Khái niệm
Khẩu cấm là chỉ chứng trạng hàm răng nghiến chặt không há miệng được. Vì hàm răng cắn chặt khó mở miệng được coi là chứng trạng chủ yếu cho nên còn gọi là “Nha quan khẩn cấp” (hàm răng cắn chặt). Các tài liệu cổ đại chứng khẩu cấm còn mang các tên khác như “Phong khẩu cấm”, “Trúng phong khẩu cấm”, “Cấm phong”, “Cấm cấp”, “Nha quan cấm cấp”, “Cấm khẩu”…
Ngoài ra cần phân biệt chứng Khẩu cấm với các chứng “Thần khẩn”, “Toát khẩu”. “Thần khẩn” còn gọi là “Khẩu khẩn”, “Khẩn thần khẩn xúc” là chỉ cơ thịt ở môi miệng căng cứng khó mở miệng đến nỗi không bón được đồ ăn. Đối với chứng “Khẩu cấm” chủ yếu là hàm răng cắn chặt có chỗ khác nhau. Chứng “Toát khẩu” chuyên chỉ trẻ sơ sinh khi còn ở trong bào thai bị nhiệt và do tắm rửa hóng gió mà biểu hiện triệu chứng miệng “dúm dó như miệng túi” khó bú mớm và kèm theo chứng trạng lưỡi cứng, môi tái xanh, sắc mặt vàng đỏ, chứng trạng cũng như điều trị đều khác với Khẩu cấm.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Khẩu cấm do ngoại cảm phong hàn: Có chứng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, khẩu cấm không mở được, lưng gáy căng cứng, không mồ hôi hoặc có mồ hôi, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Sác.
- Khẩu cấm do lý nhiệt úng thịnh: Có chứng Khẩu cấm gáy cứng, uốn ván, chân tay co cứng, phát nhiệt hoặc nhiệt cao, mặt hồng, mắt đỏ, môi miệng khô nẻ, nhị tiện bí sáp, lưỡi đỏ rêu vàng mà khô, mạch Huyền Sác hoặc Trầm Sác có lực.
- Khẩu cấm do ẩm khuy huyết hư: Có chứng choáng đầu hoa mắt, khẩu cấm răng cắn chặt, chân tay run giật hoặc co cứng ngã lăn Tâm phiền không yên hoặc có khi phát nhiệt, thể trạng gầy, lưỡi hồng không có rêu, mạch Trầm Tế mà Sác.
- Khẩu cấm do hàn tà trực trúng: Có chứng Khẩu cấm không nói được, tứ chi run rẩy, thân mình căng cứng, chân tay quyết lạnh, đau bụng ỉa chảy sắc mặt tía xanh, lưỡi tôi rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Khẩn mà sắc.
- Khẩu cấm do khí uất đờm úng tắc: Có chứng Khẩu cấm răng cắn chặt hoặc kiêm vậng quyết, chân tay co giật hoặc toàn thân cứng đơ, trong họng có đờm úng tắc, thở hổn hển gấp gáp, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớt, mạch Trầm Huyền hoặc Huyền Hoạt.
- Khẩu cấm do ngoại thương phong độc: Có chứng hàm răng cắn chặt hơi nhẹ, khẩu cấm gáy cứng, tứ chi co giật bộc lộ vẻ mặt đau khổ, thậm chí uốn ván hoặc kiêm chứng hàn nhiệt, rêu lưỡi nhớt, mạch Huyền.
Phân tích
- Chứng Khẩu cấm do ngoại cảm phong hàn với chứng Khẩu cấm do lý nhiệt úng thịnh: Cả hai đều do cảm nhiễm ngoại tà gây bệnh, đều có các chứng phát sốt, cấm khẩu gáy cứng. Nhưng loại trên phần nhiều do cảm nhiễm phong hàn thấp tà xâm phạm vào kinh lạc tam dương dẫn đến khẩu cấm gân co rút thuộc Thái dương Kinh bệnh. Loại sau thì do tà khí phong hàn vào lý hóa nhiệt hoặc bệnh ôn nhiệt vào lý úng thịnh ở khí phận hoặc dẫn động Can phong gây nên Khẩu cấm. Cho nên nguyên nhân bệnh hai chứng này có hàn nhiệt khác nhau, vị trí bệnh cũng có biểu lý khác nhau. Biểu hiện lâm sàng cũng có khi không giống nhau: Thái dương Kinh bệnh tât phải có biểu chứng như ố hàn đau đầu, mạch Phù rêu lưỡi trắng, vả lại mức dộ khẩu cấm gáy cứng cũng nhẹ hơn loại lý nhiệt, biểu hiện là miệng và răng cắn chặt, lưng gáy cứng dơ. Còn chứng Lý nhiệt úng thịnh thì Khẩu cấm không mở được hoặc nghiến răng ken két, không những gáy lưng căng cứng, thậm chí uốn ván, nằm không dính chiếu tứ chi căng cứng lại kiêm hàng loạt hiện tượng thực nhiệt như sốt cao, mặt hồng mắt đỏ, môi miệng khô quắt, táo bón tiểu tiện đỏ, nghiêm trọng hơn có thể kiêm chứng tinh thần hôn mê, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Sác đều là do lý nhiệt gây nên.
Về nguyên tắc điều trị, chứng ngoại cảm phong hàn nên tuyên tán ngoại tà cho uống Cát căn thang gia giảm. Chứng Lý nhiệt úng thịnh thì nên thanh tả lý nhiệt, căn cứ vào nhiệt độc nặng hay nhẹ và vị trí tạng phủ mắc bệnh khác nhau mà phân biệt chọn dùng những phương thuốc khác nhau. Lý nhiệt thịnh ở Dương minh khí phận hoặc kết ở Vị Trường dẫn đến phủ thực có thể dùng phép thanh nhiệt tả hạ công hạ, cho uống Bạch hổ thang hoặc Đại Thừa khí thang gia giảm. Nhiệt độc hun đốt khí huyết hoặc úng thịnh ở yết hầu có thể dùng thuốc thanh nhiệt giải độc lương huyết tá hỏa như Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm. Can kinh nhiệt thịnh mà động phong, phần nhiều có chứng uốn ván co giật nên dùng phép thanh Can tả hỏa dẹp phong cho uống Long Đởm tả Can thang hoặc Linh giác Câu đằng thang gia giảm. Nêu thần chí hôn mê lại nên thanh Tâm khai khiếu dùng các phương như An cung ngưu hoàng hoàn mà điều trị.
- Chứng Khẩu cấm do âm hư huyết khuy với chứng Khẩu cấm do lý nhiệt úng thịnh: Chứng trên phần nhiều phát sinh vào thời kỳ cuối của Ôn bệnh, vì nhiệt tà làm hao thương âm tân hoặc dùng thuốc hãn hạ dẫn đến thương âm, tà khí có xu thế rút mà đồng thời âm huyết cũng bị hư, hoặc là bị tạp bệnh do mất huyết, do sau khi đẻ âm hư huyết thiếu gân mạch không được nuôi dưỡng cho nên căng cứng biến thành không nói được. Chứng Khẩu cấm do lý nhiệt úng thịnh phần nhiều xuất hiện ở giai đoạn tột cùng của bệnh Ôn nhiệt, tà nhiệt tung hoành, chính khí cũng chưa hư lắm. Cho nên so sánh hai chứng này: một thuộc Thực, một thuộc Hư khác nhau tuyệt đối. Biểu hiện chứng trạng mức độ của Khẩu cấm động phong cũng không kịch liệt như lý nhiệt úng thịnh, chân tay rung động hoặc chân tay co giật mới chỉ ở mức độ nhè nhẹ, hoặc là di chứng chân tay mình mẩy co cứng, phát nhiệt nhiều về buổi chiều hoặc ban đêm và kèm theo hiện tượng âm huyết bất túc như đầu choáng Tâm phiền, gầy còm lưỡi đỏ, ít rêu lưỡi, mạch Tế Sác … Điều trị chủ yếu nên tư âm dưỡng huyết dẹp phong cho uống Đại định phong châu gia giảm.
- Chứng Khẩu cấm do hàn tà trực trúng với Chứng Khẩu cấm do ngoại cảm phong hàn: Cả hai tuy cùng là hàn tà gây bệnh nhưng một loại ở biểu, một loại ở lý cho nên loại sau còn kiêm cả chứng biểu hàn mà loại trước thì có hàng loạt hiện tượng lý hàn. Ngoài các chứng trạng khẩu cấm không nói được còn thấy mũi miệng phả ra hơi lạnh, đau bụng ỉa chảy chân tay quyết lạnh, sắc mặt tím tái, mạch Trầm Huyền. Có khi do dương khí không đạt được ra ngoài, gân mạch cơ bắp mất đi sự ấm áp cũng có thể xuất hiện thân mình co cứng hoặc cứng đơ nhưng so với loại gáy cứng mình đau của biểu chứng không khác nhau. Khi điều trị nên dùng phép ôn trung khư hàn cho uống Tứ nghịch thang hoặc Đại thuận tán gia giảm.
- Chứng Khẩu cấm do khí uất đờm úng thịnh: Phần nhiều gặp ở tạp bệnh do đờm khí uất kết ứ tắc thanh khiếu hoặc kèm theo phong tà len lỏi vào kinh lạc mà gây bệnh. Nói chung phần nhiều do tinh thần bị kích thích hoặc ưu tư cáu giận mà phát bệnh, ngoài chứng Khẩu câm từng lúc còn có các chứng Vâng quyêt co giật hoặc cứng đơ cho nên cần phải chẩn đoán phân biệt đối với chứng Khẩu cấm do lý nhiệt úng thịnh xuất hiện chứng trạng hôn mê. Loại sau phần nhiều xuất hiện trong bệnh ôn nhiệt hôn mê nghiêm trọng, hơn nữa còn biểu hiện chứng lý thực nhiệt, nói chung không thể lẫn lộn được. Hơn nữa chứng này phần nhiều có bệnh sử thường tái phát, thời gian phát bệnh đôi khi ngắn dần và kiêm các chứng trạng đờm khí nghẽn ở trong như: trong họng vướng đờm, thở hồn hển, rêu lưỡi trắng nhớt… điều trị theo phép lý khí khai uất tiêu đờm, cho uống Mộc hương điều khí tán hoặc Đạo đàm thang gia giảm, nếu thần chí không tỉnh táo trước hết hãy cho uống Tô hợp hương hoàn để khai khiếu thức tỉnh tinh thần.
- Chứng khẩu cấm do ngoại thương phong dộc:
Cũng như các chứng nói trên, tuy có những chứng trạng giống nhau như gáy cứng, uốn ván. co eiật nhưng nguyên nhân bệnh khác nhau, phần nhiều do vấp ngã, bị thương gươm giáo, rách thịt sây da hoặc mụn nhọt sau khi vỡ mủ, tà khí phong độc bên ngoài lấn vào dẫn đến lạc mạch của Dương minh co rút mà phát sinh Khẩu cấm. trúng phải phong tà là chứng “Phá thương phong”, trúng phải thấp tà là chứng “Phá thương thấp”, tuy cũng có thể phát sinh hàn nhiệt xen kẽ nhưng mỗi bệnh chứng cùng với ngoại cảm đều khác nhau, có sự cơ bắp ở vùng mặt co rút, mặt bộc lộ vẻ dúm dó, khổ sở, bệnh tình nghiêm trọng do tà độc xông vào Tâm có thể dẫn đến thần chí hôn mê. Đối với các chứng Khẩu cấm hôn mê khác từ bệnh sử cũng như nguyên nhân bệnh và biểu hiện lâm sàng chẩn đoán phân biệt không khó khăn. Điều trị nên trấn kính khư phong nhất là trong thang thuốc nên sử dụng những loại trùng có tác dụng khu phong trừ kính, chọn dùng Ngọc chân tán hợp với Ngũ hổ truy phong tán gia giảm.
Tóm lại, chứng Khẩu cấm phần nhiều xuất hiện đồng thời các chứng trạng gáy cứng, tinh thần hôn mê không nói được, co giật, cứng dơ, nội thương hay ngoại cảm, đều có thể phát bệnh nhưng hàn nhiệt hư thực khác nhau cho nên cần phải biện chứng thi trị theo chỉnh thể. Nhưng vì chứng bệnh khá gấp gáp, trước tiên cần phải làm cho mở miệng cho nên có thể điều trị cục bộ. Dùng Ô mai, Băng phiến, Sinh Nam tinh tán bột xát vào răng, hoặc dùng Lê lô, uất kim tán bột thổi vào mũi cho hắt hơi hoặc phối hợp với châm cứu. Bệnh nhẹ thì Khẩu cấm mở được miệng ngay, bệnh nặng cần phải biện chứng như nói trên mà phân biệt điều trị.
Trích dẫn y văn
– Do cảm nhiễm khí hậu không tốt, đột ngột chân tay nghịch lạnh, cơ thịt sởn gai ốc, đầu mặt xanh sạm, tinh thần lịm đi hoặc nói năng lẫn lộn hàm răng cắn chặt hoặc đầu choáng quay cuồng hôn mê bất tỉnh … đó là chứng Thốt quyết, dùng Tô hợp hương viên đổ cho uống, đợi khi hơi tỉnh thì dùng Điều khí tán và Bình Vị tán cho uống (Bí truyền chứng trị yếu quyết – Khẩu cấm).
– Chứng Thấp nhiệt bị 3, 4 ngày rồi Khẩu cấm chân tay co rút cứng dơ, thậm chí uốn ván, đó là thấp nhiệt xâm phạm vào kinh lạc, mạch lạc nên điều trị bằng các vị Địa long tươi, Tan giao, Uy linh tiên, Hoạt thạch, Thương nhĩ tử, Ty qua đằng, Hải phong đằng, tửu sao Hoàng liên (Thấp nhiệt bệnh thiên).