Khái niệm
Tiêu sấu là chỉ cơ bắp teo gầy, thể trạng quá nhẹ, thậm chí da bọc xương như củi.
Sách Nội kinh có ghi các bệnh danh “Phong tiêu”, “Phá khổn”, “Thoát nhục”. Các y thư khác thì lại ghi “Thoát hình”, “Khổn nhục thoát”, “Đại nhục tiêu thoát”, “Nuy sấu” …
Ở trạng thái sinh lý bình thường, sự gầy còm của cơ thể có những dị biệt rất nhiều; nếu hình thể hơi gầy mà tinh thần sung mãn, sắc mặt tươi nhuận, lưỡi và mạch như thường, thân thể không chỗ nào đau đớn, không có bệnh lý biến hóa gì thì không thuộc loại bệnh nói ở đây.
Phận biệt
Chứng hậu thường gặp
- Tiêu sấu do Tỳ Vị khí hư:Có chứng thể trạng gầy còm, kém ăn, sau khi ăn vào trướng bụng, đại tiện lỏng nhão, mỏi mệt yếu sắc, thiểu khí biếng nói, sắc mặt úa vàng, lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng, mạch Hư Nhược.
- Tiêu sấu do khí huyết hư yếu: Có chứng thể trạng gầy*èồm, sắc mặt úa vàng không tươi, mỏi mệt yếu sức, thiểu khí biếng nói, đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ, lưỡi nhợt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
- Tiêu sấu do Phế âm bất túc: Có chứng thể trạng gầy còm, ho khan ít đờm, trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra huyết, miệng ráo họng khô, triều nhiệt mồ hôi trộm, về chiều gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch Tế Sác.
- Tiêu sấu do Vị nhiệt quá thịnh: Có chứng gầy còm, miệng khát thích uống lạnh, dễ tiêu hay đói, Tâm phiền hôi miệng, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô kết, rêu lưỡi vàng khô, mạch Huyền Sác có lực.
- Tiêu sấu do Can hỏa quá thịnh: Có chứng thể trạng gầy còm, vật vã không yên, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng mắt hoa, liên sườn đau rát, miệng đắng mắt đỏ, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
- Tiêu sấu do trùng tích: Có chứng thể trạng gầy còm, sắc mặt vàng bủng, Vị quản cồn cào, vùng bụng và rốn đau, lúc đau lúc ngưng, ăn uống kém hoặc thích ăn những vật lạ, đại tiện lỏng nhão, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhược vô lực.Chứng Tiêu sấu do Tỳ Vị khí hư với chứng Tiêu sấu do khí huyết hư nhược: Gầy còm do Tỳ Vị khí hư vì hậu thiên mất sự nuôi dưỡng hoặc tư lự quá độ tổn thương đến Tỳ Vị gây nên cho nên xuất hiện những biểu hiện về Tỳ mất kiện vận như các chứng kém ăn, sau khi ăn thì trướng bụng, đại tiện lỏng loãng… Tiếp theo xuất hiện hình thể gầy còm, sắc mặt vàng bủng, mệt mỏi yếu sức, đoản hơi biếng nói là những chứng trạng toàn thân mất sự nuôi dưỡng. Điều trị nên kiện Tỳ ích khí chọn dùng phương Tứ quân tử thang gia vị. Tiêu sấu do khí huyết hư yếu vì mệt nhọc nội thương hoặc sau khi ốm điều dưỡng kém ảnh hưởng đến khí huyết sinh hóa bất túc gây nên. Khí huyết bất túc toàn thân mất sự nuôi dưỡng cho nên mệt nhọc gầy còm, mệt mỏi yếu sức, thiểu khí biếng nói đầu choáng mắt hoa, hồi hộp đoản hơi… đều là những biểu hiện khí huyết đều hư. Điều trị nên ích khí dưỡng huyết dùng phương Bát trân thang. Yếu điểm để chẩn đoán phân biệt hai chứng này là: chứng trên có những biểu hiện Tỳ mất sự kiện vận như kém ăn, sau khi ăn trướng bụng đại tiện lỏng nhão. Chứng sau kiêm các chứng trạng khí huyết đều hư như đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ.
- Chứng Tiêu sấu do Phế âm bất túc: Chứng này do ho lâu hại Phế, hoặc táo nhiệt phạm Phế là những nguyênnhân tổn hại Phế tân, Phế âm suy tổn gây nên. Phế âm bất túc mất chức năng thanh túc, Phế lạc tổn thương cho nên xuât hiện ho khan ít đờm, trong đờm lẫn huyết hoặc khạc ra huyết, âm dịch bất túc, âm hư hỏa động cho nên biểu hiện các chứng trạng gầy còm triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt về chiều gò má đỏ. Điều trị nên dưỡng âm thanh Phế dùng phương Bách hợp cố kim thang.
- Chứng Tiêu sấu do Vị nhiệt quá thịnh với chứng Tiêu sấu do Can hỏa quá thịnh: Tiêu sấu do vị nhiệt quá thịnh do ăn quá nhiều thức cay nóng béo ngọt, hoặc nhiệt tà vào lý hun đốt tân dịch gây nên. Nhiệt thịnh thì dễ tiêu hay đói, nhiệt hun đốt tân dịch tổn thương cho nên miệng khát muốn uống lạnh, Tâm phiền miệng hôi, đại tiện táo kết. Điều trị nên thanh Vị tả hỏa dùng phương Ngọc nữ tiễn. Tiêu sấu do Can hỏa quá thịnh thường do thể chất vốn dương hư, hoặc ưu uất cáu giận khí uất hóa hỏa, doanh âm bị hao tán ngâm ngầm gây nên. Can hỏa quá thịnh mất chức năng sơ tiết cho nên có các chứng đầu choáng mắt hoa, phiền táo dễ cáu giận, vùng sườn đau rát. Điều trị nên thanh Can tả hỏa, chọn dùng phương Long đởm tả Can thang hợp với Nhất quán tiễn. Yếu điểm chẩn đoán phân biệt của hai chứng này là; loại trên có biểu hiện Vị nhiệt như dễ tiêu chóng đói, miệng khát muốn uống nước lạnh; loại sau có các chứng trạng Can hỏa quá thịnh như phiền táo dễ cáu giận, đầu choáng mắt hoa.
- Chứng Tiêu sấu do trùng tích: Chứng này do ăn uống không sạch, trùng tích ở trong bụng, trong Vị không hòa, Tỳ mất chức năng vận chuyển gây nên… Tỳ mất chức năng vận chuyển thì gầy còm, mặt vàng bủng kém ăn, đại tiện lỏng nhão. Trùng tích ở trong bụng, trong Vị không hòa thì đau vùng bụng và rốn, lúc phát lúc ngưng, hay ăn vật lạ. Đặc điểm của chứng này là đau vùng bụng rốn, lúc phát lúc ngưng, hay ăn vật lạ. Điều trị nên yên hồi khu trùng dùng phương Giá trùng hoàn gia giảm.
- Chứng Tiêu sấu tuy là thể trạng mất sự nuôi dưỡng, nhưng không đưực nhìn nhận chung là hư chứng. Điều trị cần phải biện chứng tìm nguyên nhân, phân biệt hư thực. Hư thì phải bể để tư dưỡng nguồn sinh hóa khí huyết. Thực thì phải tả, khư tà làm yên chính khí thì thể trạng sẽ mập ra.
Trích dẫn y văn
Mạch của chứng tổn gây nên bệnh như thế nào?… hai là tổn cơ thịt, cơ thịt gầy còm ăn uống không làm cho da thịt béo lên … (Nạn kinh – Nạn 14).
Tư (lo nghĩ) gốc từ Tâm, kinh nói: “Tim hồi hộp tư lự thì hại thần, thần tổn thương thì sợ hãi dẫn đến teo quắt da thịt, lông tóc bơ phờ sẽ chết vào mùa Đông, đó là vì hại Tâm gây nên (Cảnh Nhạc toàn thư – Hư tổn).