Hay mộng, hay ngủ mơ liên miên (Đa mộng) – Chẩn đoán bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Hay mộng chỉ là chứng trạng trong giấc ngủ mơ mộng liên miên, hơn nữa lại gặp những chuyện kinh hoàng sợ hãi, lâu ngày thì đầu choáng, mỏi mệt. Người bình thường ngẫu nhiên gặp giấc ngủ bị mê, lúc tỉnh dậy không cảm thấy khó chịu thì không đáng lo bởi vì không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này.

Chứng này trong Phương thịnh suy luận – Sách Tố vấn gọi là “Vọng mộng”, trong Dâm tà phát mộng – Linh khu gọi là “Thiện mộng”. Đời sau gọi là “Đa mộng”.

“Mộng mị” là chỉ những cơn ác mộng. Sách Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc viết: “Vì Tâm thực thì giấc mộng thấy những việc kỳ quái kinh sợ mà thành Mị”. “Mộng ngật” là chỉ trong khi ngủ nói mê. “Mộng du” tức là “Dạ du”, “Mộng hành”, “Mộng kinh” là chỉ trong khi ngủ mê sợ hãi kinh hoàng mà giật mình tỉnh giấc. Những chứng nói trên đều phát sinh ra từ trong giấc ngủ, nguyên nhân, cơ chế bệnh gần giống nhau, cho nên không thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Hay mộng do Tâm Tỳ đều hư.Có chứng mất ngủ hay mê, sắc mặt trắng nhợt, hồi hộp sợ sệt, gặp sự việc thì hay quên, kém ăn, bụng trướng, đại tiện nhão, thiểu hơi, biếng nói, mệt mỏi vô lực, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu Tế.
  • Hay mộng do Tâm Thận bất giao: Có chứng phiền táo mất ngủ, khi ngủ đước thì hay mê, phiền nhiệt hồi hộp, lưng gồì đau mỏi, triều nhiệt mồ hôi trộm, lưỡi đỏ không có rêu, mạch Tế Sác.
  • Hay mộng do Tâm Đởm khí hư:Có chứng ác mộng kinh sợ, dễ bị kinh hoàng tỉnh giấc, tinh thần hoảng hốt tinh tự không yên, động đến việc thì hay sợ, hồi hộp chinh xung, lưỡi nhợt, mạch Tê Nhược.
  • Hay mộng do đờm hỏa quấy rối ở trong: Có chứng mộng quấy rối phân vân, đầu choáng hồi hộp, nóng nảy dễ cáu giận, nhiều đờm, ngực khó chịu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

Phân tích

  • Chứng Hay mộng do Tâm Tỳ đều hư:Chứng này thường do Tỳ mất sự kiện vận, mất nguồn sinh hóa, khí huyết suy hư, Tâm thần mất chỗ dựa cho nên mất ngủ hay mê, kiêm chứng biếng ăn, đại tiện nhão, vùng bụng trướng đầy, mỏi mệt yếu sức, đoản hơi biếng nói. Điều trị nên kiện Tỳ dưỡng Tâm dùng phương Quy Tỳ thang gia giảm.
  • Chứng Hay mộng do Tâm Thận bất giao với chứng Hay mộng do Tâm Đởm khí hư:Loại trên phần nhiều do lao thương Tâm Thận đến nỗi Tâm hỏa không giao tiếp với Thận thủy ở dưới, Thận thủy không giúp đỡ với Tâm ở trên, thủy khuy hỏa vượng thần không được yên cho nên hay mộng. Loại sau là do thể trạng vốn yếu, Tam Đởm hư khiếp hoặc bị kinh hãi đột ngột, tình tự căng thẳng, tổn hại đến Tâm Đởm, tinh thần không yên nên hay mộng. Tức như sách Thẩm thị tôn sình thư có viết: “Tâm Đởm đều khiếp, động đến việc thì dễ hãi sợ, mộng nhiều việc bất tường”. Hay mộng do Tâm Thận bất giao biểu hiện chủ yếu là: Tâm Thận âm hư, Tâm hỏa thịnh một phía, hư phiền mất ngủ, phiền nhiệt hồi hộp, hay mộng di tinh, lưng đùi mềm yếu, lưỡi đỏ không có rêu, mạch Tế Sác. Còn hay mộng do Tâm Đởm khí hư thì có những biểu hiện chủ yếu như ác mộng hoảng sợ, kinh hãi đỡm khiếp, tinh thần hoảng hốt, tình tự không yên, lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế

Nhược là do Tâm Đởm đều hư, tinh thần yếu mỏi và khí khiếp. Hay mộng do Tâm Thận bất giao điều trị nên tư âm giáng hỏa, giao Thông Tâm thận dùng phương Hoàng liên A giao thang. Hay mộng do Tâm Đởm khí hư điều trị nên ích khí trấn kinh, ninh Tâm định chí dùng phương An thần định chí hoàn hoặc Toan tảo nhân thang gia giảm.

  • Chứng Hay mộng do đờm hỏa quấy rối ở trong: Bệnh thuộc Thực chứng thường do ưu uất cáu giận, Can mất sự sơ tiết, khí uất hóa hỏa hun đốt tân dịch, ngưng tụ thành đờm. Đờm hỏa quấy rối Tấm thần cho nên hay phân vân, mơ mộng linh tinh, kiêm chứng nóng nảy dễ cáu giận, ngực khó chịu nhiều đờm, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác… Điều trị nên thanh nhiệt hóa đơm dùng phương Hoàng liên ôn Đởm thang gia giảm.

Chứng Hay mộng tuy chia ra Hư Thực, nhưng hư nhiều thực ít, khí huyết suy hư, âm dịch bất túc thường hay xuất hiện chứng này trong biện chứng cần phải coi trọng.

Trích dẫn y văn

  • Can khí thịnh thì mê thấy cáu giận. Phế khí thịnh thì mê thấy sợ sệt la khóc bay bổng. Tam khí thịnh thì hay mê cười cợt sợ sệt. Tỳ khí thịnh thì mê thấy ca nhạc mình mẩy thân thể nặng nề khó cất nhắc. Thận khí thịnh thì mộng thấy lựng và cột sống như vay mượn. Trong 12 điều thịnh này dùng phép tả thì khỏi ngay, (Linh khu – Dâm tà phát mộng tlỉiên).
  • Người ta khi tiếp xúc với sự việc trực tiếp đến thần thì hay mộng. Thần liên quan đến sự việc, hồn phách nhân đó mà không yên, hồn phách không yên thì bay bổng lung tung, mắt nhắm mà hay mộng huống chi lại bị thất tình quấy rối, lục dâm cảm nhiễm, Tâm khí một khi bị hư sẽ bị cảm ứng theo. Ngạn ngữ nói: Ban ngày tiếp xúc gì ban đêm mơ cái ấy theo dõi đúng như vậy (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc – Bất mị, đa mị nguyên lưu).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Chào bác sĩ. Tôi năm nay 28t, công việc kế toán, bị mất ngủ hơn 7 năm, trước đây là khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mơ. Sau này dễ đi vào giấc ngủ, ngủ luôn mơ ( trước đây một đêm mơ liên hoàn nhiều giấc mơ liên tục), sau này thì mơ ít hơn nhưng đều mơ những giấc mơ xấu ( như bị rượt đuổi, thi rớt, làm chi cũng thất bại, công việc ko giải quyết…) Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Dẫn đến sức khỏe giảm sút, tinh thần sắc mặt phờ phạc, bị liệt dương ( đã có gia đình nên rất khổ sở), hiệu quả công việc và cuộc sống rất thấp. Mong bác sĩ tư vấn chứng bệnh phương hướng điều trị. Chân Thành Cám ơn!

    Reply
    1. Author

      Tình trạng của bạn chủ yếu liên quan đến bệnh mất ngủ kinh niên, chắc hẳn bạn đã điều trị nhiều nơi, bạn nên đến bác sĩ Đông y uy tín để khám và điều trị.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận