Đông y chữa mày đay – dị ứng (ấn chẩn)

Đông y chữa bệnh

Dị ứng là những trạng thái khác nhau của sự biến đổi tính phản ứng của cơ thể, mà một trong những biểu hiện quan trọng là sự quá mẫn cảm của nó đối với những tác động khác nhau của môi trường. Biểu hiện là sẩn phù màu hồng, kích thước khác nhau, ở bất kỳ vị trí nào trên da của cơ thể, tồn tại một thời gian rồi mất đi không để lại dấu vết, sau một thời gian lại tái phát.

Y học cổ truyền gọi là Ẩn chẩn, phong chẩn khối.

CHẨN ĐOÁN

Thường có ngứa ở nơi sắp sửa xuất hiện tổn thương, mức độ ngứa tùy theo từng bệnh nhân.

  • Sẩn phù màu hồng tươi hay hồng nhạt, kích thước khác nhau, hình tròn hoặc bờ không đều, ranh giới rõ với vùng da lành.
  • Bệnh tiến triển thành từng đợt liên tiếp, kéo dài vài ngày đến hàng tháng hoặc tái phát theo mùa.
  • Tổn thương thường tồn tại từ một vài giờ tới một vài ngày rồi lặn đi không để lại dấu vết.

Chẩn đoán theo Y học cổ truyền:

  • Thể phong hàn:
  • Chẩn ( sẩn phù) thường có màu hồng nhạt hoặc trắng mờ. Ngứa
  • Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn.
  • Gặp gió lạnh, nước lạnh bệnh thường xuất hiện và nặng hơn.
  • Thể phong nhiệt:
  • Chẩn màu hồng tươi, da xung quanh thường đỏ, nóng rát, ngứa.
  • Miệng khát, phiền táo. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng.
  • Mạch phù sác
  • Bệnh dễ xuất hiện hoặc nặng hơn khi gặp nóng.

ĐIỀU TRỊ THEO ĐÔNG Y

1- Thể phong hàn:

Thuốc thang:

Quế chi thang gia giảm:

Hoàng kỳ            10g                                Đảng sâm                    12g

Quế chi                8g                                Kinh giới                     12g

Bạch thược  12g                                     Phòng phong               12g

Bạch chỉ              10g                                Ma hoàng                    8g

Đại táo                12g                                Sinh khương               8g

( uống sáng- chiều )

Thuốc thành phẩm:

Diệp hạ châu  2 viên x3 lần / ngày ( uống)

Thanh huyết nang 2 viên x3 lần / ngày ( uống)

Dưỡng tâm an thần 2 viên x3 lần / ngày ( uống)

Rutin c 1 viên x3 lần / ngày ( uống)

2- Thể phong nhiệt:

Thuốc thang:

Tiêu phong tán gia vị

Sinh địa 12g Cam thảo 6g
Chi tử 10g Thương truật 10g
Phòng phong 10g Mộc thông 10g
Khổ sâm căn 10g Tri mẫu 10g
Thuyền thoái 4g Thạch cao 15g
Ngưu bàng tử 10g Đương quy 10g
Hoàng liên 8g Kinh giới  8g
Kim ngân hoa 12g

( uống sáng- chiều )

Những vị thuốc có thể gia giảm cho cả 2 thể:

Đại hoàng, vừng đen,sơn tra, hoắc hương, sài hồ, bạch thược, mẫu đơn bì, thanh bì, đảng sâm, thục đại, hà thủ ô.

Thuốc thành phẩm:

Boganic  2 viên x3 lần / ngày ( uống)

Thanh huyết nang 2 viên x3 lần / ngày ( uống)

Dưỡng tâm an thần   2 viên x3 lần / ngày ( uống)

Rutin c     1 viên x3 lần / ngày ( uống)

PHÒNG BỆNH:

Tìm và phát hiện nguyên nhân trực tiếp gây bệnh để tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng như bụi nhà, phấn hoa cỏ…

Hạn chế dùng các chất kích thích da: những chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm khi không cần thiết.

Khi sử dụng thuốc: cả thuốc Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều cần có sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.

Tránh các yếu tố vật lý ( lạnh, nóng) gây bệnh.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận