Lưỡi thè ra ngoài miệng – Triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Thể lưỡi thè ra ngoài miệng, khó rút vào hoặc không rút vào được, dãi nhớt chảy ra liên tục gọi là chứng “ Thiệt túng” (Lưỡi thè ra)

Chứng lưỡi thè ra đầu tiên xuất xứ ở Linh khu – Hàn nhiệt bệnh: “Lưỡi thè ra chảy dãi và buồn bực là bệnh ở Túc Thiếu âm”. Đời sau còn mang các bệnh danh: “Thiệt xuất khẩu ngoại”, “Thiệt thư”, “Thân thiệt”.

Chứng lưỡi thè ra cần phân biệt với chứng “Lộng thiệt” vì chứng Lộng thiệt có hiện tượng lưỡi thè ra khỏi miệng, đảo lưỡi rồi lại rụt vào, xin tham khảo ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Lưỡi thè ra do Tâm hỏa bị hun đốt: Có chứng lưỡi thè dài, chất lưỡi đỏ tía, khô cứng, rụt vào khó khăn hoặc không rụt vào được, mặt đỏ phiền táo khát nước tiểu tiện đỏ, mạch Sác có lực. Nếu kèm theo đờm thì lưỡi thè ra không thụt vào được, thể lưỡi trướng đầy, kiêm chứng nhiều đờm, thậm chí không tỉnh táo, cười cợt vô cớ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.
  • Lưỡi thè ra do Can khí uất kết: Có chứng lưỡi thè dài không thụt vào được, toàn thân không có chứng trạng rõ rệt, hoặc là xuất hiện chứng trạng ngực sườn trướng đầy, thậm chí ức uất hay thở dài, kém ăn mạch Huyền,
  • Lưỡi thè ra do khí hư: Có chứng thể lưỡi thè dài, tê dại, chất lưỡi non nhợt, mềm mại, không đủ sức rụt lại, thể trạng mệt mỏi yếu sức, hụt hơi biếng nói, tự ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Nhược.

Phân tích

  • Chứng Lưỡi thè ra do Tâm hỏa bị hun đốt: Bệnh thựờng do dụng tâm thái quá, Tâm âm bị hao tổn ngấm ngầm, Tâm hỏa quá thịnh, nhiệt uất lên lưỡi, khí không sơ tiết gây nên có đặc điểm là: Chất lưỡi đỏ tía khô cứng luôn luôn thè ra rụt vào khó khăn. Tào Bính Chương đã mô tả là “thè dài thu chậm”, còn Ngô Côn thì cho là: “Lưỡi thè ra là do nhiệt thực ở trong muốn thè lưỡi ra để tiết bỏ khí nhiệt, còn không rụt vào là tà khí ẩn náu kéo dài, lưỡi cứng là ý nói không được mềm mại”. Có thể bên ngoài dùng 5 phân Mai phiến loại tốt xát lên lưỡi để cho lợi khiếu mềm gân tiết khí, còn bên trong thì uống Tả Tâm thang để tả bỏ tà khí hỏa nhiệt. Nếu có kiêm đờm thì khí huyết ở lưỡi lại càng bị đờm ngăn trở đường lạc bị uất mà thè ra không rụt vào được, dớt dãi chảy không dứt, lưỡi đỏ mà thể lưỡi trướng đầy, vả lại đờm dãi úng tắc ở trên vít lấp khiếu cho nên thấy nhiều đờm, thần chí không tỉnh táo hoặc cười cợt vô cớ. Điều trị nên thanh Tam tả nhiệt khai khiếu tiêu đờm, chọn dùng phương Tả Tam thang hợp với Nhị trần thang gia Đởm tinh, Trúc lịch, Cương tàm, Ô dược, Xương bồ, Sinh Bồ hoàng.
  • Chứng Lưỡi thè ra do Can khí uất kết: Thường là do cáu giận ức uất đến nỗi Can mất sơ tiết uất khí xông lên lưỡi thè dài không thụt vào. Yếu điểm biện chứng là có bệnh sử về kích thích tinh thần rõ rệt, chất lưỡi sạm nhiều lại kiêm chứng Can khí uất kết như ngực sườn trướng đầy tình chí ức uất, như vậy phân biệt khá dễ. Điều trị nên sơ Can giải uất dùng phương Tiêu dao tán, nếu lâu ngày có hiện tượng nhiệt có thể gia Hoàng cầm, Chi tử.
  • Chứng Lưỡi thè ra do khí hư:Chứng này là do khí hư không được nuôi dưỡng gân mạch lỏng lẻo chùng ra, thể lưỡi mềm rũ không có sức gây nên, cho nên thể lưỡi thè dài chất lưỡi non nhợt và kèm theo triệu chứng khí hư toàn thân biểu hiện như: tự ra mồ hôi và thiểu khí. Điều trị nên bổ trung ích khí cho uống Bổ trung ích khí thang.

Tóm lại, chứng Lưỡi thè ra nên thông qua chứng trạng toàn thân và màu sắc của bản thân cái lưỡi để chẩn đoán phát triển, về phương diện hình sắc của thể lưỡi ngoài hiện tượng chung là lưỡi thè dài không rụt vào nếu do Tâm hỏa quá thịnh thì chất lưỡi đỏ tía, rắn và khô. Nếu do khí hư thì chất lưỡi non nhạt, mềm mại, nếu do Can khí uất kết thì thể trạng lưỡi không có thay đổi rõ rệt. về phương diện chứng trạng toàn thân, nếu là Tâm hỏa quá thịnh thường kèm theo biểu hiện nhiệt quấy rối với Tâm thần, nếu do Can khí uất kết kèm theo biểu hiện sơ tiết mất chức năng, nếu do khí hư thì thấy thêm các chứng trạng thuộc khí hư. Cụ thể trên lâm sàng lưỡi thè ra thuộc Thực chứng chiếm đa số, thuộc Hư chứng khá ít.

Trích dẫn y văn

  • Lưỡi thè ra không thụt vào tên gọi là Dương cường (Thọ thế bảo nguyên – Khẩu thiệt).
  • Lưỡi do Phế hư thì tê dại mà thè ra (Chứng trị vâng bổ -Khẩu thần chương).
  • Nếu phát nhiệt cấm khẩu khi sắp chết thì lưỡi thè ra tới vài tấc, đó là chứng Nữ lao phục dương khí hư cực gây nên.

Chứng Âm dương dịch mà lưỡi thè ra vài tấc cũng là dấu hiệu chết. Lưỡi thè ra vài tấc có khi là chứng hậu sau khi đẻ bị trúng độc vào đại kinh. Căn cứ vào chứng mà điều trị may ra thì sống. Bệnh ở trẻ em mà lưỡi thè ra không thụt vào là Tâm khí ly tán không chữa được.

  • Lưỡi thè ra không thụt vào, thậm chí không nói được đó là Tâm tuyệt (Biện thiệt chỉ nam – Quan thiệt t.ẩvg cương).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận