Trang chủChăm sóc béThiếu Vitamin ở trẻ em - Biểu hiện và điều trị

Thiếu Vitamin ở trẻ em – Biểu hiện và điều trị

Vitamin là những hợp chất hữu cơ có thành phần và cấu trúc hóa học khác nhau là một trong bốn nhóm nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu đối với cơ thể. Vitamin đóng vai trò quan trọng trong sự sống của mọi động vật, trong đó có con người là động vật cao cấp nhất. Thiếu một trong các loại vitamin sẽ sinh ra bệnh nặng, có thể để lại di chứng suốt đời hay tử vong.

Vitamin Có rất nhiều trong ngũ cốc, trong các loại thịt động vật, các loại trái cây, các loại củ, trong ánh nắng mặt trời… Vitamin đưa vào cơ thể bằng đường tiêu hóa.

Vitamin không có giá trị về mặt nhiệt lượng, cũng như cấu trúc tế bào. Song lại đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa các chất, là thành phần hoạt động hệ thống bên trong toàn bộ cơ thể.

Số lượng Vitamin Cần thiết cho mỗi cơ thể con người phụ thuộc vào tình trạng sinh lí, bệnh lí và điều kiện lao động của mỗi người. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người lao động chân tay, trí óc, người đang ôm, người đang nhiễm khuẩn… rất cần vitamin.

Cơ thể người thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin đều mắc bệnh. Có thể là thiếu hụt nhiều loại vitamin do sự cung cấp từ bên ngoài không đầy đủ hoặc cung cấp đầy đủ, nhưng cơ thể không hấp thu được do rối loạn về chuyển hóa, mất cân bằng các loại vitamin do ăn thiếu chất glucid, ít hoặc không có mỡ do nhu cầu tăng lên trong các trạng thái cơ thể. Trong điều trị bất kì bệnh nào nhất là bệnh nhiễm khuẩn, bao giờ cũng phải phối hợp các loại vitamin với các loại thuốc đặc trị khác.

Vitamin gồm có: Vitamin A, vitamin nhóm B có vitamin B1; vitamin B2, vitamin B3, vitamin B4, vitamin B5, vitamin B6, vitamin Bc, vitamin B complet… Vitamin B12, Vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin F… Mỗi loại Vitamin Có chức năng khác nhau, nhu cầu cơ thể đối với từng loại Vitamin Cũng khác nhau.

THIẾU VITAMIN A

Vitamin A còn có nhiều tên gọi khác như arovit, vitadral, vitaplet A… Vitamin A tan trong dầu, dễ bị nhiệt độ cao, oxy, tia tử ngoại phá hủy. Dùng dưới dạng axetat hay panmitat. Tinh thể màu vàng nhạt, không tan trong nước.

Vitamin A có trong các loại dầu, mỡ động vật, như gan cá, bơ, cám, lòng đỏ trứng gà, sữa và hiện nay đã tổng hợp được. Trong cà rốt có dưới dạng alpha, bêta, gama, caroten hay còn gọi là tiền vitamin A. Khi chúng vào cơ thể, do enzym ở gan, caroten chuyển hóa thành vitamin A. Một mg vitamin A tương đương 3300 đơn vị và cũng là nhu cầu cần thiết cho mỗi người trong một ngày.

Thiếu vitamin A là do ăn uống thiếu các chất chứa vitamin A.

* Biểu hiện:

Trẻ bị hạn chế sự phát triển của cơ thể, không tham gia tạo các mô, da, niêm mạc, tia võng mạc. Thiếu vitamin A không điều hòa được tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục, thiếu sự tăng cường sức đề kháng của cơ thể nên khả năng chống nhiễm khuẩn kém.

Thiếu vitamin A có thể do chế độ ăn thiếu chất tinh bột, thiếu chất mỡ, do tiêu chảy kéo dài hoặc teo đường dẫn mật, dẫn đến các triệu chứng:

  • Trẻ bị quáng gà, nhìn không rõ lúc xẩm tối hay khi thiếu ánh sáng.
  • Trẻ bị khô giác mạc: Giác mạc của mắt bị khô và loét. Vết loét gây thủng giác mạc, điều trị khó khỏi, để lại sẹo giác mạc, dẫn đến mù mắt.
  • Trẻ chậm lớn, chậm phát triển, thường xuyên bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, mũi chảy nước, tắc mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, da khô không bóng mượt, vết thương lâu lành. Trẻ ăn kém.
  • Phòng tránh: Cho trẻ uống nhiều sữa, uống dầu cá, ăn nhiều rau xanh, lòng đỏ trứng, gấc, cà rốt, uống vitamin A.
  • Điều trị: Chế độ ăn của trẻ mỗi ngày phải có lòng đỏ trứng gà, gan, gấc, cà rốt, rau xanh, sữa…

Dùng thuốc vitamin A 200.000 đơn vị/ngày thứ nhất và ngày thứ hai. Nếu trẻ bị khô giác mạc dùng retinol palmitate 55mg tương ứng với 100.000 đơn vị vitamin A.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và nghe tư vấn về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

THIẾU VITAMIN B1

Vitamin B1 có nhiều tên gọi khác nhau: Thiamini, hydrochlorium, benenvin, betabion, bevitine, netabolin, vitaplex, B1..

Vitamin B1 có nhiều trong men bia, cam, đậu tương.

Vitamin B1 tham gia chuyển hóa glucid.

  • Nguyên nhân gây thiếu vitamin B; là do cho trẻ ăn quá nhiều bột, hay trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Ngoài ra, hiện tượng này còn gặp ở những trẻ bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn tính.

  • Triệu chứng lâm sàng:

– Thể tối cấp: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột ở những trẻ dưới ba tháng tuổi trỏ lên. Trẻ có bệnh cảnh suy tim rất rõ. Tím tái toàn thân, khó thở mỗi lúc một nặng hơn, vật vã và rên è è.

Thăm khám phát hiện tim to phía bên phải. Tiếng tim yếu, có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.

Gan to. Trường hợp này cần đưa trẻ đến bệnh viện khẩn trương và điều trị đúng phương pháp, nếu kéo dài 12-24 giờ, trẻ dễ bị tử vong.

  • Thể cấp là liệt các dây thần kinh sọ não, dây thần kinh VI, VII hay dây thần kinh quặt ngược. Bệnh nhi khản tiếng, mất tiếng.

Các phản xạ gân xương đều mất do tê phù, và viêm các dây thần kinh. Bệnh nhi mệt mỏi, quấy khóc, lười ăn, không đi lại được. Thể này cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị, không nên chần chừ kéo dài thời gian, bệnh sẽ biến chứng thành thể tối cấp, đe dọa đến tính mạng.

  • Thể bán cấp: Các triệu chứng chưa rõ, chỉ phát hiện trẻ lười ăn, ăn không ngon miệng, nôn và táo bón… nên khó chẩn đoán, dễ dẫn đến thể cấp hay thể tối cấp.

* Phòng tránh: Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh theo nhu cầu, không cho trẻ bú theo giờ. Khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, cho trẻ ăn thêm theo chế độ đầy đủ các dưỡng chất thuộc bốn nhóm: Tinh bột, chất đạm, chất mỡ, muối khoáng, vitamin, rau xanh, hoa quả như cam, chanh, chuôi, đu đủ, nhãn, xoài, na…

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để sản sinh ra mỗi ngày 1,5 lít sữa, mới đáp ứng nhu cầu cho trẻ lớn lên và phát triển toàn diện, đặc biệt là trí tuệ.

Cần thay đổi các món ăn thường xuyên, để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Sau mỗi bữa ăn bột, cần cho trẻ uống nước cam vắt.

* Điều trị thiếu Vitamin B1 thể tối cấp và thể cấp, cần đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị sớm, đúng phương pháp.

Thể bán cấp có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống vitamin Bị trong 15-20 ngày, mỗi ngày từ 4-6 viên, mỗi viên 5mg, có tác dụng làm giảm axít pyrivic trong máu, trong nước tiểu, tham gia sự truyền đạt luồng thần kinh, giảm đau, điều trị các chứng thấp khớp, đau lưng, đau mình mẩy, đau các dây thần kinh, liều dùng 100mg-lg /ngày.

Người mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần được cung cấp đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất.

THIẾU VITAMIN B2

Vitamin B2 còn có tên là Riboflavin, lactorflavin, vintamin G, biệt dược beflavin, beflavit, lavaxin, vitaplex B2

Vitamin B2 có nhiều trong men bia, lòng trắng trứng gà, thịt, cá, gan, sữa, ngũ cốc, cà chua, cam, cà rốt, chuối, khoai tây.

Vitamin B2 tham gia quá trình hô hấp ở các tế bào, -chuyển hóa các chất tinh bột, chất mỡ, chất đạm và đóng vai trò điều hòa thị giác.

Thiếu vitamin B2 có thể gây tổn thương ở da, niêm mạc cơ quan thị giác và rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị môi nhợt nhạt, có nhiều vết nứt ở môi, miệng, lưỡi. Những vết nứt này nông, lâu lành, loét và rát.

Da mũi của trẻ bị nứt, đỏ và có vảy khô, nứt nông, chảy nước vàng.

Lưỡi của trẻ đỏ tím, gai lưỡi rụng, nền lưỡi hình bản đồ, loét niêm mạc lưỡi và niêm mạc mồm.

Trẻ bị quáng gà, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét giác mạc, đục nhân mắt, chảy máu võng mạc, sỢ ánh sáng.

Bộ phận sinh dục, nhất là bìu hay âm đạo thường hay bị viêm, gây ngứa gãi, dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn.

Định lượng vitamin B2 trong máu dưới 0,71 microgam trong 100ml.

* Điều trị: Trước tiên, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Vitamin B2 10mg mỗi ngày, uống kéo dài 10 ngày, chia nhiều lần.

Vitamin B2 còn được dùng chữa bệnh rối loạn chức năng ruột, viêm đại tràng mạn tính, suy gan, bệnh bốtkin, cơ thể suy nhược, thiếu máu, trẻ chậm lớn, ăn không tiêu.

Vitamin B2 viên nén 2mg cho trẻ uống một ngày 2-3 viên.

* Phòng tránh thiếu vitamin B2 cho bà mẹ đang cho con bú, cần cung cấp đầy đủ bốn nhóm: Glucid, protid, lipid và muối khoáng, vitamin, đặc biệt là vitamin B2 có trong men bia, lòng trắng trứng gà, các loại thịt động vật, cá, gan, sữa, ngũ cốc, khoai tây hoặc uống thêm vitamin B2.

Những dưỡng chất trên sản sinh ra sữa, mỗi ngày 1,5 lít để các bà mẹ nuôi con. Trong sữa mẹ có đủ các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B2.

Khẩu phần ăn của trẻ cũng phải đầy đủ bốn nhóm: Glucid, chất mỡ, đạm và muối khoáng, rau xanh, trái cây có chứa nhiều Vitamin Các loại, đặc biệt là vitamin B2.

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

THIẾU VITAMIN B6

Vitamin B6 còn có tên gọi là adermin, becilan, banad, banadon, hexobion, hexavibex, pyridocin chlohdrat. Vitamin B6 có trong men bia, mầm lúa mì, gan, sữa, cá. Nhu cầu Vitamin B6 mỗi ngày của một người là 2mg.

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất. Khi chúng vào cơ thể sẽ chuyển thành pyridocin phosphate và tham gia vào thành phần của codecarboxylan, chuyển thành axit amin, có trytophan methionin, xystein, glutamid… Pyridocin còn tham gia chuyển hóa mỡ, ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu, đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu do rối loạn chuyển hóa axit amin.

Thiếu Vitamin B6 do chế độ ăn uôdng hàng ngày không đầy đủ dưỡng chất, các loại trái cây có chứa vitamin, trong đó có Vitamin B6. Hầu hết gặp ở các trẻ nuôi bằng sữa bò hay uống nhiều rimifon.

  • Biểu hiện lâm sàng: Trẻ ngứa nhiều vì viêm da, viêm lưỡi, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại vi, nếu để lâu dễ nhiễm mỡ gan, co giật toàn thân. Nếu không điều trị bằng Vitamin B6 thì tình trạng co giật kéo dài. Viêm nhiều dây thần kinh. Thiêu máu nhược sắc. Mẩn đỏ ngoài da.
  • Phòng tránh: Cần cung cấp đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất cho bà mẹ đang cho con bú. Khẩu phần ăn của trẻ cần đầy đủ bốn nhóm dưỡng chất là glucid, mỡ, đạm, muối khoáng và vitamin, trong đó có Vitamin B6.

* Điều trị: Không cho trẻ uống sữa bò ngay từ khi mới sinh cho đến 24 tháng.

Khi cho trẻ ăn thêm cần cho trẻ ăn gan, sữa, cá, men bia…

Vitamin B6 dùng trong các trường hợp nhiễm độc, thai nghén, bệnh packinson, chứng múa giật, bệnh penrlagra phối hợp với Vitamin PP, viêm nhiều dây thần kinh, bệnh botkin, thiếu máu nhược sắc, phối hợp khi phải điều trị bằng rimifon, giải độc benzen, chữa xơ cứng động mạch, viêm da, các bệnh ngoài da do thần kinh, dưới dạng uống hay tiêm bắp, ngày từ 0,05-lg. Thời gian điều trị từ 2-3 tháng cho mỗi trường hợp.

Trường hợp nhiễm độc thai nghén cần dùng phối hợp với vitamin B1, B2. Điều trị ngộ độc cấp do rimifon, cần dùng 10-20mg vitamin B6 cho 100mg rimifon đã uống.

Vitamin B6 dùng bốn viên mỗi ngày.

THIẾU Vitamin PP

Vitamin PP còn có tên là nicolannium, nicotinamid… Thuốc độc bảng B. Có tác dụng chống bệnh penagra nhưng không gây giãn mạch như cảm giác bừng nóng mặt.

Thiếu Vitamin PP do cho trẻ ăn quá nhiều bột, ngô, khoai, sắn… hay trẻ bị rối loạn tiêu hóa mạn tính. Các trẻ thiếu Vitamin PP thường thiếu vitamin A và B.

* Biểu hiện lâm sàng: Da bị biến sắc ở những nơi tiếp xúc với ánh sáng như mặt, cổ, gáy, bàn tay, ngón tay, chân, mắt cá… Lúc đầu da bị hồng ban, phù nhẹ, có cảm giác nóng, ngứa, về sau da nơi này bị lở loét, rụng vảy.

Trẻ bị viêm lưỡi đỏ và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón. Dạ dày của trẻ ít axit chlohydric.

Trẻ thường xuyên nhức đầu, mỏi mệt, mất ngủ, ít phản ứng với ngoại cảnh. Bệnh không được điều trị có thể tử vong do biến chứng ở phổi hay thận do viêm thận mạn tính.

Điều trị bằng Vitamin PP với các bệnh rối loạn đường tiêu hóa, viêm ruột bán cấp, viêm ruột mạn tính do rối loạn chức năng, do vi khuẩn, kí sinh trùng, tiêu chảy mạn tính, viêm ruột sau khi điều trị thuốc kháng sinh kéo dài, viêm lưỡi, viêm lợi, viêm miệng.

Vitamin PP có thể dùng điều trị một số bệnh ngoài da, tai biến ngoài da khi điều trị bằng tia X.

Phòng tai biến thần kinh khi dùng rimifon và điều trị phối hợp với một số bệnh rối loạn về thần kinh.

Dùng Vitamin PP 5-10mg trong ngày, chia hai lần, dùng từ 3-5 ngày, không được dùng kéo dài thời gian sẽ bị thoái hóa mỡ, khi dùng Vitamin PP phải phối hợp với Methionin.

Phòng tránh thiếu Vitamin PP bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người phụ nữ mang thai và người mẹ đang cho con bú các loại thịt động vật, cá, tôm, cua, gan, các loại dầu mỡ…

THIẾU VITAMIN C

Vitamin C có tên acid ascorbic, acidum, ascorbium, ascorvit… Vitamin C có nhiều trong chanh, cam, bưởi, bắp cải, cà chua, ốt.

Vitamin C rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, tham gia quá trình oxy hóa khử, chuyển acid folic thành acid folinic, tham gia chuyển hóa gluxit, ảnh hưởng đến sự thẩm thấu mao mạch và đông máu, tham gia tạo thành hormon steroid.

Vitamin C không tích lũy trong cơ thể khi đưa vào người dưới dạng thức ăn. Hiện nay ngành dược liệu đã tổng hợp được Vitamin C. Nhu cầu Vitamin C cần cho mỗi người hàng ngày từ 50-100mg.

Thiếu Vitamin C thường gặp nhiều ở trẻ em và người lớn do ăn ít rau xanh, trái cây, bị tiêu chảy kéo dài hay rối loạn khả năng hấp thu Vitamin C.

Biểu hiện thiếu Vitamin C trên lâm sàng: Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, chậm lớn so với trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ có làn da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, các móng tay, móng chân trắng bệch. Trẻ không thích vui chơi, ít hoạt động, thường cáu kỉnh.

Trẻ thường nhức xương, nhiều nhất ở hai tay, hai chân mặc dù không có dấu hiệu viêm. Các phản xạ gân xương bình thường.

Trẻ thường bị chảy máu chân răng khi có sang chấn nhẹ như chải răng, máu chảy lâu đông.

Trẻ hay bị xuất huyết dưới da thành từng nốt, ấn vào không thấy mất.

Định lượng Vitamin C thấp so với bình thường.

Chụp phim Xquang xương, phát hiện hình ảnh chảy máu dưới màng xương.

Phòng tránh thiếu Vitamin C bằng cách cho trẻ uống nước chanh, cam, bưởi, ăn nhiều rau xanh, bắp cải, cà chua, táo, lê…

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, dùng trong bệnh nhiễm khuẩn, lao, gan, thận, suy dinh dưỡng. Vitamin C rất cần cho những người lao động nặng nhọc, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Có thể dùng Vitamin C dưới dạng thực phẩm hay uống, tiêm tĩnh mạch.

Người lớn uống mỗi ngày 10 viên 0,10g chia hai lần lúc no, không dùng cho người viêm loét dạ dày. Trẻ em từ 0,1-0,3g trong ngày. Vitamin C dùng liều cao giúp cơ thể giảm mệt nhọc, giảm mệt mỏi các cơ bắp, giảm thân nhiệt, giúp tuyến thượng thận tiết hormon đều đặn, giúp cơ thể sử dụng hoàn toàn chất glucose, giúp gan phục hồi các dự trữ về glycogen.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây