Đùi sưng đau – Triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Đùi sưng đau là chỉ chứng chi dưới sưng trướng và đau Y thư cổ đại phần nhiều giới thiệu trong các môn bệnh Tý, Thống phong. Chứng này với chứng chỉ giới hạn ở gối sưng đau có khác nhau và cũng khác với loại Đùi sưng đau đơn thuần. Dưới đây giới thiệu loại sưng đau từ hông đến đùi.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Đùi sưng đau do thấp hàn: Có chứng hai bên đùi sưng đau hoặc một bên đùi sưng đau hoặc một bên đùi sưng đau, gặp lạnh đau tăng khớp xương không co duỗi được, sắc da không thay đổi, thân thể nặng nề, sợ gió không muốn bỏ áo, mạch Huyền Khẩn hoặc Huyền trì, rêu lưỡi trắng trơn.

Đùi sưng đau do thấp nhiệt: Có chứng hai bên đùi hoặc một bên đùi sưng đau sờ vào thấy nóng, lòng bàn chân muốn dẫm lên đất mát, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện khô mạch Huyền Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng nhớt.

Đùi sưng đau do ứ huyết: Có chứng hai bên hoặc một bên đùi sưng trướng đau hoặc sưng trướng đau nhói, sờ vào càng đau, da dẻ không mềm nhuận hoặc sắc da tía tối, mạch Trầm sắc, lưỡi tía tối hoặc ven lưỡi có nổi ứ huyết.

Phân tích

  • Chứng Đùi sưng đau do thấp hàn với chứng Đùi sưng đau do thấp nhiệt: Hai chứng này đều do ngoại tà gây nên, hoặc nằm ngồi nơi đất ẩm, hoặc xông pha dầm mưa hoặc bị ngấm nước, đặc biệt là ở nơi ẩm ướt, chi dưới dễ bị tổn hại. Thấp xâm phạm vào da thịt, tùy khí chất cơ thể khác nhau mà biến hàn hóa nhiệt. Người thể trạng dương hư thường theo hàn hóa, người thể trạng âm hư dễ theo nhiệt hóa, Vô luận là thấp hàn hay thấp nhiệt, đều có thể nghẽn trở lạc mạch mà phát sinh sưng đau cục bộ. Điểm cộng đồng là: Chi dưới sưng đau, khớp co duỗi khó, lưỡi có rêu. Yếu điểm biện chứng là: bên đùi sưng đau do hàn thấp thì cảm thấy lạnh, gặp lạnh đau tăng, mạch Huyền Khẩn hoặc Huyền trì, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc trơn. Bên đùi sưng đau do thấp nhiệt thì cảm thấy nóng nhất là nóng ở lòng bàn chân, đau nhức có quan hệ biến hóa của khí hậu không lớn, mạch Huyền Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng nhớt. Sưng đau do hàn thấp điều trị nên trừ thấp tán hàn, cho uống Ô đầu thang hoặc Trừ phong thấp khương hoạt thang. Sưng đau do thấp nhiệt, điều trị nên thanh nhiệt khư thấp dùng phương Niêm thống thang hoặc Tam diệu hoàn.
  • Chứng Đùi sưng đau do ứ huyết: Nguyên nhân chứng này khá phức tạp, hoặc do ngoại tà lưu đọng không rút, từ kinh vào lạc, lạc mạch ứ nghẽn nên sưng đau, hoặc do nội thương thất tình, khí cơ bị uất trệ, huyết mạch không lưu thông gây nên sưng đau; hoặc do vấp ngã sút lưng cũng có thể gây sưng đau. Yếu điểm biểu hiện là gân đùi sưng đau hoặc sưng trướng nhói đau, hoặc ban đêm đau tăng và thường kèm theo mạch sắc, lưỡi tía, bì phu bên chi bị bệnh căng cứng không mềm, điều trị nên hoạt huyết hóa ứ, dùng phương Thân thống trục ứ thang.

Còn một loại đùi sưng đau do lao thương; là do đi lâu đứng lâu làm hại gân huyết dồn xuống chi dưới gây nên. Cục bộ nổi gân xanh đột ngột như giun bò,,mầu sắc xanh tía là đặc điểm của chứng này. Điều trị nên hành khí hòa huyết, lưu thông gân mạch, dùng Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Quế chi, Mộc qua, Hoàng kỳ, Ngưu tất, Huyết kiệt, nếu bệnh nặng có thể linh hoạt dùng các thuốc loại trùng.

Mặt khác, điều trị chứng Đùi sưng đau còn có thể căn cứ vào bộ vị đau mà chọn dùng các vị thuốc dẫn kinh hoặc phối hợp với biện pháp châm cứu, đối với loại đùi sưng đau do trong hư lẫn tà khí, phải cân nhắc chính tà hư thực nặng hay nhẹ mà trước bổ sau tiêu, hoặc trước tiêu sau bổ, hoặc bổ tiêu dùng cùng. Đối với loại sưng đau mạn tính, chính khí bị tổn hại, dứt khoát kỵ tiêu mà không bổ để di hại về sau.

Trích dẫn y văn

Đau đùi… về phía trước thuộc Dương minh, nên dùng Bạch chỉ, Thăng ma, Can cát. về phía sau là thuộc Thái dương, nên dùng Khương hoạt, phòng phong. Phía ngoài vế thuộc Thiếu dương nên dùng Sài hồ, Khương hoạt, Bên trong vế thuộc Quyết âm, nên dùng Thanh bì, Ngô du. ở bên trong phía trước vế thuộc Thái âm, nên dùng Xương truật, Bạch thược. Ở bên trong phía sau vế thuộc Thiếu âm, nên dùng Độc hoạt Trạch tả (Trung quốc y học đại từ điển).

Bắp vế đau… có trường hợp thấp nhiệt nơi đau phải sưng mà nặng nề không xoay chuyển được, dùng Nhị diệu tán gia Khương, Phòng, Thăng, Sài, Truật, Thảo hoặc Trừ thấp thang, Thấm thấp thang, Hàn nhiệt mà sưng đau, đề phòng gây mủ (Trương thị y thông).

Nếu khớp xương sưng đau mạch sắc Sác đó là có ứ huyết, nên dùng Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung và Đại hoàng thông lợi nhẹ (Đan khê tâm pháp).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận