Tai biến mạch máu não thuộc phạm vi chứng “trúng phong”, “bán thân bất toại” của y học cổ truyền. Đối với các trường hợp tai biến mạch máu não ở người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể hư yếu bên trong mà sinh phong; trường hợp ngoại cảm phong tà rất ít gặp. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não ở người cao tuổi bao gồm nội phong và ngoại phong:
- Ngoại phong: do cơ thể người già chính khí hư suy, vệ khí bất cố, lạc mạch hư trống, phong tà thừa cơ xâm nhập vào kinh mạch khiến cho kinh mạch bị bế tắc, khí huyết không thông mà gây bệnh.
- Nội phong – do đàm: do ăn uống không điều độ; hoặc do lo nghĩ quá độ; hoặc do uống rượu quá nhiều mà gây thương tỳ. Tỳ bị tổn thương không vận hóa được thủy thấp, làm thủy thấp đình trệ lại mà sinh đàm. Từ đó có hai cách gây bệnh:
+ Đàm nhiệt: đàm tích trệ trong cơ thể lâu ngày hóa hỏa, hỏa động sinh phong mà gây bệnh.
+ Phong đàm: do cơ thể dương hư, đàm thấp tích trệ, lại thêm phiền lao quá độ hoặc do tình chí bị kích thích làm cho phong dương nội động, phong cùng với đàm thấp đi lên che lấp khiếu trên mà gây bệnh.
- Do can thận âm hư: do người già thận tinh hư tổn không nuôi dưỡng được can âm, âm hư không tiềm được dương làm can dương vượng lên mà sinh phong; hoặc do người già can thận âm hư, can dương vượng, lại thêm tình chí uất ức lâu ngày, cáu giận quá độ làm ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của tạng can, can hỏa vượng thịnh sinh phong mà gây bệnh.
Tùy theo biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng có hôn mê hay không có hôn mê mà chia thành hai nhóm bệnh lớn là trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ, đồng thời căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà chia ra các thể lâm sàng bao gồm: lạc mạch hư trống, phong tà xâm nhập; can thận âm hư; phong đàm; đàm nhiệt nội bế; nguyên khí bại thoát.
Trong điều trị tai biến mạch máu não ở người cao tuổi cần chú ý: đây là tình trạng bệnh bản hư (chính khí hư suy, can thận âm hư, tỳ hư), tiêu thực (can dương vượng, phong động, đàm thấp trở trệ) nên trong quá trình điều trị trước tiên cần sứ dụng các vị thuốc có tác dụng nâng cao chính khí, điều chỉnh chức năng của các tạng can, tỳ, thận để trị bản. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật mà sử dụng các vị thuốc phối cùng để trị tiêu.
Trúng phong kinh lạc
Thể lạc mạch hư trống, phong tà xâm nhập
Chứng hậu:
- Yếu hoặc liệt nửa người, có thể kèm theo liệt mặt cùng bên hoặc liệt mặt bên đối diện
- Có thể thoáng vắng ý thức
- Cảm giác tê bì
- Hoa mắt, chóng mặt
- Sợ gió
- Rêu lưỡi trắng
- Mạch huyền tế hoặc phù sác.
Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyếtT khu phong thông lạc
Phương dược: đối pháp lập phương
Đảng sâm | 15g | Đương quy | 15g |
Hoàng kỳ | 10g | Thục địa | 12g |
Đỗ trọng | 12g | Phòng phong | 15g |
Xích thược | 15g | Đan sâm | 12g |
Ngưu tất | 12g | Xuyên khung | 12g |
Thiên ma | 15g | Câu đằng | 15g |
Trấn bì | 06g |
Sắc uống ngày 01 thang, chia 2 lần.
Gia giảm:
- Cổ gáy tê cứng: tùy theo bệnh do phong hàn hay phong nhiệt gây ra mà gia: quế chi 08g hoặc cát căn 08g.
- Nếu bệnh do phong hàn: sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn, thêm bạch chỉ 08g.
- Nếu bệnh gây ra do phong nhiệt, kèm theo sốt cao, gia sinh thạch cao
Châm cứu: châm các huyệt nửa người bên liệt đối với người bệnh Tai biến mạch máu não.
Châm tả bách hội, tứ thần thông, phong trì, ế phong, thái uyên, huyết hải; châm bình bổ bình tả: kiên ngung, khúc trì, nội quan, bát tà, lương khâu, dương lăng tuyền, huyền chung, bát phong… mỗi ngày 8-10 huyệt. Thời gian: 15 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
- Nếu kèm theo liệt mặt, châm: đầu duy, dương bạch, tình minh, ty trúc không, thừa khấp, địa thương, giáp xa, hợp cốc bên đối diện.
- Nếu kèm theo ù tai: châm tá nhĩ môn, thính cung, thính hội.
- Nếu kèm theo đau cứng cổ gáy: châm tả đại chùy, đại trữ.
Xoa bóp bấm huyệt, tập phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt cho người bệnh di chứng tai biến mạch máu não.
Thể phong đàm
Chứng hậu:
- Yếu hoặc liệt nửa người, có thể kèm theo liệt mặt cùng bên hoặc liệt mặt bên đối diện
- Có thể thoáng vắng ý thức
- Lưỡi cứng, nói khó
- Chân tay co quắp, củ động khó khăn
- Cảm giác tê dại
- Đầu đau như bó
- Hoa mắt, chóng mặt
- Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày nhớt
- Mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt.
Pháp điều trị: ích khí, trừ đàm, thông lạc, khai khiếu.
Phương dược: Địch đàm thang.
Trần bì | 10g | Bán hạ chế | I2g |
Bạch linh | 12g | Cam thảo | 06g |
Đảng sâm | 12g | Đởm nam tinh | 06g |
Thạch xương bồ | 08g | Trúc nhự | 04g |
Sinh khương | 04g | Đại táo | 12g |
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Gia giảm:
- Tỳ hư nhiều: mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng, chậm tiêu, gia bạch truật
- Chân tay tê bì, vận động khó khăn, gia: kê huyết đằng 12g, mộc qua 12g.
- Chân tay yếu, vô lực, gia: tang ký sinh 12g, đỗ trọng 12g, kỷ tử 12g.
- Nếu thấp khốn tỳ dương: chân tay mình mẩy nặng nề, rã rời, miệng nhạt, buồn nôn, chậm tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt, gia: hoắc hương 08g, bội lan 08g.
- Bụng trướng, gia: sa nhân 06g, nhục đậu khấu 06g, bạch biển đậu 08g.
- Nôn nhiều, gia: đại giả thạch 10
Châm cứu: châm các huyệt nửa người bên liệt.
- Châm bổ: tỳ du, vị du, tam âm giao, túc tam lý, giải khê; châm tả: phong long.
- Châm bình bổ bình tả: kiên ngung, khúc trì, nội quan, bát tà, lương khâu, dương lăng tuyền, huyền chung, bát phong… mỗi ngày 8—10 huyệt. Thời gian: 15-30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
+ Nếu kèm theo liệt mặt, châm: đầu duy, dương bạch, tình minh, ty trúc không, thừa khấp, địa thương, giáp xa, hợp cốc bên đối diện.
+ Nói ngọng thêm: ân môn, liêm tuyển, thông lý.
Xoa bóp bấm huyệt, tập phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt.
Trúng phong tạng phủ
Biểu hiện chính của trúng phong tạng phủ là có hôn mê, y học cổ truyền thường chú ý phân biệt bế chứng và thoát chứng. Bế chứng xảy ra khi tà khí thịnh mà nguyên khí trong cơ thể chưa hư (thực chứng). Thoát chứng xảy ra khi chân dương của ngũ tạng hư suy, dương khí muốn thoát (hư chứng). Như vậy, trong điều trị cần chú ý đến các triệu chứng để có pháp điều trị hợp lý: bế chứng cần khử tà, thoát chứng cần phù chính cứu thoát.
So sánh với y học hiện đại, trúng phong tạng phủ là biểu hiện nặng của tai biến mạch máu não. ở giai đoạn này, cần có các xử trí cấp cứu để giảm đến mức thấp nhất khả năng tử vong bao gồm: hút đờm dãi, thở oxy hỗ trợ, kiểm soát huyết áp, đường máu…
Vì vậy, trong điều trị tai biến mạch máu não thể trúng phong tạng phủ trong những ngày đầu tiên, cần kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại:
- Đo, đánh giá chỉ số huyết áp. Kiểm soát huyết áp của người bệnh ở mức độ an toàn bằng các thuốc hạ huyết áp thích hợp (thuốc y học cổ truyền hoặc y học hiện đại) hoặc sử dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc y học cổ truyền.
- Đảm bảo thông suốt đường thở, tốt nhất đặt người bệnh nằm nghiêng hoặc nằm đầu thấp. Hút đờm dãi. Thở oxy hỗ trợ bằng ống thông mũi 2-5 lít/phút. Duy trì PaCO2 từ 25 – 30mmHg. Trường hợp người bệnh có nhồi máu não nặng hoặc xuất huyết não nặng, cần đặt ống nội khí quản và hô hấp hỗ trợ.
- Theo dõi điện tim trong vòng ít nhất từ 48 đến 72 giờ, tới khi đảm bảo người bệnh không còn xuất hiện thêm các triệu chứng mới.
- Nếu điều kiện cho phép, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não để đánh giá vị trí và mức độ tổn thương.
- Kiểm soát đường huyết của người bệnh, đề phòng trường hợp bệnh tiến triển nặng thêm do tăng đường huyết gây tổn thương não.
- Sử dụng các bài thuốc cấp cứu của y học cổ truyền phù hợp với thể bệnh. Trường hợp tai biến mạch máu não có hôn mê hoặc chức năng nuốt bị ảnh hưởng (nuốt sặc): cho người bệnh uống thuốc y học cổ truyền qua ống thông dạ dày.
Sau giai đoạn cấp cứu, khi các triệu chứng bệnh đã ổn định, người bệnh không còn xuất hiện thêm các triệu chứng mới thì có thể chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền. Theo Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác: khi dó, tùy theo trạng thái âm – dương, hư – thực của người bệnh mà xử phương điều bổ.
Thế đàm nhiêt nội bế
Chứng hậu:
- Bệnh thế cấp tính
- Hôn mê
- Liệt nửa người, có thể có kèm theo liệt mặt cùng bên hoặc liệt mặt bên đối diện
- Thở khò khè, tiếng thở to
- Miệng hôi
- Răng cắn chặt, cấm khẩu
- Chân tay nắm chặt, co giật, vật vã
- Đại tiểu tiện bế
- Chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi vàng
- Mạch hoạt sác.
- Chú ý: ở thể này, đa số huyết áp của người bệnh tăng rất cao, thầy thuốc cần theo dõi sát để kịp thời điều chỉnh.
Pháp điều trị: thanh nhiệt, hóa đàm, khai khiếu, tỉnh thần.
Phương dược:
Dùng Chí bảo đơn hoặc An cung ngưu hoàng hoàn cậy miệng cho uống, hoặc cho uống qua ống thông dạ dày để thanh nhiệt giải độc, trừ đàm, khai khiếu. Sau đó dùng bài Linh dương câu đằng ẩm gia giảm đế thanh nhiệt, dưỡng âm tiềm dương,
- Chí bảo đơn:
An tức hương | 60g | Băng phiến | 40g |
Chu sa | 40g | Đồi mồi | 40g |
Hổ phách | 40g | Hùng hoàng | 40g |
Nam tinh | 20g | Ngưu hoàng | 20g |
Nhân sảm | 40g | Tê giác | 40g |
Thiên trúc hoàng | 40g | Xạ hương | 04g |
Các vị thuốc trên (trừ nhân sâm) tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm viên (4g/viên), mỗi lần uống 1 viên. Khi uống: sắc nhân sâm lấy nước, tán nhỏ viên Chí bảo đơn, uống với nước nhân sâm. Ngoài ra, có thể cho nhân sâm vào tán cùng để làm hoàn. Uống 1 viên/lần với nước sôi để nguội.
- An cung ngưu hoàng hoàn:
Ngưu hoàng 40g Uất kim 04g
Hoàng cầm 40g Hùng hoàng 40g
Băng phiến 10g Trân châu 20g
Chu sa 40g Tê giác 40g
Hoàng liên 40g Sơn chi 40g
Xạ hương 10g
Tất cá các vị thuốc trên tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm hoàn 1g/viên.
Uống 1 viên/lần X 2 lần/ngày với nước sôi để nguội.
- Linh dương câu đằng ẩm.
Bạch thược 12g Bối mẫu 10g
Cam thảo 04g Câu đằng 12g
Cúc hoa 12g Linh đương giác 04g
Phục thần 12g Sinh địa 16g
Tang diệp 12g Trúc nhự 12g
Xương bồ 12g uất kim 08g
Hạ khô thảo 08g Đan bì 10g
sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Gia giảm:
+ Nếu chân tay co quắp, gia: toàn yết 08g, ngô công 08g, cương tàm 08g.
+ Nếu đờm nhiều, gia: trúc lịch 06g, đởm nam tinh 08g.
+ Nếu nhiều đờm, ngủ mê mệt: đổ nước trúc lịch vào mũi, mỗi lần 20g – 30g, cách 4-6 giờ/lần.
+ Táo bón, gia đại hoàng 08g.
+ Miệng khô, họng khô, gia: thiên hoa phấn 12g, sa sâm 12g.
Châm cứu: châm các huyệt nửa người bên liệt.
- Cấp cứu: chích nặn máu thập tuyên hoặc 12 huyệt tỉnh của 12 đường kinh.
- Châm tả: nhân trung, liêm tuyền, thừa tương, hợp cốc, khúc trì, phong long; châm bổ: thái khê, nội đình. Thời gian: 15 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Xoa bóp bấm huyệt, tập phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt đối với bệnh nhân Tai biến mạch máu não
Thể đàm mê thanh khiếu
Thấp đàm là âm tà, tích lại trong cơ thể lâu ngày làm tổn thương dương khí nên thường biểu hiện các triệu chứng không rầm rộ như chứng do đàm nhiệt gây ra.
Chứng hậu:
- Hôn mê
- Liệt nửa người, có thể có kèm theo liệt mặt cùng bên hoặc liệt mặt bên đối diện
- Cấm khẩu
- Mặt nhợt, môi tái
- Chân tay mềm yếu, lạnh
- Đờm rãi nhiều
- Đại tiểu tiện bế
- Chất lưỡi đạm nhạt, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhớt
- Mạch trầm hoạt.
Pháp điều trị: ôn dương, hóa đàm, khai khiếu, tỉnh thần.
Phương dược:
Dùng gấp Tô hợp hương hoàn mài ra với nước nóng, cậy miệng cho uống, hoặc cho uống qua ống thông dạ dày để ôn dương, hóa đàm, khai khiếu. Sau đó dùng bài Địch đàm thang gia vị.
- Tô hợp hương hoàn:
Tô hợp hương | 40g | Huân lục hương | 40g |
An tức hương | 40g | Bạch đàn hương | 40g |
Trầm hương | 40g | Đinh hương | 40g |
Mộc hương | 40g | Hương phụ | 40g |
Bạch truật | 40g | Chu sa | 40g |
Kha tử | 40g | Tất bát | 40g |
Tê giác | 40g | Băng phiến | 10g |
Xạ hương | 04g |
Tô hợp hương, xạ hương, băng phiến tán nhỏ, để riêng từng vị. Các vị thuốc còn lại tán mịn, hoàn hồ. Lần lượt dùng bột của 3 vị thuốc trên bao làm áo, sấy khô (5g/viên). Uống 1-2 viên/lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
- Địch đàm thang
Bán hạ chế | 10g | Đởm nam tinh | 10g |
Quất hồng | 10g | Chỉ thực | 10g |
Phục linh | 12g | Nhân sâm | 12g |
Xương bồ | 10g | Trúc nhự | 10g |
Cam thảo | 06g | Sinh khương | 2 lát |
Đại táo | 12g |
sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Gia giảm:
+ Nếu triệu chứng của hàn rõ: người lạnh, chân tay lạnh, thở ngắn, gia: nhục quế 06g, phụ tử chế 06g.
+ Chân tay co quắp, gia: câu đằng 10g, toàn yết 08g, địa long 06g.
Châm cứu bệnh nhân Tai biến mạch máu não: châm các huyệt nửa người bên liệt.
- Cấp cứu: chích nặn máu thập tuyên hoặc 12 huyệt tỉnh của 12 đường kinh, nhân trung, liêm tuyển, thừa tương.
- Châm bổ và cứu: thận du, mệnh môn, thần khuyết, quan nguyên, khí hải, túc tam lý. Châm bổ: nội đình, phong long. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X l – 2 lần/ngày.
Xoa bóp bấm huyệt, tập phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt.
Thể nguyên khí bại thoát
Chứng hậu:
- Đột nhiên hôn mê
- Liệt tứ chi, liệt mềm, có thể có kèm theo liệt mặt
- Sắc mặt trắng bệch
- Mắt nhắm, miệng há, lưỡi rụt
- Vã mồ hôi lạnh, lượng nhiều
- Tứ chi lạnh
- Đại tiểu tiện không tự chủ
- Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt
- Mạch trầm vi tế.
- Chú ý: ở thể này, người bệnh thường có biểu hiện huyết áp tụt hoặc không đo được huyết áp. Do đó, thầy thuốc cần theo dõi chặt chẽ huyết áp của người bệnh để có phương án xử trí kịp thời.
Pháp điều trị: ích khí hồi dương, phù chính cố thoát.
Phương dược:
Dùng ngay Sâm phụ thang là thuốc hồi dương để bảo toàn tính mệnh. Sau khi hồi dương, nếu người bệnh có biểu hiện mặt đỏ, chân lạnh, bứt rứt không yên, mạch nhược hoặc đột nhiên khuyếch đại là do chàn âm hư tổn, dương không có chỗ dựa nên hư dương trồi lên muốn thoát. Khi đó có thể dùng bài Địa hoàng ẩm tử để dưỡng âm, bổ dương, hồi dương, cố thoát.
- Sâm phụ thang.
Nhân sâm 16g Phụ tử chế 12g
Hai vị trên đổ nước vừa đủ một lần uống, sắc vừa lửa, để sôi 15 – 20 phút, uống ấm. Trường hợp hôn mê có thể cho uống qua ống thông dạ dày.
Gia giảm:
+ Nếu trung khí kém, gia bạch truật 12g.
+ Nếu suyễn thở, gia ngũ vị tử 08g.
+ Mồ hôi ra nhiều, gia: hoàng kỳ 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, sơn thù 08g.
- Đia hoàng ẩm tử.
Thục địa | 12g | Ba kích (bỏ lõi) | 12g |
Sơn thù | 12g | Thạch hộc | 12g |
Nhục thung dung (tẩm rượu sao) | 12g | Phụ tử chế | 12g |
Ngũ vị tử | 12g | Nhục quế | 12g |
Phục tinh | 12g | Mạch môn (bỏ lõi) | 12g |
Xương bồ | 12g | Viễn chí (bỏ lõi) | 12g |
Tất cả tán bột. Mỗi lần uống lấy 8g – 12g bột, sắc với sinh khương 5 lát, đại táo 10 quả> bạc hà 5 — 7 lá. Có thể dùng thang sắc uống.
Châm cứu bệnh nhân Tai biến mạch máu não:
- Cứu ngải: quan nguyên, khí hải, tam âm giao,
- Cứu cách muối: thần khuyết.
- Châm tả: nhân trung.
- Đại tiểu tiện không tự chủ: cứu bách hội, châm bổ thận du.
Xoa bóp bấm huyệt, tập phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt.