Đầu lưỡi có cảm giác tê dại – Triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Đầu lưỡi có cảm giác tê dại gọi là “Thiệt ma” (tê lưỡi), cũng có khi cùng xuất hiện với chứng Lưỡi cứng (thiệt cường).

Tê lưỡi vốn là chỉ đơn thuần đầu lưỡi tê không biết đau, nếu lại kiêm cả chứng trạng lưỡi cứng thì gọi là “Thiệt tý” Trong các y thư cận đại đem hai chứng này gọi lẫn lộn hoặc gọi chung như sách Trung y lâm chứng bị yếu thì dùng từ “Thiệt ma”, sách Giản minh Trung y từ điển thì lại ghi là “Thiệt tý”, sách Trung y thiệt chẩn lại gọi là “Thiệt ma tý”.

Tài liệu này hợp cả hai loại trên gọi là “Thiệt ma” (tê lưỡi).

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Tê lưỡi do huyết hư: Chứng trạng chủ yếu là lưỡi nhợt mà tê, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàrig bủng, hồi hộp đoản hơi mất ngủ hay mê, chóng quên mạch Tế vô lực.
  • Tê lưỡi do Can phong: Chứng trạng chủ yếu là lưỡi tê mà cứng nói khó khăn, đầu choáng mà đau hoặc đột ngột ngã lăn, bán thân bất toại mạch Huyền mà Tế Sác.
  • Tê lưỡi do đờm ngăn trở: Thường là kiêm có những nguyên nhân bệnh khác cho nên biểu hiện cũng không nhất trí. Chủ yếu có: Tê lưỡi do phong đàm: lưỡi tê mà cứng, đầu choáng mắt hoa, chân tay tê dại hoặc đột nhiên ngã lăn, miệng mắt méo xếch hoặc bại liệt, rêu lưỡi trắng trơn hoặc vàng nhớt, mạch Phù Hoạt hoặc Huyền Hoãn, Tê lưỡi do đờm hỏa: lưỡi đỏ mà tê lưỡi cứng, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng dầy mà khô, đầu mắt choáng váng tai ù đắng miệng, phiền táo dễ cáu giận đại tiện khó đi mạch Huyền Hoạt mà Sác.

Phân tích

  • Chứng Tê lưỡi do huyết hư với chứng Tê lưỡi do đờm ngăn trở: Tố vấn – Nghịch điều luận viết:“Vinh khí hư thì bất nhân” doanh huyết hư thiếu tư dưỡng không dồi dào cho nên tê lưỡi do huyết hư. Có hai đặc điểm: một là lưỡi tê mà không cứng, hai là xuất hiện đủ các triệu chứng của huyết hư như; sắc mặt vàng bủng hồi hộp đầu choáng, hay quên, lưỡi nhạt, mạch Tế vô lực, Tê lưỡi do đờm ngăn trở là do đờm ngăn trở các khiếu, đường lạc không thông lưỡi hoạt động không nhanh nhậy cũng có hai đặc điểm: một là tê lưỡi mà cứng, nói năng khó khăn, hai là có đủ các chứng trạng đờm thịnh như: đầu mắt choáng váng, chân tay tê dại, rêu lưỡi trắng trơn hoặc vàng nhớt mạch Huyền Hoạt.
  • Chứng Tê lưỡi do huyết hư với chứng Tê lưỡi do Can phong: Tê lưỡi do huyết hư là do mất huyết quá nhiều hoặc nguồn sinh hóa bất túc dẫn đến doanh huyết suy thiếu cơ lưỡi mất sự nuôi dưỡng cho nên lưỡi tê nhưng không trở ngại lắm về ăn uống và nói năng, lại có những chứng trạng như: mặt nhợt hư yếu, mạch Tế do huyết thiếu, trọng điểm là ở chữ “Hư”. Tê lưỡi do Can phong thì thuộc Can Thận âm suy thiếu, dương cang không kiềm chế được hóa phong quấy rối ở trên gây nên bệnh thì lưỡi tê cứng, việc ăn uống và nói năng đều bị ảnh hưởng, lại có các chứng như lưỡi đỏ, mạch Sác, đầu trướng đau thậm chí hôn mê ngã lăn, cho nên gốc là từ âm hư mà chứng trạng lại do dương cang gây nên, trọng điểm là ở cụm từ “Dương Cang” cần chẩn đoán phân biệt điểm này.
  • Chứng Tê lưỡi do Can phong với chứng Tê lưỡi do đờm ngăn trở: Tê lưỡi do Can phong chú trọng vào Can dương hóa phong. Tê lưỡi do đờm ngăn trở chú trọng vào đờm ngăn trở khí trệ. Chẩn đoán phân biệt cụ thể như sau:

Can phong với phong đàm hai loại này do phong tà gây bệnh nhưng cái phong của phong đàm hoặc là ngoại phong kèm với đàm phá hoại từ bên trong, hoặc là đờm thịnh động phong, Ngoại phong kèm với đàm thì xu thế gấp gáp phát bệnh nhanh. Còn động phong do đờm thịnh là thể trạng vốn nhiều đờm hoặc có hiện tượng thể trạng mập mạp đờm thịnh. Tóm lại một là phải nắm vững “Đờm chứng”, hai là ngoại phong có thể kiêm cả hàn nhiệt và co quắp. Can phong với đờm hỏa: Đờm hỏa là do vốn có nhiều đờm thấp lại cảm nhiễm hỏa tà hoặc nội nhiệt vỏn thinh hun đcứ tân thành đàm mà gây bệnh. Tà khí đờm hỏa úng tắc ở trên cho nên lưỡi tê mà cứng, rêu lưỡi dầy mà chất lưỡi tía, miệng đắng hay cáu giận, đầu choáng, mạch Huyền Hoạt Sác, chứng này có đầy đủ các đặc điểm là “Đàm chứng” và “Hỏa chứng”. Lưỡi tê cứng do Can phong thì không ngoài các triệu chứng âm hư và dương cang như lưỡi đỏ mà ít rêu, mạch Huyền mà phần nhiều Tế Sác.

Khi điều trị tê lưỡi do huyết hư thì nên dưỡng huyết dùng Quy Tỳ thang gia Bào khương. Tê lưỡi do Can phong nên ích âm bình Can dẹp phong nên dùng Thiên ma câu đằng ẩm. Tê lưỡi do đờm ngăn trở nếu do phong đàm nên uống Tỉnh phong thang gia Trầm hương. Nếu do đàm hỏa nên uống Ôn Đởm thang gia Đởm tinh, Toàn yết, Thiên ma, Hoàng Liên.

Trích dẫn y văn

  • Khí hư thời tê mà nhão ra (Chứng trị vâng bổ – Khẩu thần chương).
  • Nếu gốc lưỡi vàng đầu lưỡi trắng mà rụt không khô rắn mà tê muốn thè ra cũng không được đó là Can phong kiêm đờm nên dùng phép dẹp phong hóa đờm (Biện thiệt chỉ nam – Quan thiệt tổng cương).
  • Chứng Thiệt tý lưỡi cứng mà tê đó là Tâm bị quấy rối, ưu tư nổi giận khí ngưng đờm hỏa gây nên bệnh dùng Kinh giới, Hùng hoàng liều lượng bằng nhau. Mộc thông sắc lấy nước cho uống. Nếu có đờm úng tắc lưỡi tê dại nên dùng Sinh phàn tán bột mà bôi hoặc là dùng bột Nha tạo mà bôi. Nếu lưỡi rụt tiếng nói chậm và nặng thì khiếu ở Tỳ là lưỡi thấp tà làm ngăn trở lưỡi, cũng có trường hợp lưỡi vốn bình thường mà lại tê là do Tâm huyết bất túc không được điều trị theo loại phong nhiệt nên dùng Lý trung thang gia Phụ tử, Đương quy hoặc Quy Tỳ thang gia Bào khương mà sắc uống.

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận