Miệng có vị ngọt (Khẩu điềm) – Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Khẩu điềm cũng gọi là Khẩu cam, tài liệu rất sớm là Tố vấn – Kỳ bệnh luận có viết: “Có bệnh miệng thấy vị ngọt… đó là ngũ khí trào lên, bệnh danh là Tỳ đản”. Nhưng Tỳ đản là bệnh danh, còn “Khẩu điềm” (tức là miệng có vị ngọt) chẳng qua chỉ là một chứng trạng của Tỳ đản chứ không thể coi miệng có vị ngọt là “Tỳ đản”.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Miệng có vị ngọt do Tỳ Vị bị nhiệt hun đốt: Có chứng trạng miệng phát sinh vị ngọt, miệng khô muổn uống nước, hay ăn, mau đói, hoặc môi lưỡi phá lở, đại tiện khô, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng mà khô, mạch Sác có lực.
  • Miệng có vị ngọt do Tỳ Vị khí âm đều hư:Có chứng miệng có vị ngọt, kém ăn uống, khô miệng nhưng uống không nhiều, tinh thần mỏi mệt yếu sức bụng trướng, đại tiện không điều, lưỡi khô chất hơi đỏ, ít rêu, mạch Tế Nhược.

Phân tích

  • Chứng Miệng có vị ngọt do Tỳ Vị bị nhiệt nung nấu. Thường do ăn quá nhiều những đồ cay nóng béo ngọt dẫn đến nội nhiệt ấp ủ nên có câu nói: “Chất béo bổ làm cho người ta nóng ở trong; chất ngọt làm cho đầy bụng cho nên khí mới trào lên trên” mà phát sinh ra miệng có vị ngọt. Hoặc do cảm nhiễm thấp nhiệt của thời tiết uất kết ở Tỳ Vị tranh giành với cốc khí hun đốt bốc lên mà thành có vị ngọt. Lâm sàng kiêm các chứng khát nước, hay ăn mạu đói hoặc môi lưỡi phá lở, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ rêu khô, mạch Sác có lực. Điều trị phép chữa căn bản là thanh nhiệt tả hỏa, chứng nhẹ thì cho uống Tả hoàng tán, nếu có kiêm Phủ Thực có thể dùng Đại hoàng Hoàng liên tả Tâm thang gia giảm.
  • Chứng Miệng có vị ngọt do Tỳ Vị khí âm đều hư. Phần nhiều do tuổi cao hoặc mắc bệnh quá lâu tổn hại đến Tỳ Vị dẫn đến khí âm đều hư, hư nhiệt từ trong sinh ra, chất tân dịch ở Tỳ bị hun đốt biến thành miệng có vị ngọt, biểu hiện lâm sàng là khô miệng nhưng uống không nhiều nước, hơn nữa còn có chứng đoản hơi yếu sức không thiết ăn uống, trướng bụng, đại tiện nhão hoặc khô. Điều trị nên ích khí kiện Tỳ hòa Vị dưỡng âm. Trương Thạch Ngoan dùng bài Bổ trung ích khí bỏ Thăng Sài gia Lan hương và Cát căn nướng để điều trị; cũng có thể dùng bài Thất vị Bạch truật tán gia Sơn dược, Thạch hộc, Liên tư…
  • Miệng có vị ngọt là chứng trạng của Tỳ nhiệt. Chứng nói trên là thực nhiệt, chứng nói dưới là hư nhiệt. Chứng nói trên coi miệng khô, thích uống nước, đại tiện khô, tiểu tiện vàng lưỡi đỏ, rêu vàng mạch Sác có lực là chứng trạng chủ yếu. Chứng ở dưới coi kém ăn, tinh thần mỏi mệt yếu sức, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác là chứng trạng chủ yếu. Khi điều trị, chứng nói trên có thể dùng thuốc đắng lạnh đánh thẳng vào bệnh; chứng ở dưới thì phải dùng thuôc bổ khí tư âm mà điều bổ từ từ.

Trích dẫn y văn

  • Tỳ nhiễm lạnh thì miệng có vị ngọt. (Thế y đắc hiệu phương).
  • Miệng có vị ngọt… mạch Huyền Hoạt mà có chứng cồn cào là thuộc đờm hỏa cho uống cổn đờm hoàn. Đây là chỉ thực hỏa mà nói (Trương thị ỵ thông).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận