Trang chủĐông y chữa bệnhĐông y điều trị hen suyễn

Đông y điều trị hen suyễn

Đại cương: Hơi thở gấp, nặng hơn thì há miệng, so vai gọi là chứng “suyễn”, suyễn khí ra vào trong họng có tiếng đờm kéo cưa gọi là chứng “hen”. Hen tất nhiên có suyễn, nhưng suyễn thì không có hen. Sách “Y học chính truyền nói: ” Suyễn là nói về hơi thở, hen là nói về tiếng kéo cử”. Sách “Kim quỹ yếu lược” nói “Trong họng có tiếng như tiếng ếch” phát lên từng kỳ từng đợt là chứng hen. “Hen” có phân ra “hen nhiệt” và “hen hàn”, “hen hàn” phần nhiều vì trong phổi có hàn ngứng đọng, “hen nhiệt” là vì trong ngực có nhiệt uất lại. “Suyễn” cũng có phân ra làm hai thứ hư và thực. Trương Cảnh Nhạc nói “Suyễn thực là có tà khí chứa ở trong, suyễn hư là không có tà mà do nguyên khí hư”. Diệp Thiên Sỹ lại bổ sung: ” Bệnh ở phế là chứng thực, bệnh ở thận là chứng hư”. Câu này có thể làm cương lĩnh cho việc biện chứng luận trị đôi với bệnh “suyễn”.

Nội dung thiên này thoạt tiên phân làm hai loại hen và suyễn, rồi đem chứng suyễn phân làm suyễn hư và suyễn thực, chứng hen thì phân làm hen nhiệt, hen hàn, nay phân biệt trình bày dưới đây:

  1. NGUYÊN NHÂN BỆNH

Chứng suyễn

  • Suyễn thực

Phổi là cái dù, che trên ngũ tạng, bên ngoài hợp với lông da, có chức năng làm cho cơ thể dịu mát. Nếu khi bị tà khí xâm phạm, thì phế khí đầy trướng mà phát ra chứng suyễn. Thiên “Ngũ tà” sách “Linh khu ’ nói: “bệnh tà ở phế thì sẽ phát sinh các chứng đau nhức ngoài da, ớn lạnh phát sốt, khí nghịch lên khó thở, đổ mồ hôi, ho đau ran đến vai và lưng”. Dương Nhân Trai nói: “tà khí ẩn náu trong nội tạng, đàm dãi sục lên khó thở, vì thế khí đưa xốc lên mà thở gấp” Thế là nói rõ phong hàn đàm nhiệt đều có thể làm cho phế thực mà sinh ra chứng suyễn đầy”.

  • Suyễn hư

Phế chủ khí, thận là gốc của khí, phế hư thì khí mất sự chủ đạo, thận hư thì khí không có chỗ để thâu nạp. Cho nên chứng hư suyễn chủ yếu là vì phế thận khí hư và không có tà khí lục dâm.

Chứng hen

  • Hen hàn

Thường do đờm suyễn lâu ngày, dương khí của phế và vị ngày càng hao dần lại cảm ngoại tà mà sinh ra.

  • Hen nhiệt

Phần nhiều vì trong cơ thể sẵn có đờm nhiệt phế khí bị uất trệ không thông, đờm nhiệt làm tắc đường lưu thông của khí mà sinh ra bệnh này.

Không kể là hen hàn hay hen nhiệt, khi phát bệnh thường có quan hệ với thời tiết. Đồng thời đờm và khí là tắc thở, phế mất sự lưu thông, cũng là 1 khâu trọng yếu tạo nên bệnh này, đúng như Lý Dụng Tuý trong sách “Chứng trị hôi bỏ” đã nói ” Hen là đờm suyễn lâu ngày mà thường phát ra, vì bên trong có khí ủng trệ, bên ngoài cảm phải khí hậu trái mùa, ngực có đờm kết đọng, ba mặt đó kết hợp với nhau làm bế tắc đường khí, phát thành tiếng mà thành hen”.

  1. BIỆN CHỨNG

Chứng suyễn

Chủ chứng của bệnh suyễn là thở gấp bệnh chia làm hai mặt hư và thực:

  • Suyễn thực

Suyễn thực chủ yếu là do đờm, thường vì gặp phải phong hàn hoặc khí táo nhiệt trái mùa ở ngoài kích thích mà phát sinh.

  1. Phong hàn: Ngực đầy, ho suyễn, nặng hơn thì đổ mồ hôi, nhửc đầu, ớn lạnh, đờm nhiều và loãng, hoặc kiêm cả phát sốt mà không khát nước, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch phù hoạt.
  2. Táo nhiệt: Suyễn mà phiền nóng, khát nước họng đau, đờm nhiều mà đặc, khạc khó ra, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc kiêm cả chứng ho đau ngực. Chất lưỡi đỏ, rẽu lưỡi mỏng, mạch sác.
  • Suyễn hư

Suyễn hư chủ yếu là do hư, hễ lao động một chút thì suyễn tăng thêm.

  1. Phế hư: Thở ngắn hơi, hoặc kiêm có ho, tiếng nói yếu, lưỡi nhạt, tinh thần uể oải, hoặc kiêm có chứng khô ráo, tân dịch, người hơi nóng, miệng khát, họng vướng tắc hoặc tự đổ mồ hôi, sắc mặt đỏ từng lúc, lưỡi đỏ, rêu lưỡi róc, mạch vi nhược.
  2. Thận hư: Thận bị mất công nàng nạp khí, hễ cử động thì suyễn tăng lên, nếu thận dương hư thì suyễn kèm sưng mũi họng, mặt đỏ vật vã, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, mạch vi hoặc trầm nhược là thuộc dương hư mạch tế sác là thuộc âm hư. Nếu có hiện tượng khí nghịch lên, chân lạnh, đổ mồ hôi đầu suyễn thở gấp vật vã, mạch phù đại mà không có căn, hoặc kiểm thấy đi ỉa lỏng đều là triệu chứng nguy.

Chứng hen

Chủ chứng của bệnh hen là suyễn thở có tiếng kéo cưa, khi lên cơn thì khó thở, không nằm ngửa được, thường chia ra 2 loại hen hàn hen nhiệt.

  • Hen hàn

Ngực đầy tức, đờm dãi trong loãng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm khẩn, nếu do ngoại cảm mà lên cơn thì có thể thấy các chứng biểu như nóng lạnh, đau mình.

  • Hen nhiệt

Buồn bực khó chịu, rêu lưỡi thường vàng đục, mạch hoạt sác, như do âm hư hỏa vượng, thì chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế hoạt mà sác, kiêm có ngoại cảm, thì người lạnh mà đau, phát sốt, khát nước thành ra chứng lạnh bên ngoài mà nóng bên trong.

  1. CÁCH CHỮA

“Suyễn thực” thì nên khu tà, “suyễn hư” thì nên bồi bổ. “Hen hàn” nên đùng thuốc ôn hóa hoặc tuyên tán, “hen nhiệt” thì chủ yếu là trừ đờm mát phổi, theo Chu Đan Khê chủ yếu là bồi bổ chính khí, khi lên cơn thì công tà là chủ. Thuyết này có thể dùng để tham khảo.

Chứng suyễn

  • Suyễn thực
  1. Phong hàn: tà khí tắc ở phổi, có thể dùng bài Quế chi gia hậu phác, Hạnh nhân thang (1).

    Vị thuốc Quế chi chữa hen suyễn
    Vị thuốc Quế chi chữa hen suyễn

Hoặc Tiểu thanh long thang (2).

Ghé chứng nhiệt thì dùng các bài Ma hạnh thạch cam thang (3).

Hoa cái tán (4).

Định suyễn thang (5).

Nếu không có ngoại cảm mà vì đờm thấp ứ đọng làm giảm công năng của phế thì nên hóa đờm giáng khí, tuỳ chứng mà dùng các bài như Tam tử dưỡng thận thang (6).

Đình lịch đại táo tả phế thang (7).

Tạo lịch đại táo phế thang

Tạo giáp hoàn (8)

Tô tử giáng khí thang .(9)

  1. Táo nhiệt: Vì táo nhiệt làm tổn thương phổi, thì nên thanh kim giáng hoả, dùng bài Tả bạch tán (10), phế âm hư thì gia các vị thiên hoa phấn, sa sâm, mạch đông, ngọc trúc.
  • Suyễn hư
  1. Phế hư: Nên bổ khí sinh tân, dùng bài Sinh mạch tán (11) làm chủ.
  2. Thận hư: Thận không nạp khí thì dùng bài Sâm giới tán (12) và bài Nhân sâm hồ đào thang (13) làm chủ, ôn hư thì dùng bài Thất vị đô khí hoàn (14) hoặc bài Trịnh nguyên ẩm của cảnh Nhạc (16) Dương hư thì dùng bài Kim quỹ thận khí hoàn (16) hợp với bài Nhị vị hắc tích đơn (17).

Chờ khi cơn suyễn hơi yên thì có thể dùng các vị tử hà xa, khảm khí mà uống thường xuyên.

Vị thuốc hạnh nhân
Vị thuốc hạnh nhân

Chứng hen

  • Hen hàn

Dùng bài Tô tử giáng khí thang (9) kiêm có ngoại cảm thì dùng bài Xạ can ma hoàng thang (18). Bệnh gấp thì trị ngọn, dùng bài Tử kim đơn (19) hoặc Lãnh háo hoàn (20) nhưng không nên dùng lâu. Theo cách chữa ngoài của Thương Thạch Ngoạn là Cách đô bạch giới tử (21) cũng thường có công hiệu.

  • Hen nhiệt

Có thể dùng bài Ngọc diên đơn (22) làm chủ phương.

Bệnh lâu ngày chính khí hư, bình thời có thể dùng bột tử hà xa để điều bổ, ngắn hơi thở gấp nên dùng bài Sâm giới tán (12) hoặc Toàn phúc đại giả thạch thang (23) gia giảm, âm hư có đờm, dùng bài Kim thủy lục quân tiễn (24) làm chủ.

  1. TÓM TẮT

Biện hư thực của bệnh “suyễn” là ở chỗ có tà hay không tà, biện hư thực của bệnh “hen” là ở chỗ phát bệnh mới hay cũ. Nói tóm lại bệnh thực dễ chữa bệnh hư khó chữa, mạch hòa hoãn thì có thể chữa, mạch cấp xúc thì khó chữa, đại thể khi không có tà thì mạch thường hoạt sác hữu lực, chính khí hư không có tà mạch thường vi nhược vô thần, nếu mạch phù đại, vô căn suyễn mà ỉa chảy đổ mồ hôi như dầu, so vai mà thở, mắt trực thị… đều là chứng nguy.

Cái gọi là “thực suyễn” trị phổi, “hư suyễn” trị thận là cách trị suyễn chủ yếu. Bệnh đơn thuần thì định cách chữa để nếu bệnh tình phức tạp, hàn nhiệt lẫn lộn, vừa thực vừa hư thì không thể cố chấp được.

  1. PHỤ PHUƠNG

  1. Quế chi gia hậu phác, hạnh nhân thang: quế chi, thược dược, cam thảo, sinh khương, đại táo, hậu phác, hạnh nhân.
  2. Tiểu thanh long thang: ma hoàng, quế chi, tế tân, bán hạ, can khương, cam thảo, thược dược, ngũ vị tử.
  3. Ma hạnh cam thạch thang: (xem phần ho)
  4. Hoa cái tán: ma hoàng, tía tô, hạnh nhân, tang bì, xích phục linh, quýt hồng, cam thảo.
  5. Định suyễn thang: bạch quả, ma hoàng, tang bì, đông hoa, bán hạ, tô tử, hạnh nhân, hoàng cầm, cam thảo.
  6. Tam tử dưỡng thận thang: bạch giới tử, la bạc tử, tô tử.
  7. Đinh lịch đại táo tả phế thang: hạt đình lịch, đại táo.
  8. Tạo giáp hoàn: tạo giáp
  9. Tô tử giáng khí thang: bán hạ, tô tử, trích thảo, nhục quế, tiền hồ, hậu phác, trần bì, đương quy.
  10. Tả bạch tán: (phần ho)
  11. Sinh mạch tán: nhân sâm, mạch đông, ngũ vị tử.
  12. Sâm giới tán: nhân sâm, cáp giới.
  13. Nhân sâm hồ đào thang: nhân sâm, hồ đào.
  14. Thât vị đô khí hoàn: lục vị địa hoàng hoàn gia ngũ vị tử.
  15. Cảnh Nhạc Trịnh nguyên ẩm: thục địa, đương quy, cam thảo.
  16. Kim quỹ thận khí hoàn: lục vị địa hoàng hoàn gia phụ tử, quế chi.
  17. Nhị vị hắc tích đơn: hắc tích, lưu hoàng.
  18. Xạ can ma hoàng thang: xạ can, hạnh nhân, tế tân, bán hạ, tử uyên, khoản đông hoa, ngũ vị tử, sinh khương, đại táo.
  19. Tử kim đơn: thạch tín, (thủy phi) đậu sị.
  20. Lãnh háo hoàn: ma hoàng, hạnh nhân, tế tân, cam thảo, đơn tinh, bán hạ, xuyên ô, xuyên tiêu, bạch phàn, nha tạo, tử uyển, khoản đông hoa, thần khúc.
  21. Cách đồ bạch giới tử: dùng 1 lạng bạch giới tử, cam toại nửa lạng, tế tân nửa lạng cùng tán nhỏ, cho vào 5 phân xạ hương, nhào trộn đều hoà với nước gừng tươi đắp ở các huyệt Phế du, Cao hoang, Bách lao, sau khi đắp thì thấy tê dại đau nhủc nhưng chớ bỏ ra, chờ hai giờ sau có thể bỏ, cứ 10 ngày sau lại đắp 1 lần, đắp được ba lần thì bệnh sẽ khỏi.
  22. Ngọc diên đơn: điềm du, đại bổi mẫu.
  23. Toàn phúc đại giấ thạch thang: toàn phúc hoa, đại giả thạch, nhân sâm, cam thảo, bán hạ, sinh khương, đại táo.
  24. Kim thủy lục quân tiễn: đương quy, thục địa, bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây