Tứ chi co giật (chân tay co giật) – Chẩn đoán bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Tứ chi co giật là chỉ chân tay do một nguyên nhân nào đó làm cho tự nhiên co giật. Có nghĩa là vừa co vừa duỗi động đậy luôn luôn, cho nên những trường hợp chân tay không tự chủ, không khống chế được co giật lay động hoặc co duỗi liên tục đều thuộc phạm vi chứng co giật này. Sách Nội kinh sớm đã ghi chứng “Khiết túng”. Khiết là gân mạch co giật, là gập lại. Túng là gân mạch oải lơi là duỗi ra. Cho nên khiết túng là chân tay một bên co, một bên duỗi khác với loại co giật không có quy tắc nhưng cũng thuộc loại co giật nói chung. Sách Nội kinh còn có nhiều bệnh danh để chỉ chứng co giật như “Kính cường câu khiết”, “Giản khiết câu loan”, “Giản huyễn”, “Nhục nhuận khiết”…

Trong Thương hàn luận cũng ghi các chứng “Kinh giản”, “Khiết túng”, Các tài liệu đời sau nhiều loại bệnh chứng như “Giản chứng” “Kính chứng”đều coi co giật là chủ chứng.

Run rẩy là chỉ chân tay rung động lẩy bẩy và rõ nhất là ở các đầu ngón. Cứng đơ là chỉ tứ chi cứng rắn, duỗi thẳng không gập vào được. Co quắp với co cứng là chỉ tứ chi quắp lại chắc chắn không duỗi thẳng được. Ba loại trên đều không có động tác giật cho nên không thuộc phạm vi co giật. Còn như chứng “Múa vờn” tuy là thuộc loại co giật nhưng chân tay co giật có hiện tượng như múa may cho nên thảo luận vào mục riêng.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Tứ chi co giật do phong tà vít nghẽn: Có chứng phát nhiệt ố hàn. Tứ chi co giật, gáy lưng căng cứng, gân mạch co quắp, chân tay thân thể nặng mỏi hoặc đau nhức, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc hơi vàng, mạch Huyền Khẩn hoặc Sác.
  • Tứ chi co giật do phong hàn ứ trệ: Có chứng co giật từng cơn hoặc phát âm ra có tiếng của lục súc, mắt trỢn ngược, miệng mửa ra bọt dãi. Trước tiên tứ chi cứng đơ, co quắp tiếp theo là có từng cơn co duỗi, nhị tiện không tự chủ, thần thức không tỉnh táo, sau cơn bệnh lại như bình thường, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt. Cũng có thể trước tiên có bệnh sử ngoại thương rồi sau mới co giật. Người bệnh còn kiêm chứng vùng đầu có vết tích ngoại thương và lưỡi có nốt ứ huyết.
  • Tứ chi co giật do âm hư dương cang sinh phong:

Có chứng mắt nhìn không tỏ, lưng đùi yếu mỏi, co cứng tê giật, tai ù choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má hồng, môi đỏ bì phu nóng, ban đêm nặng hơn. Sau khi bị kích động cáu giận thì tứ chi co giật, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền hoặc Sác.

Tứ chi co giật do nhiệt cực hoặc thấp nhiệt sinh phong: Có chứng sốt cao, khát nước, mặt hồng thở thô, tứ chi co giật hoặc lay động không ngớt, cổ gáy căng cứng uốn ván, mắt trực thị kiêm các chứng tinh thần hôn mê, nói sảng, tiểu tiện vàng, đại tiện khô, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Sác, Thực. Nếu là thấp nhiệt động phong thì kiêm chứng xu thế nhiệt dằng dai, đầu nặng như bị bọc, lưỡi hồng to bệu, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

  • Tứ chi co giật do Tỳ Thận dương hư: Có chứng cơ thể lạnh, chân tay lạnh, mặt trắng, mắt trong veo tứ chi máy động không dứt, phù nề biếng ăn đại, tiện nhão, lưng đùi yếu mỏi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện trong dài hoặc lượng ít,chất lưỡi nhợt, thể lưỡi mập to có vết răng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Trì hoặc Trầm Hoãn.
  • Tứ chi co giật do Can uất huyết hư: Phần nhiều hay đa sầu đa cảm nhiều mộng ít ngủ, hay thở dài, ngực bứt dứt khó chịu, gặp sự kích thích tinh thần thì tỳ ngực vào gối, khóc cười xen kẽ, hoặc ngã lăn đột ngột, tứ chi co giật kiêm chứng chân tay quờ quạng, lưỡi nhợt, mạch Huyền Tế.
  • Tứ chi co giật do huyết hư sinh phong: Do thể trạng vốn hư, sắc mặt xanh nhợt hoặc vàng bủng, chân tay mình mẩy tê dại, chân tay từ từ giật động, gân thịt máy động, môi miệng và chân tay trắng nhợt, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Tế, chân tay co giật giống như chân gà nên tục gọi là “Kê trảo phong” cũng là loại này.
  • Tứ chi co giật do trúng độc gây nên: Uống nhầm các loại thuốc độc tính như Mã tiền tử quá liều lượng hoặc tiếp xúc với các chất hóa học bị trúng độc dẫn đến tứ chi co giật. Vì tính chất của độc tà khác nhau, tình trạng co giật và kiêm chứng cũng có những biểu hiện khác nhau

Phân tích

– Chứng Tứ chi co giật do phong tà ngăn trở đường lạc với chứng Tứ chi co giật do phong với đờm ứ đọng: Nhìn nhận theo nguyên nhân bệnh thì chứng phong tà ngăn trở đường lạc phần nhiều do ngoại cảm phong tà, tà khí vít ở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông hoặc ỡ thời điểm vừa bị chấn thương, bị tà khí phong độc xâm lấn, doanh vệ không được truyền thông, gân mạch không được nuôi dưỡng cho nên tứ chi co giật. Chứng phong với đờm ứ trệ thì phần nhiều do quá sợ, quá kinh đột ngột tổn thương đến Can Thận, hoặc ăn uống không điều độ Tỳ Vị tổn thương, Tỳ mất sự kiện vận tụ thấp thành đờm, một khi Can mất điều đạt thì dương thăng phong động tạo điều kiện tích đờm, Can phong kết hợp với đường úng tắc ở trên hoặc bị ngoại thương ứ huyết, khí huyết nghịch loạn, tinh huyết mất đi sự phân bố thì có từng cơn co giật. Hai loại này biểu hiện lâm sàng khác nhau. Loại trên thì kiêm có chứng trạng ngoại cảm phong tà phát nhiệt ố hàn, đầu, mình đau hoặc xuất hiện lục kinh hình chứng như vết thương bị cảm nhiễm phong tà thì ngoài chứng tứ chi co giật có thể thấy câm khẩu, uốn ván… Loại sau thì tứ chi co giật có tính từng cơn chứ không có chứng trạng ngoại cảm, sau khi phát cơn người bệnh trở lại bình thường, hai chứng này chẩn đoán phân biệt không khó. Loại trên điều trị theo phép khu phong thông lạc, dưỡng huyết hòa doanh cho uống Đại Tần giao thang gia giảm. Nếu bị tà khí phong độc có thể dùng Ngọc chân tán, Ngũ hổ truy phong tán gia giảm. Còn loại Can phong kiêm ứ thì dùng phép trừ ứ dẹp phong, cho uống Sơ Can tức phong thang hợp với Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.

– Chứng Tứ chỉ co giật do âm hư dương cang sinh phong với chứng Tứ chi co giật do nhiệt cực hoặc thấp nhiệt sinh phong: Loại trên phần nhiều do tích lũy mệt nhọc ốm yếu lâu ngày hao thương âm tinh, Can Thận âm hư gân mạch không được nuôi dưỡng. Âm hư không chê nổi dương, Can dương thiên cang dẫn đến Can phong nội động tứ chi co giật. Loại sau phần nhiều do cảm nhiễm bệnh tà thấp độc hoặc dương khí thiên cang hun đốt âm dịch, gân mạch mất sự nuôi dưỡng hoặc bị thấp nhiệt xâm phạm phần nhiều xẩy ra ở giai đoạn cuối của bệnh Thấp ôn. Thấp nhiệt kết hợp với phong, phong là khí của mộc, phong động thì tứ chi co giật, cả hai loại ngoài chứng trạng đều bị co giật: Loại trên có đủ các chứng trạng Can Thận âm hư như; lưng đùi yếu mỏi, mắt mờ, choáng váng tai ù, ngũ Tâm phiền nhiệt, tê dại co quắp, lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế Sác. Loại sau có đủ các hiện tượng nhiệt như: sốt cao, khát nước, mặt hồng, mắt đỏ tiểu ti.ện vàng, đại tiện khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Sác hoặc có đặc điểm về thấp nhiệt như: mình nóng bứt dứt, lưỡi hồng to mập, rêu vàng nhớt, mạch Hoạt Sác. Loại trên điều trị theo phép tư âm tiềm dương, bình Can dẹp phong dùng Trấn Can tức phong thang hoặc Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm. Loại sau là nhiệt cực sinh phong dùng phép thanh nhiệt dẹp phong cho uống Linh dương câu đằng thang gia giảm. Bệnh thuộc thấp nhiệt thì nên thanh nhiệt lợi thấp, chính như mục Thấp nhiệt bệnh thiên sách Ôn nhiệt kinh vĩ có nói: “Loại thấp nhiệt này xâm phạm vào kinh lạc đường mạch nên dùng Địa long tươi, Tần giao, Uy linh tiên, Hoạt thạch, Xương nhĩ tử, Ty qua đằng, Hải phong đằng và tửu sao Hoàng liên”.

– Chứng Huyết hư với chứng Can uất huyết hư sinh phong: Nguyên nhân bệnh chủ yếu của chứng Huyết hư sinh phong là do các loại bị mất huyết như băng lậu, đại tiện ra huyết hoặc doanh dưỡng không điều hòa, nguồn sinh hóa ra huyết bất túc, gân mạch không được nuôi dưỡng dẫn đến tứ chi co giật. Còn loại sau vốn là người bệnh đa sầu đa cảm, Tâm thần không yên, gặp chuyện cáu giận đột ngột thì Can khí nghịch lên, khí cơ nghịch loạn, khí huyết ở tứ chi không phân bố được, gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên bệnh. Trên góc độ biểu hiện lâm sàng để phân biệt hai chứng này thì loại co giật do huyết hư phần nhiều phát sinh từ từ, gân mạch co cứng, tê dại và có những hiện tượng về huyết hư như: sắc mặt trắng xanh, choáng váng, môi miệng móng tay chân trắng nhợt, mạch Tế. Còn loại sau thì biểu hiện đầy đủ triệu chứng của Can uất và Tâm huyết hư như: vùng ngực khó chịu, tinh thần ức uất hay thở dài, hồi hộp hay quên, mất ngủ hay mê. Điều trị loại trên nên dưỡng huyết dẹp phong cho uống Tứ vật thang gia vị. Loại sau nên dưỡng huyết thư Can cho uống Bổ Can thang hợp với Tứ nghịch tán gia giảm.

– Chứng Tứ chi co giật do Tỳ Thận dương hư: Nguyên nhân bệnh nhiều do nôn ọe, do ỉa chầy, Tỳ Vị hư làm dương khí hư suy, kinh mạch không được sưởi ấm dẫn đến tứ chi co giật cho nên so với loại nhiệt cực thấp nhiệt sinh phong và Can dương hóa phong rất khác nhau. Hơn nữa, còn kiêm chứng về hiện tượng hàn rất rõ rệt như: cơ thể lạnh, chân tay lạnh, mặt nhợt mắt xanh, không khát, tiểu tiện trong, đại tiện nhão, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch Trầm Trì. So với hiện tượng nhiệt và hiện tượng thấp nhiệt cũng khác nhau rõ rệt. Điều trị chứng này nên theo phép ôn dương cố bản cho uống cố chân thang gia giảm.

– Chứng Tứ chi co giật do trúng độc gây nên: So với chứng hậu các loại trên khác nhau, vì những vị thuốc trúng độc bất nhất cho nên về hình thức co giật và các kiêm chứng cũng khác nhau. Mặt khác còn có bệnh sử trúng độc do tiếp xúc với dược vật hoặc các dữ kiện hóa học công nghiệp khác nhau có thể dựa vào đó mà chẩn đoán phân biệt.

Chứng Tứ chi co giật có rất nhiều nguyên nhân biểu hiện cũng rất phức tạp, nhưng điều chủ yếu hàng đầu là phải phân biệt ngoại cảm, nội thương hoặc trũng độc. về ngoại cảm thì cần chú ý đặc điểm của bệnh tà. về nội thương thì cần chú ý đến kiêm chứng và những biểu hiện về khí huyết âm dương thiên thịnh hoặc thiên suy về trúng độc thì cần chú ý đến bệnh sử sẽ không khó khi chẩn đoán phân biệt.

Trích dẫn y văn

Các loại phong quay quắt đều thuộc Can mộc, các loại co cứng lắc lư đều là tác dụng của phong, dương chủ động, âm chủ tĩnh, do hỏa thịnh chế kim, kim suy không bình được mộc, Can mộc dồi dào nên tự nó phát sinh ra bệnh (Nho môn sự thân – Phong hình – Phong thống phản chương nhị).

Chứng Khiết túng phần nhiều thuộc ba kinh Tâm Tỳ Can, nếu tự ta mồ hôi, đoản hơi mạch cấp, ấn vào thì giảm thành Tiểu đó là do Tâm khí hư cho uống Thần sa diệu hương tán. Khí thịnh, tinh thần hôn mê gân rút, mạch Đại đầy tràn đó là Tâm hỏa vượng cho uống Đạo xích tán gia Cầm, Liên, Sơn chi, Phục thần, Tê giác. Nếu thể trạng mỏi mệt, tinh thần hôn mê không nói năng, mạch Trầm Hoãn, chân tay không ấm là do Tỳ hư sinh phong, cho uống Quy Tỳ thang gia Câu đằng, khương hoạt. Nếu hàn nhiệt vãng lai, đầu lắc lư, mắt trực thị, mạch Huyền cấp là do Can nhiệt sinh phong cho uống Gia vị Tiêu giao tán gia Quế chi.

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận