Khái thấu

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Khái thấu hoặc chỉ gọi là Khái. Khái luận – Tố vấn chuyên bàn về Khái thấu và còn nêu ra “năm tạng sáu phủ đều làm cho người ta Khái, chứ không riêng tạng Phế”. Hoặc gọi là Khái thấu thì thường gọi chung với thượng khí, như Ngũ tạng sinh thành thiên – Tố vấn gọi là “Khái thấu thượng khí”. Trong sách Kim quỹ yếu lược có chỗ gọi liền là “Đờm ẩm khái thấu” Các sách Kim quỹ yếu lược, Hán đại vỗ uy y giản lại gọi là “Khái nghịch”, “Khái nghịch thượng khí”. Có thể thấy từ đời Hán trở về trước các danh từ Khái, Khái thấu, hoặc Khái nghịch đồng nghĩa, vả lại hai thứ Khái thấu với thượng khí (suyễn) và Đờm ẩm liên hệ càng mật thiết, cho nên thường gọi liền nhau. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận mới đem ba loại Khái thấu, Thượng khí và Đờm ẩm phân chia rõ ràng và đặt chuyên luận riêng, trong đó “Khái thấu bệnh chư hậu” gồm 15 chuyên luận nêu ra” “Khái thấu là Phế bị nhiễm lạnh, nhẹ thì thành khái thấu”. Nếu cảm nhiễm tà khí ôn nhiệt, thì lập riêng “Thời khí khái thấu hậu”, ”Ôn bệnh khái thâu hậu” để thảo luận. Nếu do nội thương gây nên, lại có “Hư lao khái thấu hậu”. Sách Tố vấn – Bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập viết: “Khái là không đờm mà phát tiếng, do Phế khí tổn thương nên không sạch. Thấu là không có tiếng mà có đờm, do Tỳ thấp bị khuấy động mà thành đờm. Khái thấu là nói vừa có đờm vừa có tiếng, bởi vì Phế khí bị tổn thương lại bị Tỳ thấp khuấy động nên vừa khái, vừa thấu”. Trên lâm sàng, khái, thấu, khái thấu, ba loại này thực ra không cần thiết phải phân biệt cho lắm, mà có thể gọi chung là Khái thấu. Khái thấu là biểu hiện tật bệnh ở bộ phận Phế trên lâm sàng do đờm gây nên; nếu là đờm ẩm khái thấu thì phần nhiều là bệnh chứng của hai tạng Phế Tỳ. Nếu khái thấu khí dồn lên, thì phần nhiều là bệnh chứng của hai tạng Phế Thận (Khí dồn lên với đờm ẩm có thể tham khảo các mục khí suyễn, Khái đờm).

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Chứng Khái thấu do phong hàn bó ở biểu: Có các chứng trạng khái thấu, tắc mũi, chẩy nước mũi trong, họng ngứa nặng tiếng, đờm loãng sắc trắng, đau đầu phát sốt, ố hàn, hoặc ố phong, khớp xương đau mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Hoãn.

Chứng Khái thấu do phong nhiệt xâm phạm Phế: Có các chứng khái thấu khó khăn, đờm vàng hoặc đờm trắng dính, khô miệng, đau họng, đau đầu, tắc mũi, mình nóng, Ô phong, tự ra mồ hôi hoặc hơi Ô phong hàn, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.

Chứng Khái thấu do táo tà hại Phế: Có các chứng khái thấu, đờm ít keo dính khó ra, hoặc trong đờm có lẫn sợi huyết hoặc ho khan không có đờm, khi ho nhiều thì đau ngực, mũi ráo họng khô hoặc yết hầu đau ngứa, cơ thể lạnh mình nóng, đầu lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Phù Sác hoặc Tế Sác..

Chứng Khái thấu do thử thấp: Có chứng đờm nhiều mà dính, ngực khó chịu mình nóng, ra nhiều mồ hôi mà bệnh không giải đầu trướng miệng khát không uống nhiều, Tâm phiền mặt đỏ, tiểu tiện sẻn vàng, rêu lưỡi vàng mỏng chất lưỡi đỏ, mạch Nhu Sác. Nếu thử nhiều hơn thấp thì tiếng ho vang rõ, mình nóng mặt đỏ, Tâm phiền, lưỡi hồng, mạch Sác.

Chứng Khái thấu do Phế nhiệt: Có chứng trạng ho mà thở suyễn, đờm vàng dính thậm chí trong đờm có lẫn huyết, mũi miệng phả hơi nóng, miệng đắng họng khô hoặc cảm thấy đau họng, hoặc ngực đau ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.

Chứng Khái thấu do Phế táo: Có các chứng ho khan không có đờm, ho đau rút tới ngực, khàn tiếng, mũi ráo họng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng mà khô, mạch tế hơi Sác.

Chứng Khái thấu do đờm thấp: Có các chứng đờm nhiều sắc trắng, đờm ra được thì hết ho; kiêm chứng ngực bụng trướng đầy, kém ăn uống; hoặc nôn mửa buồn nôn; hoặc nề mặt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Hoạt.

Chứng Khái thấu do tỳ hư: Có các chứng khái thuấu, đờm nhiều sắc trắng dễ ho, mặt nhợt hơi nề, thiểu khí thân thể mỏi mệt, sợ lạnh, vùng bụng trướng đầy, kém ăn nhạt miệng, rêu trắng mỏng, mạch Tế.

Chứng Khái thấu do Phế khí hư: Có các chứng khái thấu đoản hơi,đờm trong loãng; sắc mặt trắng nhợt, động làm thì vã mồ hôi, dễ cảm nhiễm ngoại tà, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư vô lực.

Chứng Khái thấu do Phế âm hư: Có các chứng ho kéo dài không dứt, đờm ít mà dính hoặc trong đờm có lẫn sợi huyết, íhể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, hoặc tiếng ho khàn khàn. Nếu là âm hư hỏa vượng có thể thấy triều nhiệt, mồ hôi trộm, hụt hơi, vùng ngực đau âm ỉ, chất lưỡi đỏ ít rêu , mạch Tế Sác.

Chứng Khái thấu do Thận dương ỉut: Có các chứng trạng khái thấu đơm trong loãng sàu bọt, ho nặng thì vãi đái, đoản hơi, mệt nhọc thì bệnh tăng, mặt nhợt hơi nề, hoặc mình mẩy chân tay phù thũng, rêu lưỡi trắng chất lưỡi nhợt, mạch Trầm Tế.

Chứng Khái thấu do Can hỏa phạm Phế: Có các chứng trạng khái thấu khí nghịch, đờm ra khó khăn hoặc như vướng mắc mai hạch, hoặc như nút họng khó ho, khi ho thì đỏ mặt và đau lan tới sườn, yết hầu khô ráo, phiền táo dễ cáu giận, ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng mà khô, mạch Huyền Sác.

Phân tích

  • Chứng Khái thấu do phong hàn bó ở biểu với chứng khái thấu do phong nhiệt phạm Phế: cả hai chứng đều cảm nhiễm ngoại tà, cho nên đều xuất hiện biểu chứng.

Phong hàn khái thấu, vì tà khí phong hàn bó ở biểu phạm Phế, Phế khí không tuyên thông nên thấy khái thấu; Phế khí không lợi, tân dịch không phân bố được, cho nên đờm loãng sắc trắng, mũi chảy nước trong, Phong hàn bó ở ngoài, tâu lý vít tắc, cho nên đau đầu, phát sốt, ố phong hàn.

Khái thấu do phong nhiệt phạm Phế, do tà khí phong nhiệt phạm Phế, Phế mất đi sự thanh túc, nhiệt hun đốt tân dịch cho nên ho khó khăn, đờm vàng dính, lại thêm khát nước, đau họng. Phong nhiệt quây rối thanh không ở trên, khí huyết ở đầu nghịch loạn, cho nên đau đầu. Chính khí iranh giành với tà khí, công năng hưng phân làm cho thân nhiệt tăng cao mà phát nhiệt. Tà khí xâm phạm biểu, công năng bảo vệ bên ngoài mất bình thường nên ố phong, Tà khí phong nhiệt chủ về thăng phát, sơ tiết, làm cho tấu lý giãn mở mà ra hôi. Hai chứng này nên lấy đặc điểm ở khái thấu, tính chất của đờm và sự khác nhau về kiêm biểu chứng để làm yếu điểm chẩn đoán. Chứng khái thấu do phong hàn bó ở biểu điều trị nên sơ phong tán hàn, tuyên Phế chỉ khái, chọn dung phương Hạnh tô tán gia giảm. Chứng Khái thấu do phong nhiệt phạm Phế điều trị nên sơ phong giải nhiệt, tuyên Phế chỉ khái, chọn dùng phương Tang cúc ẩm gia giảm.

Chứng Khái thấu do phong hàn bó ở biểu có trường hợp biểu tà chưa giải, lý nhiệt đã thịnh hình thành chứng Hàn bao hỏa biểu có hàn, lý có nhiệt, xuất hiện chứng trạng khái thấu suyễn gấp, miệng khô đắng, đờm vàng, thậm chí khi ho đau cả vùng ngực, sắc đờm đỏ tôi, suyễn nặng hơn khái, điều trị nên giải biểu thanh nhiệt, dùng Ma hạnh thạch cam thang gia vị. Nếu biểu tà vào lý hóa nhiệt, chuyển thành Phế nhiệt khái thấu, lâm sàng cũng cần phân biệt. Mục Khái thấu – Chứng nhân mạch trị có trường hợp lấy mạch để phân biệt Thương hàn khái thấu có hóa nhiệt hay không, như “mạch của Thương hàn khái thấu, nếu thấy Phù Khẩn là lý chưa bị uất nhiệt. Nếu thấy mạch Phù Hồng là Phế có uất nhiệt. Khẩn mà đới Sác là hàn bao nhiệt”. Chứng Khái thấu do phong nhiệt phạm Phế cũng có trường hợp biểu giải hoặc chưa giải mà biến sinh Phế nhiệt đã quá thịnh.

– Chứng Khái thấu do táo tả thương Phế với chứng Khái thâu do thử thấp: cả hai cũng do cảm nhiễm ngoại tà gây nên, cho nên cũng gặp trong biểu chứng nhưng phát bệnh đều mang tính thời tiết. Vì tính chất cảm nhiễm tà khí khác nhau, biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau, có thể lấy hai loại hình phong hàn bó ở biểu với phong nhiệt xâm phạm Phế để phân biệt.

Chứng khái thấu do táo tà thương Phế (đây là nói theo Ôn táo. Lương táo là nói khí mát mùa Thu, sau khi gây bệnh điều trị theo loại khái thấu do phong hàn bó ở biểu) thường gặp vào khí hậu khô ráo của mùa Thu, hoặc ăn quá nhiều món cay nóng gây nên. Tà khí táo nhiệt hao thương tân dịch, Phế mất sự thanh nhuận, khí cơ không lợi nên xuất hiện chứng ho khan không có đờm, hoặc đờm ít vàng dính thậm chí đau vùng ngực, Tà khí táo nhiệt tổn thương phế lạc thì trong đờm có lẫn sợi huyết; táo nhiệt thương tân dịch có thể thấy các chứng trạng mũi ráo, họng khô đau, lưỡi khô ít tân dịch. Tà khí táo nhiệt ẩn náu ở cơ biểu, Vị khí không bền mà thấy cơ thể ớn lạnh, mình nóng .v.v… thuộc biểu chứng. Thử thấp thấu tất phải phát bệnh vào thời tiết Trưởng Hạ nóng gay gắt. Thử thấp phạm phế, úng tắc Phế khí mà sinh Thấu, Thấp tà thương Tỳ, Tỳ mất sự kiện vận mà sinh ra đờm, cho nên nhiều đờm; vì thử là dương tà, tính nó viêm nhiệt, nhiệt nặng mà đờm vàng dính, thử thấp tổn thương ở Biểu, có thể thấy thân thể nặng nề, nhiều mồ hôi mà mình nóng không giải, đầu trướng, họng đau… cũng thuộc biểu chứng. Nhiệt tổn thương tân dịch mà khát nước, nhưng thấp ấp ủ ở lý cho nên có lúc khát mà không uống nhiều.

Khái thấu do táo tà hại Phế, điều trị nên tuyên Phế nhuận táo chỉ khái, chọn dùng phương Tang hạnh thang gia giảm. Khái thấu do thử thấp, điều trị theo phép thanh thử tuyên Phế, hóa thấp hòa Tỳ, chọn dùng các phương Tam vật hương nhu ẩm hợp với Tiểu Bán hạ gia Phục Linh thang. Nếu tiếng ho vang rõ, không có đờm hoặc có ít đờm, chủ yếu do tổn thương thử tà, còn thấp tà nhẹ hơn, điều trị theo phép thanh giải thử nhiệt, chọn dùng phương Thanh lạc ẩm gia vị.

– Chứng Khái thấu do Phế nhiệt với chứng Khái thấu do Phế táo: Nhiệt là do hỏa dần dà, đã là hỏa chưa từng không có táo bao giờ, cho nên nguyên nhân bệnh của hai chứng Khái thấu này, tuy một là do nhiệt tà, một là do táo tà, nhưng chứng trạng có chỗ giống nhau, cho nên cần chú ý chuẩn đoán phân biệt.

Nếu Phế bị nhiệt tà thúc bách, Phế khí nghịch lên, thì khái phần nhiều kiêm suyễn, lại có cả những biểu hiện Phế nhiệt như đờm vàng dính, miệng đắng họng đau, khát nước, đại tiện khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Sác.

Nếu táo tà hại Phế, hun đốt tân dịch, đến nỗi tân dịch bị hao tổn, Phế mất sự tư dưỡng, khí đạo khô ráo thì ho khan không đờm, mũi ráo họng khô, khàn tiếng, ho đau cả vùng ngực.

Khái thấu do Phế nhiệt với Phế táo, đều do Khái làm cho ngực sườn đau nên căn cứ vào kiêm chứng khác nhau mà phân biệt, Phế nhiệt khái thấu điều trị nên thanh Phế hóa đờm, chọn dùng phương Tả bạch tán gia vị, Phế táo khái thấu điều trị riên thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân chỉ khái, chọn dùng phương Thanh táo cứu Phế thang gia giảm.

– Chứng Đờm ẩm Khái thấu với chứng Tỳ hư khái thấu: Cả hai đều có những chứng trạng do đờm thấp gây bệnh, nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh lại khác nhau.

Đờm ẩm khái thấu là do đờm thấp úng thịnh, ho do đơm sinh ra cho nên có đặc điểm là đờm ra được thì hết ho. Là biểu hiện tổng hợp cả đờm thấp úng thịnh với Tỳ mất sự vận chuyển mạnh như các chứng trạng ăn uống kém, ngực bụng trướng đầy hoặc nôn ọe nề mặt.

Tỳ hư khái thấu chủ ỳếu do Tỳ khí hư yếu mất chức năng vận hóa, tụ thấp sinh đờm, đờm thấp ngăn trở Phê mà khái thâu, cho nên đờm nhiều sắc trắng dễ ho. Chứng này còn kiêm biểu hiện cả chứng Tỳ khí hư yếu như các chứng trạng thiểu khí, mặt nhợt hơi nề, kém ăn, đại tiện nhão.

Đờm ẩm khái thấu điều trị theo phép kiện Tỳ táo thấp, hóa đờm chỉ khái, chọn dùng các phương Nhị trần thang hợp với Bình Vị tán gia giảm. Tỳ hư khái thấu điều trị theo phép kiện Tỳ ích khí, táo thấp hớa đờm, chọn dùng phương Lục quân tử thang gia giảm.

Đờm ẩm khái thấu, nếu đờm thấp uất kết hóa nhiệt thì thấy đờm vàng dính, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác, đấy là vì khái thấu do đờm nhiệt, điều trị nên thanh nhiệt hóa đờm, dùng Vi hành thang hợp với Tiểu hãm hung thang gia giảm. Nếu vốn có đờm ẩm hoặc thủy khí tích đọng ở trong lại kiêm cảm hàn tà, hình thành chứng hàn ẩm ứ đọng hoặc lại do ngoại tà chưa sạch mà khái thấu, xuất hiện các chứng khạc ra đờm trắng trong loãng, hung cách đầy tức thậm chí ẩu nghịch cơ thể lạnh, điều trị nên ôn Phế hóa ẩm, dùng phương Tiểu thanh long thang gia giảm.

– Chứng Khái thấu do Phế khí hư với chứng Khái thấu do Phế âm hư: Đều thuộc khái thấu Hư chứng. Phế khí hư khái thấu nhiều do cơ thể vốn dương khí bất túc,

Phế khí hư yếu hoặc hàn ẩm đọng ở trong tổn hại Phế khí, đến nỗi Phế mất công năng túc giáng tạo nên khái thấu. Còn Phế âm hư khái thấu phần nhiều do thể chất vốn âm hư hỏa vượng, hoặc đờm nhiệt nghẽn ở trong, hoặc sau khi bị nhiệt bệnh Phế âm hao thương, khí mất thanh túc mà khái thấu. Đặc điểm biện chứng là: Phế khí hư yếu tất phải biểu hiện công năng của Phế giảm sút, như các chứng tiếng nói nhỏ yếu, đoản hơi, sắc mặt trắng nhợt, Phế hợp với bì mao, khả năng tuyên phát vô lực thì khả năng bảo vệ bên ngoài không bền, cho nên tự ra mồ hôi, sợ gió và dễ cảm mạo, Phế âm hư khái thấu thì do Phế mất đi sự tư nhuận nên Phế khí nghịch lên, cho nên ho khan ít đờm, tiếng ho khàn đục, miệng ráo họng khô. Âm hư hỏa vượng thì kiêm chứng về buổi chiều triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ Tâm phiền nhiệt v.v… vả lại dễ động đến âm huyết, Phế lạc bị tổn hại nên ho ra đơm có lẫn sợi huyết. Phế khí hư khái thấu, điều trị nên bổ Phế ích khí, chọn dùng phương Bổ Phế thang hợp với Ngọc bình phong tán, Phế âm hư khái thấu, điều trị nên dưỡng âm chỉ khái, chọn dùng phương Sa sâm mạch đông thang. Nếu âm hư hỏa vượng, trong đơm có lẫn sợi huyết, nên dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận Phế chỉ khái, dùng phương Bách hợp cố kim thang.

– Chứng thận dương hư Khái thấu: Phần nhiều gặp ở người thể chất vốn dương hư hoặc người cao tuổi yếu sức, ho lâu ngày không dứt, bệnh liên lụy đến Thận gây nên, Thận chủ xương chứa tinh và nạp khí, Thận dương hư thì nạp vô lực cho nên ho thường kiêm suyễn hoặc thường suyễn trước rồi mới dẫn đến khái thâ^u, hô hấp khó khăn thậm chí cảm thấy luồng hơi từ dưới rốn xông ngược lên, sau khi mệt nhọc thì các chứng trạng nặng thêm. Thận thuộc thủy, Thận dương hư thì thủy thấp trào lên thành đờm nên đờm có vị mặn. Thận chủ về nhị tiện, Thận khí không bền cho nên ho nhiều thậm chí vãi đái. Điều trị phải ôn bổ Thận dương, chọn dùng phương Thận khí hoàn gia ngũ vị tử, Bổ cốt chi .v.v… Nếu Khái thấu nặng, đờm nhiều có vị mặn thì nên bể Thận hóa đơm, dùng phương Kim thủ Lục quân tiễn.

– Chứng Khái thấu do Can hỏa phạm Phế: Chứng này phần nhiều do cáu giận hại Can, Can không được sơ tiết, Can vượng vũ Phế, Phế khí nghịch lên gây nên. Đặc điểm chứng trạng là biểu hiện Can khí uất kết như: ngực sườn đau bức bối, tình chí bực dọc, phiền táo dễ giận và chứng trạng Phế khái nghịch lên như: khái thấu khí nghịch, hoặc ho mà suyễn dồn dập, đồng thời biểu hiện cả chứng trạng khí uất đờm kết ho khó ra đờm hoặc đờm như hạt mơ, như vữa… Điều trị nên thư Can giải uất, hành khí hóa đờm, chọn dùng phương Tiêu giao tán hợp với Bán hạ hậu phác thang gia giảm. Nếu uất mà hóa hỏa, miệng đắng đờm vàng, lưỡi hồng, mạch Huyền mà Sác, nên thanh Can tả hỏa, nhuận Phế hóa đờm, chọn dùng phương Thanh kim hóa đờm thang hợp với Đại cáp tán.

Chứng Khái thấu, trước tiên phải phân biệt là ngoại cảm khái thâu hay nội thương khái thấu. Nói chung ngoại cảm khái thâu phần nhiều có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, phát bệnh khá gấp, bệnh trình ngắn, mà đặc điểm là tất phải kiêm, biểu chứng, phần nhiều thuộc thực chứng. Nội thương khái thâu thường không có dụ nhân rõ ràng, phát bệnh từ tờ, bệnh trình khá dài, đặc biệt là khái thấu thuộc Phế âm hư và Khái thấu thuộc Thận dương hư, phần nhiều lâu không khỏi hoặc hay tái phát, loại này đa số là hư chứng.

Biện chứng Khái thâu phải nắm vững đặc điểm giữa Khái và Đờm. Nếu Khái thâu nặng về ban ngày là nhiệt, là táo, nặng về ban đêm là Thận hư, Tỳ hư hoặc, đờm thấp, về phương diện phân biệt đờm, đờm trong loãng thuộc hàn thuộc thấp, keo dính thuộc nhiệt thuộc táo, đờm sắc trắng thuộc phong – hàn – thấp, đờm sắc vàng thuộc nhiệt, đờm nhiều là thuộc đờm thấp. là Tỳ Thận hư, đờm ít phần nhiều là phong hàn bó ở biểu hoặc âm hư .v.v… Táo khái thì đờm ít mà khó ra, thậm chí không có đờm.

Trích dẫn y văn

Nửa ngày về sáng mà Thấu nhiều là trong Vị có hỏa, dùng Bối mẫu, Thạch cao để giáng Vị hỏa. về chiều mà Thấu nhiều, thuộc âm hư, phải dùng đến Tứ vật thang gia sao Hoàng bá, Tri mẫu để giáng hỏa. sẩm tối ( hoàng hôn) mà thấu là hỏa khí trôi nổi ở Phế, không nên dùng thuốc mát, mà nên dùng Ngũ vị tử, Ngũ bội tử để liễm mà giáng xuống. Thấu nhiều vào khoảng canh năm đó là trong VỊ có thực tích, lúc này hỏa khí trôi vào Phế, dùng Tri mẫu, Địa cốt bì để giáng hỏa ở Phế (Khái thấu – Đan Khê Tâm phát).

Khái thấu cứ đến mùa Thu Đông thì phát, đó là hàn bao nhiệt, chỉ cần giải bỏ hàn thì nhiệt sẽ tan, nên dùng ba phương Lục an tiễn, Nhị trần thang, Kim thủy Lục quân tiễn. Xét theo hư thực trẻ già mà tùy nghi chọn dùng; nếu như nội nhiệt nặng, chớ e ngại phải dùng kèm thêm Hoàng cầm, Tri mẫu (Khái thấu – Cảnh nhạc toàn thư).

Có tiếng không đờm gọi là Khái, không phải là không có đờm mà là đờm khó ra, bệnh ở Phế, Phế chủ tiếng, cho nên tiếng ra trước mà đờm ra sau. Có đờm không tiếng gọi là Thấu, không phải là không có tiếng mà là đờm theo thấu mà ra, thanh không vang lắm, bệnh ở Tỳ, Tỳ chứa đờm, cho nên đờm ra thì thấu ngừng (Khái thấu háo suyễn nguyên lưu – Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận