Trang chủChứng trạng Đông yLưỡi xuất huyết - Triệu chứng bệnh Đông y

Lưỡi xuất huyết – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Trên lưỡi xuất huyết cũng gọi là “Thiệt huyết” hoặc “Thiệt bản xuất huyết “Thịêt nục”.

Các chứng “Thiệt sương”, “Thiệt ung”, “Thiệt đinh” cũng đều có chứng xuất huyết trên lưỡi. Nhưng “Thiệt sương” là huyết từ mụn nhọt chẩy ra, còn “Thiệt ung” với “Thiệt đinh” là loại đã thành mủ, ung và đinh sau khi phá vỡ chẩy ra mủ và máu, cả mủ và máu đồng thời xuất hiện. Mục này chỉ thảo luận loại xuất huyết không do những nhân tố nói trên.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Thiệt nục do Tâm hỏa cang thịnh: Có chứng trên lưỡi xuất huyết không dứt, thể lưỡi sưng trướng hoặc thậm chí đau nhức, đầu lưỡi đỏ tía hoặc nổi gai hoặc đầu lưỡi có từng nốt chấm nát, kiêm chứng trong Tâm phiền nhiệt, trằn trọc mất ngủ, khát nước muốn uống, tiểu tiện đỏ rít, thậm chí có lúc hôn mê nói sảng, mạch Sác có lực.
  • Thiệt nục do Can hỏa xông lên: Có chứng trên lưỡi xuất huyết, lưỡi sưng và cứng, rêu lưỡi vàng, tai ù tai điếc, rìa lưỡi đỏ tía hoặc nổi gai, đồng thời có các chứng trong đầu nóng và đau, phiền nhiệt đầu choáng mắt hoa, mặt hồng mắt đỏ, đau liên sườn, nóng nẩy hay giận, tiểu tiện đỏ vàng, đại tiện khô ráo, thậm chí hôn quyết, mạch Huyền Sác.
  • Thiệt nục do âm hư hỏa bốc lên: Có chứng trên lưỡi ri ra máu,lưỡi đỏ ít rêu hoặc thể lưỡi gồ ghề mà đỏ, gò má hồng, môi đỏ đầu choáng mắt hoa, miệng khô họng ráo, tai ù hay quên, hư phiền ít ngủ, lưng gối đau mỏi, xương nóng âm ỉ, triều nhiệt di tinh, mồ hôi trộm mạch Tế Sác.

Thiệt nục do Tỳ không thống huyết: Có chứng trên lưỡi rỉ máu sắc nhợt chất loãng, thể lưỡi mập bệu, chất nhợt rêu lưỡi trắng, sắc mặt không tươi, môi và móng chân tay nhợt, ăn uống kém, bụng trướng đại tiện nhão, tự ra mồ hôi, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, biếng nói hoặc thấy đại tiện ra huyết, băng lậu, xuất huyết dưới da, mạch Tế vô lực.

Phân tích

Chứng Thiệt nục do Tâm hỏa cang thịnh với chứng Thiệt nục do Can hỏa xông lên: Lưỡi là mầm của Tâm, đường lạc của Can qua gốc lưỡi, Tâm hỏa quá thịnh theo đường kinh bốc lên, hỏa bức huyết tràn ra ngoài. Can hỏa thịnh ở trong theo đường kinh xông lên, huyết theo hỏa thăng, nhiệt bức huyết chảy ra ngoài đều có thể xuất hiện Thiệt nục. về nguyên nhân bệnh phần nhiều do ngũ chí quá cực, hỏa phát sinh từ bên trong, hoặc là tà khí lục dâm uất ở trong hóa hỏa, hoặc là dùng quá chè rượu và thức nồng hậu đồ cay nóng, động hỏa, uống nhầm hoặc uống quá nhiều thuốc ôn bổ gây nên. Nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng đại đồng tiểu dị nhưng trên thực tế lâm sàng triệu chứng chủ yếu khác nhau. Điểm chẩn đoán phân biệt là: Chứng thiệt nục do Tâm hỏa cang thịnh thì trên lưỡi xuất huyết không dứt, thể lưỡi sưng trướng, đầu lưỡi đỏ tía hoặc nổi gai kiêm các chứng trạng Tâm hỏa hun đốt ở trong như: trong tâm phiền nhiệt mặt đỏ miệng khát, tiểu tiện đỏ rít, mất ngủ hay mê hoặc hôn mê nói sảng. Chứng Thiệt nục do Tâm hỏa xông lên thì trên lưỡi xuất huyết không ngừng, lưỡi sưng và cứng, rêu lưỡi vàng, rìa lưỡi đỏ tía đồng thời có các chứng trạng Can hỏa bốc lên như mặt hồng mắt đỏ, đắng miệng hay cáu giận, đau đầu choáng váng, tai ù tai điếc, liên sườn đau rát. Loại trên điều trị nên thanh nhiệt lương huyết, chứng nhẹ thì dùng Tả Tâm thang hoặc Hoàng liên giải độc thang gia Mao căn, Sinh Hòe mễ. Chứng nặng có thể chọn dùng Tê giác địa hoàng thang gia Hòe mễ và hoà thêm Đồng tiện mà uống, bên ngoài thì dùng Bồ hoàng tán xoa trên lưỡi để chỉ huyết. Loại sau điều trị nên thanh tả Can hỏa, lương huyết chỉ huyết chọn dùng phương Đương quy long hội hoàn hoặc dùng Long Đởm tả Can thang gia Giả thạch, Trắc bá diệp đồng thời dùng Mộc tặc thảo sắc lấy nước cho ngậm xúc miệng, bên ngoài thì dùng bột sao Bồ hoàng mà bôi để chỉ huyết.

Chứng Thiệt nục do âm hư hỏa bốc: Tố vấn – Kỳ bệnh luận viết: “Mạch của Thiếu âm qua Thận buộc vào gốc lưỡi”, Thận âm bất túc, thủy không chế hỏa, tướng hỏa động sằng theo đường kinh bốc lên hun đốt làm tổn thương đường lạc ở lưỡi, quấy động âm huyết bức huyết tràn ra ngoài phát sinh Thiệt nục. Trương Cảnh Nhạc nói: “Nục huyết tuy phần nhiều do hỏa mà chỉ có âm hư là gặp nhiều hơn” Thận âm khuy tổn phần nhiều vốn ở người thể trạng âm hư hoặc do bị nhiệt bệnh cấp tính hun đốt tổn hại Thận âm, hoặc là do phát hãn nhầm, công phạt bậy, dâm dục quá độ thương tinh mất huyết, vong dịch gây nên. Chứng hậu lâm sàng vừa có thể trạng gầy yếu hữu hình có các chứng trạng Thận âm suy hư như: đầu choáng tai ù, ít ngủ hay quên, lưng gối đau mỏi, lưỡi đỏ ít rêu… vừa có chứng hậu hư hỏa bốc lên như các chứng trạng trên lưỡi rỉ máu, gò má hồng môi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, mồ hôi trộm, họng khô, đau răng lung lay, mạch Tế Sác… So với chứng Thiệt nục do Tâm hỏa quá thịnh thể lưỡi sưng trướng, đầu lưỡi đỏ tía ưong tâm phiền nhiệt, nóng nảy mất ngủ mạch Sác có lực, thậm chí tinh thần hôn mê nói sảng thuộc Thực chứng khác nhau rất xa. Điều trị nên tư âm giáng hỏa chỉ huyết, có thể chọn dùng phương Lục vị địa hoàng thang gia Hoài Ngưu tất, sinh Hòe mễ hoặc dùng Hoàng liên a giao thang hòa với Đồng tiện cho uống, bên ngoài thì dùng Ngũ bội tử nghiền với nước đặc thấm vào khăn lụa cho ẩm rồi nhét vào trong miệng, hoặc là dùng Hòe mễ tán bột, bột Huyết dư thán thổi vào chỗ xuất huyết để chỉ huyết.

Chứng Thiệt nục do Tỳ không thống huyết: Tỳ là tạng thông huyẽt, Tỳ khỏe thì huyết có nơi tụ hội. Nếu người thể trạng vốn hư yếu, tư lự uất kết, mệt nhọc quá độ, ăn uống thất thường, hoặc uống quá liều thuốc hàn lương làm tổn hại Tỳ VỊ, Tỳ khí hư suy, nguồn sinh hóa thiếu thốn, trung khí bất túc mất chức năng nhiếp huyết, huyết sẽ trào ra đằng lưỡi. Đặc điểm lâm sàng là: Trên lưỡi chỉ ri máu, sắc huyết đỏ nhạt, thể lưỡi non bệu, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, sắc mặt không tươi lại kiêm biểu hiện một loạt triệu chứng Tỳ khí hư yếu như: kém ăn uống, tự ra mồ hôi, đoản hơi tinh thần mỏi mệt biếng nói, chân tay rã rời. So với chứng Tâm hỏa cang thịnh, Can hỏa xông lên gây Thiệt nục là do tà nhiệt quá thịnh bức huyết đi bừa gây nên bệnh, rõ ràng là rất khác nhau, Loại trên phần nhiều gặp ở người ốm lâu thể trạng yếu hoặc người cao tuổi yếu ớt, phụ nữ sau khi đẻ và mệt nhọc quá độ làm hao thương trung khí. Loại sau phần nhiều gặp ỏ người thể trạng vốn dương vượng, một là khí hư, một là huyết nhiệt, một là hư chứng, một là thực chứng rất dễ chẩn đoán phân biệt. Thiệt nục do Tỳ khống thống huyết điều trị nên ích khí nhiếp huyết, dùng phương Quy Tỳ thang, bên ngoài thì rắc Văn cáp tán để chỉ huyết.

Chứng Trên lưỡi xuất huyết phần nhiều do hỏa thịnh động huyết gây nên. Nếu huyết nục lâu ngày không dứt, tà hỏa thương âm háo khí thường do thực chuyển hư xuất hiện triệu chứng âm hư hoặc huyết hư. Tố vấn – Thông bình hư thực luận viết: “Tà khí thịnh thời thực, tinh khí đoạt thời hư” cho nên Tâm hỏa cang thịnh, Can hỏa xông lên gây nên Thiệt nục là thực chứng. Còn chứng Thiệt nục do âm hư hỏa bốc Tỳ không thống huyết là hư chứng. Lấy các triệu chứng của lưỡi và mạch để chẩn đoán phân biệt hư và thực thì chứng Thiệt nục do Tâm hỏa quá thịnh, thể lưỡi sưng trướng đầu lưỡi đỏ tía hoặc nổi gai, mạch Sác có lực, Thiệt nục do Can hỏa xông lên: thể lưỡi sưng cứng, ven lưỡi đỏ tía, mạch Huyền Kính mà Sác. Thiệt nục do âm hư hỏa bốc: thể lưỡi teo quắt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác vô lực. Thiệt nục do Tỳ không thống huyết: thể lưỡi non bệu, chất lưỡi nhợt rêu trắng mạch Trầm Tế vô lực. Thực chứng điều trị nên thanh nên tả, vì có Tâm hỏa Can hỏa khác nhau cho nên có các phép thanh Tâm tả hỏa với thanh Can tả hỏa khác nhau. Điều trị hư chứng thì nên tư nên bổ nhưng lại có Thận âm bất túc và Tỳ khí hư suy khác nhau cho nên có các phép tư âm lương huyết với bổ Tỳ nhiếp huyết khác nhau.

Trích dẫn y văn

  • Nhưng miệng là cửa ngõ của Vị, lưỡi ở trong miệng bị Vị hỏa hun đốt cũng có thể xuất huyết… gốc lưỡi là nơi liên lạc của Can mạch, dưới lưỡi bị thấm huyết là Can có tà nhiệt (Huyết chứng luận – Thiệt nục).
  • Bề mặt lưỡi xuất huyết gọi là Thiệt nục phần nhiều do Tâm tỳ nhiệt nặng bức huyết đi bừa… có trường hợp bệnh khỏi mà huyết không ngưng dùng Nhân trung bạch nung 1 tiền, Băng phiến 5 ly nghiền bột rắc vào nơi đau chỉ huyết ngay (Biện thiệt chỉ nam – Biện thiệt chứng trị).
  • Bệnh án này giữa lưỡi và kẽ răng đều xuất huyết có thể thấy cả Tâm và Thận cùng mắc bệnh… dương khí của người ta là do âm huyết dẫn đạo, âm huyết là chốn dựa của âm khí. Tâm doanh và Thận âm đều biểu hiện bất túc, cô dương mất chỗ dựa trôi nổi lên trên bức huyết đi bừa dẫn đến tai họa, huyết trào ra ở răng và lưỡi cho nên điều trị dùng Dưỡng âm hồi dương thang để bổ âm liễm dương, dẫn hỏa quy nguyên (Nội khoa lâm chứng lục – Xỉ thiệt nục).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

1 BÌNH LUẬN

  1. thỉnh thoảng trên bề mặt lưỡi tôi thấy xuất huyết,xúc miệng bằng nước một lúc là hết.xin hỏi tôi bị bệnh gì,làm sao để trị bệnh này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây