Trang chủChâm cứuPhương pháp cấy chỉ trong châm cứu

Phương pháp cấy chỉ trong châm cứu

Xuyên chỉ, vùi chỉ, thắt buộc chỉ là những phương pháp dùng chỉ catgut chôn vào trong huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài, tạo nên tác dụng điều trị. Căn cứ vào thực nghiệm : sau khi dùng chỉ catgut kích thích huyệt vị của kinh lạc rồi đo thay đổi lượng sinh hoá bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự biến dương tổng hợp (đồng hoá) của cơ tăng cao còn sự biến dương thái biến (dị hoá) của cơ lại giảm đi, có sự tăng cao protein và hydrocacbon ở cơ, giảm acid lactic, cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ, từ đó làm tăng cao chuyển hoá và dinh dưỡng của cơ. Thông qua quan sát đôi chiếu, sau khi thắt buộc chỉ người ta thấy lưới mao mạch tăng huyết quản tân sinh, lượng máu lưu thông tăng nhiều, sự tuần hoàn của máu cũng cải thiện cho vùng chi của bệnh nhân có thắt buộc chỉ catgut có điều kiện dinh dưỡng hơn, đồng thời sợi cơ tăng nhiều tạo thành một bó. Đối với sự lỏng lẻo cơ thì buộc thắt chỉ có tác dụng làm khít chặt lại, bên trong lớp cơ còn có thể phát sinh những sợi thần kinh mới. Trước mắt, các phương pháp điều trị nói trên dùng điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng, bệnh hen phế quản, di chứng sau bại liệt ở trẻ em, nói chung có hiệu quả tốt.

Dụng cụ

Kẹp cầm máu đầu cong (dài 12-14 thôn), kẹp gắp kim kéo, kẹp ngắn không có răng, dao mổ (đầu nhọn), khay quả đậu, chén đựng thuốc, trocart (kim có nòng thông), kim chích số 5-6, kim tam lăng (số lớn), chỉ tự tiêu hoặc chỉ catgut đơn thuần số 0,1 và 2500ml dung dịch novocain 0,25-1%.

Làm thao tác vô trùng ngoại khoa, rửa tay, mang găng tay vô trùng, dùng thuốc đỏ sát trùng da, khăn chải có lỗ vô trùng.

Phương pháp xuyên chỉ vào huyệt:

Cách phía trước hoặc phía trái và phải chỗ vùng huyệt đã định khoảng 1,5-2,5mm, dùng novocain chích vào trong da gây tê làm cho da gờ lên thành một khối có đường kính 0,3-0,5mm rồi lấy kim tam giác có chỉ cat­gut đâm vào vùng da đã nổi gờ lên đó mà châm vào đến phần tổ chức cơ lớp sâu bên trong. Xuyên kim qua khối huyệt vị rồi tiến dần lên da gờ bên phía đối diện mà đẩy kim ra, lấy kéo cắt cả hai đầu khiến cho đoạn chỉ catgut nằm xuyên bên trong huyệt, hai đầu chỉ không được lộ ra ngoài da để tránh nhiễm trùng hoặc làm cho dễ rút ra khỏi da.

Phương pháp vùi chỉ (chôn chỉ) vào huyệt :

Dùng novocain chích vào trên huyệt để gấy tê, dùng dao nhọn mới rạch da (khoảng 0,5-1mm), lây kẹp cầm máu đẩy vào đến phần sâu của huyệt vị rồi đi qua lớp cân mạc nông đến tầng cơ, có cảm giác đau khi banh rộng cơ vùi dây, rồi nghỉ vài phút, lại banh rộng cơ theo bốn phía xung quanh huyệt vị. Số lần banh rộng cơ tuỳ theo tình trạng bệnh nhân mà định, nói chung khoảng 1-3 lần, rồi sau đó dùng 4-5 đoạn chỉ catgut nhỏ khoảng 0,5-1mm vùi gốc vào sâu trong lớp cơ. Không nên vùi chỉ catgut vào lớp mờ dưới da hoặc vùi quá sâu dưới cơ để đề phòng chỉ khó hấp thụ hoặc nhiễm trùng. Dùng chỉ khâu lại vùng gốc bị cắt, dùng gạc vô trùng đắp lên vết mổ 5-7 ngày sau thì cắt chỉ khâu.

Phương pháp buộc chỉ ở huyệt:

Thao tác làm nhanh và về cơ bản thì giống như phương pháp xuyên chỉ vào huyệt. Đặc điểm của phương pháp này là vùng da bên cạnh huyệt vị cần phải mở một miệng nhỏ, do đó diện tích vùng da gây tê cần phải khá lớn. Dùng mũi dao nhọn đặt trên da, xé da rộng khoảng 0,3-3,5mm, rồi dùng kẹp cầm máu đầu cong xuyên đến vùng sâu các huyệt vị, tiến hành banh rộng vết mổ. Sau khi kích thích lên xuống khoảng dưới 40-50 lần, dùng kim mổ đi qua lớp tổ chức sâu của huyệt đến lớp cơ, đi qua huyệt rồi vòng lên phía miệng vết mổ bên kia mà đâm ra ngoài, rồi từ lỗ vào đâm kim ra lại đâm kim vào, trở lại đến tổ chức nông của huyệt rồi hướng về phía lỗ vết mổ mà đâm kim vào lúc đầu đến để đâm kim ra ngoài. Lấy đầu dây buộc lại, làm một nút thích hợp (nút ngoại khoa), sau đó nắm đầu đây, đấy lùi vào dưới da. Vì có thể cho nhu cầu điều trị khác nhau mà chọn các phương pháp thắt buộc chỉ khác nhau. Nếu như miếng vết da mổ khá lớn thì có thể dùng chỉ khâu lại một mũi, đắp gạc vô trùng lên, băng lại sau 5-7 ngày thì cắt chỉ.

Các phương pháp thắt buộc chỉ các loại như sau :

Thắt nút buộc hình nửa vòng tròn : Dùng cho tất cả các huyệt nói chung.

Thắt nút buộc hình chỉ số tám nằm ngang : Dùng ở huyệt đại chuỳ, yêu dương quan.

Thắt nút buộc số tám dạng chữ K : Dùng ở huyệt hoàn khiêu, lấy huyệt hoàn khiêu làm trung tâm, một đầu dây kéo xuống về phía huyệt thừa phù, một đầu dây khác kéo về phía huyệt hạ liêu.

Thắt nút buộc dạng chữ K : Dùng ở huyệt hoàn khiêu.

Thắt nút buộc chỉ vòng tròn : Dùng ở cơ delta từ huyệt nhũ du hướng lên đến huyệt kiên ngung quay thành một vòng rồi thắt nút lại.

Liệu trình điều trị :

Nói chung từ ba tuần đến một tháng thì buộc chỉ lại một lần, căn cứ vào thể chất cơ thể của người bệnh mà rút ngắn hoặc kéo dài thời gian buộc chi một cách thích hợp. Cơ thể yếu hoặc người có bệnh thì thời gian buộc chỉ dài hơn.

Phản ứng sau khi điều trị

Sau khi điều trị bằng các phương pháp xuyên chỉ vào huyệt, vùi chỉ, thắt buộc chỉ, cơ thể có thể phát sinh ra những sự thay đổi sau :

Phản ứng bình thường:

Phản ứng tại chỗ : Do vết thương kích thích và do sự kích thích của chỉ catgut (một loại protein lạ) trong thời gian 1-5 ngày tại chỗ có thể xuất hiện phản ứng viêm vô trùng do sưng đau và nóng. Có trường hợp phản ứng tại chỗ khá nặng {trầm trọng), tại vùng chỉ catgut kích thích vào mô làm nên sự dịch hoá thành một chất dịch thấm có màu trắng sửa đều là những hiện tượng bình thường, không cần phải xử lý. Nếu như lúc dịch thấm khá nhiều và lồi ra ngoài bề mặt da, có thể có dịch màu trắng sửa tiết ra thì dùng cồn 75° lau sạch đi, băng lại bằng gạc vô trùng. Sau khi tiến hành thủ thuật, nhiệt độ tại chỗ của chi bệnh nhân có thể tăng lên cao và có thể kéo dài 3-7 ngày. Nói chung các phản ứng vừa mô tả trên là hiệu quả điều trị khá tốt.

Phản ứng toàn thân : Một số ít bệnh nhân sau khi điều trị trong thời gian từ 4-24 giờ thì xuất hiện nhiệt độ tăng cao, nói chung khoảng trên dưới 38°c (cá biệt cũng có người tăng cao tới 39-40°C) và kéo dài 2-4 ngày thì có khả năng trở lại bình thường. Sau điều trị nói chung đêu có hiện tượng tăng lượng bạch cầu và tăng tế bào đa nhân trung tính với các mức độ khác nhau.

Phản ứng bất thường

Đau nhức : Sau điều trị nếu miệng vết mổ đau nhức dữ dội hoặc đau tê ở vùng chỉ, nếu như do thắt nút buộc quá chặt thì cần phải dùng dao xé chỉ catgut để làm mới. Giản nút thắt buộc ra.

Nhiễm trùng : Một số ít bệnh nhân do trong lúc điều trị (làm thủ thuật) thao tác vô trùng không nghiêm túc, hoặc chỗ miệng vết mổ không tốt đều tạo thành sự nhiễm trùng. Nói chung sau khi điều trị 3-4 ngày mà xuất hiện sưng đỏ tại chỗ, đau nhức như dao cắt và có thể kèm theo phát sốt thì nên chườm nóng tại chỗ và xử lý thuốc chống nhiễm trùng.

Chảy máu : Phần lớn do kích thích quá mạnh hoặc do kim chích làm phá vỡ mạch máu mà gây nên. Cần ép và băng lại thì có thể làm dừng chảy máu.

Nếu đã ép mà không thể cầm máu được thì tại vùng chảy máu dùng chỉ thắt buộc mạch máu và lấy chỉ catgut ra.

Dị ứng : Cá biệt có bệnh nhân dị ứng với cồn hoặc chỉ catgut. Sau điều trị xuất hiện các phản ứng như : ngứa tại chỗ, sưng đỏ hoặc phát sốt toàn thân. Trường hợp cá biệt tại vết mổ có sự dịch hoá tổ chức mỡ,tiếp đến là chi catgut bị đẩy lồi ra ngoài. Đối với bệnh nhân ấy thì có thể kết hợp điều trị thuốc giải dị ứng. Trường hợp người bệnh có trạng thái dị ứng nghiêm trọng thì cần phải thay đổi phương pháp điều trị khác.

Tổn thương thần kinh : Nếu như tổn thương thần kinh cảm giác thì sẽ xuất hiện sự rối loạn cảm giác ở vùng da do thần kinh chi phối. Tổn thương thần kinh vận động thì xuất hiện tình trạng liệt một cách rõ ràng nhóm cơ do thần kinh chi phối. Nguyên nhân là do thắt buộc không thích hợp, kích thích quá mạnh hoặc thắt buộc vào mạch máu nuôi dưỡng thần kinh mà gây nên.

Chú ý

Cần phải chú ý thao tác vô trùng một cách nghiêm ngặt. Đối với bệnh nhân bị bệnh tim nặng, đái đường, sốt cao cho đến phụ nữ có thai thì không nên dùng, lúc có kinh nguyệt nên sử dụng một cách thận trọng.

Trên cùng một huyệt vị lúc điều trị nhiều lần cần phải tránh lệch vùng đã điều trị trước đó, lúc thắt buộc chỉ cần phải tránh chạm vào mạch máu và thần kinh.

Huyệt ở vùng cạnh cột sống (giáp tích) hoặc ở vùng thắt lưng cùng (hạ liêu) và trên tay, chân có cơ bị co rút thì nên dùng phương pháp xuyên chỉ hoặc vùi chỉ vào huyệt .

Các thủ thuật ở vùng cơ bụng hoặc gân cơ, nói chung trước hết cần phải tiến hành banh rộng huyệt vị rồi sau đó mới vùi hoặc thắt buộc nút. Người cơ lỏng lẻo thì nên dùng phương pháp thắt buộc nút. Độ thắt buộc nới lỏng hay thít chặt phải tuỳ theo tình hình nới lỏng cơ lực của bệnh nhân mà định, cơ nhục co rút thì trựớc hết nên xoa bóp sau một vài lần rồi mới tiến hành làm, nói chung chỉ nên dùng vùi chỉ, không nên buộc chỉ.

Chỉ catgut sau khi dùng có thể ngâm trong cồn 75° để bảo quản, trước khi dùng chôn chỉ thì phải ngâm vào nước muối để tránh sự lan dịch hoá tổ chức.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây