Trang chủChứng trạng Đông yGiản - Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Giản – Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Giản, tục gọi là “Dương giản phong”. Có đặc trưng là khi phát cơn mạnh thì ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, chân tay co giật, miệng mửa ra bọt dãi, hai mắt trực thị, trong họng phát ra tiếng như dê kêu, lợn kêu. Sau khi tỉnh thì mệt mỏi yếu sức, ăn uống nằm ngồi như người bình thường, khi phát khi ngưng, không có giờ giấc nhất định. Phát cơn nhỏ thì có biểu hiện thần chí mơ hồ, mắt nhìn xéo, cũng có thể xuất hiện mắt trực thị, có lúc như thất thần, hoặc khoé miệng máy động, có những động tác dúm dó.

Giản xuất hiện đầu tiên ở Tố vấn – Đại kỳ luận và Linh khu – Kinh mạch thiên, nhưng trong các tài liệu nhiều đời có chỗ gọi là chứng “Điên” như Tố vấn – Kỳ bệnh luận gọi là “Điên tật”, Thiên kim phương đời Đường gọi là “Ngũ điên” đều là chỉ chứng Giản, trong Tế sinh phương đời Minh còn nói: “Người lớn mắc bệnh là Điên, trẻ em mắc bệnh là Giản”, thực ra chỉ là một loại. Còn Diệp Thiên Sỹ thì nói: “Điên với Giản có những chứng trạng khác nhau”, nhất trí với những lập luận hiện nay.

Chứng Giản với các bệnh chứng “Kính”, “Trúng phong”, “Tiểu nhi cấp kinh”, “Mạn phong kinh”, lâm sàng đều có chứng ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, co giật và uốn ván… nhưng khi phát cơn của chứng Giản ngã lăn và phát thành tiếng, lại có chứng trạng miệng mửa ra bọt trắng, vả lại có bệnh sử phát cơn không dứt. Những đặc điểm ấy có thể phân biệt với những bệnh chứng nói ở trên. Chính như Chứng trị chuẩn thằng – Ẩu khoa của Vương Khẳng Đường có nói: “Giản bệnh với loại Kính bệnh trúng đột ngột giống nhau, nhưng Giản bệnh khi ngã lăn trong miệng phát thành tiếng, khi sắp tỉnh thì mửa ra bọt dãi, sau khi tỉnh lại tái phát có khi ngày phát tới vài lần thậm chí ngày 3-5 lần. Còn các loại Trúng phong, Trúng hàn, Trúng thử thì ngã lăn không phát thành tiếng, khi tỉnh, miệng không có bọt dãi, sau khi tỉnh không tái phát. Bệnh Kính tuy cũng có lúc phát lúc ngưng nhưng thân thể cứng đơ, uốn ván không mềm như chứng Giản, hoặc có tiếng kêu như tiếng chó, lợn, dê, bò…”

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Giản do đờm hỏa: Đột nhiển ngã lăn, chân tay co giật miệng mửa ra bọt dính, thở thô và mạnh, trực thị hoặc miệng phát thành tiếng trâu, chó, lợn, dê, hồn phách sợ sệt hung cách nghẽn tắc, tâm tình uất ức, liên sườn trướng đau,Tâm phiền mất ngủ, đau đầu mắt đỏ, mặt hồng miệng đắng, táo bón, tiểu tiện đỏ, phát cơn không có giờ nhất định, có thể một ngày 3-5 cơn, hoặc sau vài ngày, vài tháng mới phát cơn, sau khi tỉnh thì mỏi mệt ngoài ra như người bình thường, thường thường bị tác động về tình tự khi bị xúc động phát cơn ngav, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt Sác có lực.
  • Giản do phong đởm: Có chứng trước khi phát cơn có thời gian ngắn choáng váng, ngực khó chịu, buồn nôn tiếp theo là ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, chân tay co giật cứng dơ, mắt trực thị, cấm khẩu, miệng mắt co giật, trong họng phát thành tiếng trâu, chó, lợn, dê, khi sắp tỉnh thì miệng mửa ra bọt trắng hoặc nước dãi trong. Sau khi tỉnh thì cảm thấy mệt mỏi không chịu nổi, có khi tỉnh xong rồi lại phát, lúc phát, lúc ngưng, hoặc vài ngày hoặc vài tháng mới phát cơn, khi mệt mỏi thì phát cơn dồn dập, rất dễ dụ phát khi cảm hàn, người thể lực khoẻ, mạch phần nhiều Hoạt Đại, rêu lưỡi trắng dầy nhớt.Giản do đờm ứ: Có chứng khi phát cơn đầu choáng váng và đau, tiếp theo kêu một tiếng chói tai, run rẩy co giật miệng mửa ra bọt rãi, má và môi miệng tím tái, miệng khô nhưng chỉ muốn ngậm nước chứ không muốn nuốt, phần nhiều có bệnh sử tổn thương hộp sọ, gặp khi thời tiết âm u dễ phát cơn, chất lưỡi tía và có nốt ứ huyết, mạch huyền hoặc Huyền Sác.
  • Giản do huyết hư: Có chứng Giản quyết phát cơn dồn dập, trước khi phát thì đầu choáng hồi hộp, chân tay co giật, khi phát thì ngã lăn đột ngột bất tỉnh nhân sự, mắt nhắm, cấm khẩu, mửa ra bọt trắng, cơn co giật hoặc lâu hoặc mau không cố định, sau khi tỉnh thì như người bình thường, có khi kiêm chứng hồi hộp, sợ sệt, hai mắt khô rít. Hoặc là thời kỳ trước, hoặc sau khi hành kinh thì phát cơn dồn dập, môi miệng và móng tay chân nhợt, mạch Tế Hoạt, chất lưỡi nhợt, hoặc đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng và ít.
  • Giản do Thận hư: Có chứng tái phát liên tục, vài năm không khỏi, đột nhiên ngã lăn, thần chí mê muội sắc mặt trắng xanh, tứ chi co giật, hoặc đầu với mắt có hướng lệch một bên, mửa ra bọt trắng, nhị tiện không tự chủ, vã mồ hôi lạnh, tiếp theo là mũi phát tiếng phì phò mà ngủ li bì, thời gian ngắn lại tỉnh dần, vốn có những triệu chứng lưng gối đau mỏi, đau gót chân, hoặc di tinh, dương nuy, tảo tiết hoặc nhiều bạch đới, thậm chí giảm sút trí lực, mạch Trầm Tế Hoạt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng và ít.- Chứng Giản do đờm hỏa với chứng Giản do phong đờm: Đờm hỏa phát sinh bệnh Giản phần nhiều do kinh hoàng sợ hãi quá mức, hoặc nghiện rượu, ham đồ béo ngọt, đờm nhiệt từ trong sinh ra. Kinh hoàng sợ hãi thì khí lắng xuống thành khí loạn, uất giận thì Can không điều đạt. Khí uất hóa hỏa hun đốt tân dịch thành đờm, nếu ngẫu nhiên gặp cáu giận, đờm theo hỏa bốc lên quấy rối trong Hung, Tâm thần bị che lấp khi phát cơn ngã lăn đột ngột, miệng mửa ra bọt dãi đó là Can Đởm hỏa vượng, đờm hỏa vít lấp thanh khiếu. Còn chứng Giản do phong đờm phát sinh thì phần nhiều do Tỳ hư đờm thịnh đờm kết tụ mà khí nghịch không thuận, khí cơ thăng giáng mất điều hoà, thanh dương không được thăng, trọc âm không được giáng, đơm vít lấp thanh khiếu gây nên. Cho nên trước khi phát cơn có thời gian ngắn đầu choáng và dễ bị dụ phát khi cảm hàn hoặc sau khi ăn uống. Điểm khác nhau với chứng Giản do đơm hỏa là không có hiện tượng về hỏa nhiệt và có đặc điểm do phong hàn là khi phát cơn miệng mửa ra bọt trắng hoặc nước dãi trong, còn chứng Giản phát cơn do đờm hỏa thì miệng mửa ra dãi dính, đó là do hỏa nhiệt nung nấu đơm dịch gây nên. Loại trên chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt Sác có lực. Loại sau rêu lưỡi trắng dầy nhớt không có sắc vàng, mạch Hoạt mà không Huyền, không Sác. Điều trị chứng Giản do đờm hỏaphải thanh nhiệt quét đờm cho uống Mộng thạch cổn đờm hoàn. Điều trị chứng Giản do phong đờm phải ôn hóa, cho uống Tinh hương Nhị trần thang.
  • Chứng Giản do đờm ứ với chứng Giản do phong đờm: Giản do đờm ứ là do ứ huyết kiêm đờm quấy rối lên thần minh, phát bệnh phần nhiều do ngoại thương hộp sọ, hoặc trẻ sơ sinh phải dùng dụng cụ để cho trẻ ra, hoặc do người mẹ khi mang thai bị vấp ngã tổn thương, hoặc do tâm tình ức uất không thoải mái, khí trệ huyết ứ đều có thể dẫn đến ứ huyết từ trong sinh ra. Nếu ứ nghẽn ở phần trên, đường lạc ở Não vít nghẽn, hư phong sinh ra từ đây thì trước khi phát cơn thường có chứng đau đầu. Nếu ứ huyết kiêm đờm xông lên đầu thì thần chí bị che lấp cũng phát sinh chứng Giản. Điểm khác nhau của chứng này với chứng phong đờm là thường có bệnh sử ngoại thương sọ não, mặt môi đỏ tía, chất lưỡi tía và có nốt ứ huyết là đặc trưng của chứng ứ huyết. Điều trị chủ yếu theo phép hóa ứ quét đờm, dùng phương Hoàng kỳ xích phong thang hợp với Long mã tự lai thang.
  • Chứng Giản do huyết hư với chứng Giản do Thận hư:Chứng Giản do huyết hư thường do huyết hư phong động, dụ phát thành chứng Giản phần nhiều kiêm hiện tượng Tâm Can huyết suy như hồi hộp sợ sệt, mắt khô rít, mạch Tế, rêu lưỡi mỏng và ít. Phát Giản do Thận hư phần nhiều do chứng Giản đã lâu ngày, Thận khí tổn thương lớn. Tố vấn – Đại kỳ luận có viết; “Nhụ âm cấp là chứng Giản quyết”, nhị âm tức là chỉ Túc Thiếu âm Thận hoặc do tiên thiên bất túc bị chứng “Thai giản” ngay từ lúc nhỏ, bệnh kéo dài ngày, tinh khí ngày càng suy đều có thể dẫn đến Thận khí bất túc. Mỗi lần phát một cơn chính khí ngày càng hao, chính không thắng nổi tà phát cơn ngày càng dồn dập, thậm chí ngày phát vài cơn. Thận khai khiếu ra nhị âm, Thận chủ về mở đóng Bàng quang, Thận khí tổn thương mất chức năng mở đóng, vì thế phát cơn nhị tiện không tự chủ. Điểm khác nhau của chứng này với chứng Giản huyết hư là có kiêm chứng lưng đùi yếu mỏi, trí lực chậm chạp hoặc di tinh, dương nuy tảo tiết, hoặc bạch đới liên miên như những chứng trạng do Thận hư. Phát bệnh Giản lâu ngày không khỏi phần nhiều từ Thực chuyển Hư, thường xuất hiện các chứng huyết hư hoặc Thận hư mà cuối cùng phần nhiều chuyển sang Thận hư. Khi điều trị không được vì có kiêm chứng Thực mà dùng bừa thuốc khắc phạt. Cổ kim y án có nói: “Điên cuồng thuộc chứng Thực 8,9 phần, còn Giản chứng thuộc Hư chứng 8,9 phần”, Huyết hư phát chứng Giản điều trị nên dưỡng huyết làm dịu Can, kiêm thuốc hóa phong đờm, chọn dùng phương Tư âm ninh thần thang. Chứng Giản đã đến bờ cõi Thận hư không thể chỉ dùng chung một loại thuốc bổ Thận mà cứu vãn nổi mà cần phải dùng các loại thuốc huyết nhục hữu tình như Hà sa hoàn mới có thể lập công.

Trích dẫn y văn

Tâm mạch Đại dồi dào là chứng Giản co giật. Can mạch Tiểu mà cấp là chứng Giản co giật. (Tố vấn – Đại kỳ luận).

Phát cơn ban ngày là Thiếu dương. Phát cơn sáng sớm là Quyết âm. Phát cơn giữa ngày là Thái dương. Phát cơn hoàng hôn là Thái âm. Tự giác phát cơn là Dương minh. Nửa đêm phát cơn là Thiếu âm… trong các phương thuốc điều trị cần phải dùng thuốc dẫn kinh (Chứng trị chuẩn thằng – Âu khoa).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây