  • Tránh tiếp xúc với chất kích ứng hay chất gây cháy.
  • Trong trường hợp nếu tiếp xúc, cần rửa tay ngay bằng nước hay dung dịch trung tính yếu
  • Nên thay đổi công việc trong những trường hợp viêm da tiếp xúc do nghề nghiệp
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây