Trang chủChứng trạng Đông yĐại tiện bí kết - Chẩn đoán bệnh Đông y

Đại tiện bí kết – Chẩn đoán bệnh Đông y

Khái niệm

Đại tiện bí kết nói gọn là Tiện bí, chỉ chứng phân tích chứa ở đường ruột quá lâu, thời gian bài tiết quá dài, thông thường từ 4 đến 7 ngày trở lên mới đại tiện một lần, gọi là Tiện bí.

Chứng này trong các y thư cổ có rất nhiều tên. Trong Thương hàn luận có các tên “Đại tiện nan”, “Tỳ ước”. “Bât đại tiện”, “Bất canh y”, “Dương kết”, “Âm kết”. Sách Hoạt nhân thư đời Tông có các tên “Đại tiện bí”. Thời đại Kim Nguyên lại chia ra “Hư bí”, “Phong bí”, “Khí bí”, “Nhiệt bí” “Hàn bí”, “Thấp bí”, “Nhiệt táo”, “Phong táo”.

Chứng này với đại tiện khó khăn tuy cùng chủ yếu là đại tiện khó khăn, nhưng khái niệm cả hai khác nhau. Đại tiện khó khăn thuộc loại khi đại tiện khô rít không dễ chịu, tuy cũng có thể xuất hiện đại tiện ngày một lần, nhưng phần nhiều chu kỳ đại tiện bình thường. Còn chứng này thuộc loại đại tiện bế tắc vài ngày không thông.

Chứng “Đại tiện nan” trong Thương hàn luận là chỉ loại trên, Chứng “Đại tiện nan” trong Chí chân yếu đại luận sách Tố vấn cho đến chứng “Thấp bí” gọi trong thời đại Kim nguyên thuộc loại nói sau, cần phân biệt.

Phân biệt

Tiện hí do Vị Trường thực nhiệt: Tương đương với “Nhiệt bí” thuộc loại “Dương kết”. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đại tiện khô kết, vài ngày không thông, trong bụng trướng đầy, đau cự án, mặt đỏ mình nóng, về chiều nhiệt nặng, nhiều mồ hôi, tiểu tiện đỏ, có lúc muốn uống lạnh, miệng lưỡi mọc mụn, hôi miệng, tiếng nói nặng đục, thở thô, lưỡi khô, rêu lưỡi vàng dày nhớt hoặc vàng khô nổi gai, mạch Trầm Thực hoặc Hoạt Thực.

Tiện hí do Can Tỳ khí trệ: Tương đương với “Khí bí” thường biểu hiện các chứng đại tiện nhiều ngày không thông, hậu trọng quẫn bách, muốn đại tiện không được, tinh thần ức uất, ợ hơi liên tục, ngực bụng bĩ đầy hoặc khi hành kinh vú căng trướng, khái thấu thở suyễn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm hoặc Huyền.

Tiện bí do Tỳ phế khí hư: Thuộc phạm vi “Hư bí” đại tiện táo kết hoặc mềm nhưng vài ngày không thông, có lúc tuy mót đại tiện nhưng bài tiết khó khăn, rặn mãi không ra, cố rặn thì vã mồi hôi đoản hơi thậm chí suyễn gấp, đại tiện xong mệt mỏi cực độ, bạc nhược biếng nói, tiếng nói thấp khẽ, bụng không trướng đau, hoặc có lúc giang môn sa trệ, ớn lạnh mặt nhợt, môi và móng tay chân không tươi, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch Hư Nhược.Tiện bí do Tỳ Thận dương hư: Tương đương với “Lãnh bí” thuộc phạm vi “Âm kết”. Có chứng đại tiện bí kết kiêm chứng sắc mặt xanh sạm, chân tay lạnh, mình mát, ưa nóng, sợ lạnh, trong miệng hoà, tiểu tiện trong dài, đêm tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không gọn bãi, chất lưỡi trắng nhợt, rêu trắng nhuận, sáu bộ mạch Trầm Trì hoặc hơi Sắc.

Tiện bí do huyết hư âm khuy: Thuộc phạm vi “Hư bí”, có thể xuất hiện thời kỳ hồi phục của Nhịêt bệnh, kém ăn đại tiện bí kết khó bài tiết hoặc sau khi đẻ hoặc sau khi bị ung thư hoặc ở người cao tuổi huyết hư hoặc ở người trong Vị vốn tích nhiệt nung nấu, đại tiện khô ráo bí kết kéo dài, bài tiết vô cùng khổ sở, thường vài tuần mới đi một lần, thể trạng gầy còm, họng khô ít tân dịch, sắc mặt không tươi, Tâm hoang đầu choáng, mồi và móng tay chân trắng nhợt, chất lưỡi nhợt hoặc lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch Tế hoặc Tế Sác vô lực

Phân tích

  • Chứng Tiện bí do Vị Trường thực nhiệt: Tức là chứng Dương minh phủ thực, phân táo kêt ở trong. Lâm sàng nên chia làm ba loại tình hình: hoặc là tổn thương hàn tà mà hóa nhiệt, tà vào phủ của Dương Minh, hoặc là Ôn bệnh truyền vào khí phận, nhiệt kết ở Trường Vị, hoặc là ham ăn đồ cay nóng, tích nhiệt ở Trường Vị đều có thể dẫn đến xu thế nhiệt tràn lan ở VỊ phủ, tân dịch bị hao thương Vị trường táo nhiệt thành thực, xuất hiện chứng đại tiện bí kết không bài tiết được.

Sự hình thành phân táo của Thương hàn với Ôn bệnh phần nhiều phát sinh trong tật bệnh nhiệt tính cao độ, lâm sàng rất dễ nhận biết.

Phân biệt có hình thành phân táo hay không, cần nắm vững mấy điểm sau đây:

  1. Loại nhiệt hình thuộc Dương minh, triều nhiệt về chiều (về chiều tức là gần tối, là giờ giấc chủ lệnh cuả Kinh Dương minh)
  2. Chứng trạng ở vùng bụng, trướng đầy đau và cự án (trướng đầy đau cự án có tính dai dẳng, phân táo không được tấn công loại trừ thì không khỏi đau bụng;
  3. Ra mồ hôi không dứt (ra nhiều mồ hôi thì tân dịch hao thương, Vị Thrông không nhuận đại tiện tất rắn, vì thế mồ hôi nhiều là nhân tố trọng yếu thứ nhất để hình thành phần táo ở trong ruột)
  4. Hoặc kèm theo nói sảng (Dương minh phủ thực, đường ruột vít tắc vì phân táo, phủ khí không thông, khí của chất cặn bã bốc lên quây rồi thần minh, Ôn bệnh nhiệt vào khí phận Trường Vị kết thực, lý lẽ cũng như nhau, còn chỗ khác là cảm nhiễm ôn tà mà phát bệnh, mức độ tổn thương tân dịch lại càng nghiêm trọng xu thế nhiệt phát triển lại càng dũng mãnh mà thôi. Vốn hay dùng thức cay nóng nồng hậu, Trường Vị bị tích nhiệt, phát sinh chứng đại tiện bí kết, tuy không phải là ngoại cảm tà khí hàn ôn, nhưng tích nhiệt tổn thương tân dịch đến nỗi Vị trường táo kết thì lỷ lẽ giống nhau. Điều trị đều sử dụng phép khơi thông bế tắc, phá vỡ kết thực cứng rắn làm chủ yếu. Nhưng trong vận dụng cụ thể lại khác nhau; Thương hàn công hạ là nhằm khai tiết thực tà: Lý nhiệt mà chưa kết thực thì không được công vội, cho nên mới có lời cảnh báo “Thương hàn dùng pháp hạ không ngại muộn”. Ôn bệnh công hạ là nhằm tiết bỏ nhiệt tà, ôn bệnh rất dễ hao tổn âm dịch, cho nên mới có câu nói “Ôn bệnh không ngại dùng phép hạ sớm”. Lâm sàng có thể dựa vào tình hình bệnh nặng nhẹ hoãn cấp, biện chứng mà chọn dùng ba bài Thừa khí thang, Táo thực ngăn trở ở trong mà bĩ đầy còn nhẹ, phân táo kết ở trong chưa nặng lắm thì dùng Điều Vị Thừa khí thang để nhuận táo mềm chất rắn, hoà Vị quét thực, ở ranh giới đại tiện bế tắc phân táo sắp kết rắn, tuy kết mà chưa rắn, cho uống Tiểu thừa khí thang để hạ vừa phải. Bĩ đầy táo thực cứng rắn đều có đủ là chứng Dương minh Phủ thực rất nặng, cho uống Đại Thừa khí thang để hạ mạnh. Nếu tiểu tiện nhiều lần, đại tiện rắn là chứng Tỳ ước, dùng Ma nhân hoàn để nhuận trường thông tiện, hạ từ từ, Ôn bệnh ở Khí phận, nhiệt thực tân dịch khô, biện chứng chọn dùng Tầng dịch Thừa khí thang, Tân gia Hoàng Long thang, Tuyên bạch

Thừa khí thang, Đạo xích Thừa khí thang, Ngưu hoàng Thừa khí thang .v.v…

  • Chứng tiện bí do Vị trường thực nhiệt với chứng Tiện bí do Can Tỳ khí trệ: Đều thuộc tiện bí Thực chứng. Tiện bí do khí trệ phần nhiều do lo buồn cáu giận đột ngột, khí cơ bị úng tắc hoặc ngồi lâu ít hoạt động, khí cơ không thư sướng cho đến các nguyên nhân dẫn đến Vị khí nghịch lên và Phế khí mất sự tuyên giáng, đều có thể làm cho khí cơ uất trệ, thăng giáng không điều hoà. Sách Tố vấn viết: “Các loại khí phẫn uất đều thuốc Phế”. Phế mất tuyên giáng thì Đại trường khí trệ khiến cho cặn bã ứ đọng ở trong mà phát sinh tiện bí. Yếu điểm biện chứng là vài ngày không đại tiện đồng thời xuất hiện cả các chứng trạng Can mất sự sơ tiết như uất ức, nén thở, ngực sườn khó chịu, vú căng trướng .v.v… Vị khí nghịch lên có chứng Ợ hơi nôn ọe, Phế mất sự túc giáng có chứng khái nghịch khí dồn lên đều là những biểu hiện do khí cơ thăng giáng không đều, Xét về rêu lưỡi thì trắng hoặc trắng nhớt, khác với Vị Trường thực nhiệt rêu lưỡi vàng đầy, thậm chí xạm xĩnh nổi gai khác nhau. Nếu khí uất hóa hoả có thể xuất hiện tượng nhiệt, Nhưng khác với Dương minh Phủ thực chứng về nguyên nhân bệnh, phân biệt không khó. Điều trị theo phép thuận khí thông trệ, giáng khí thông tiện, chọn dùng phương Lục ma thang hoặc Giả toại công kết thang, nếu khí uất hóa hoả, dùng Đương qui Long hội hoàn.
  • Chứng Tiện bí do Tỳ Phế khí hư: Chủ yếu là Tỳ khí hạ hãm: Tỳ khí hãm thì Đại trường không có sức truyền tông cặn bã, Phế khí hư thì tân dịch ở Đại trường không được phân bố, khí cũng bất túc, cho nên cặn bã ứ đọng ở đường ruột, cặn bã ứ đọng ở đường ruột quá lâu cuối cùng thành kết khó mà bài tiết. Đặc điểm lâm sàng là: tuy vài ngày mới đại tiện một lần vùng bụng lại không có chút khổ sở nào, nhưng toàn thân khó chịu khi đại tiện ra mồ hôi, đoản hơi thành suyễn, sau khi đại tiện mệt mỏi yếu sức thậm chí giang môn lòi ra khá là đột xuất. Đặc trưng hình thái phân thô to mà có hình trụ hình tròn, Dư Thính Hồng đã ví dụ “Phân to như cánh tay” (Thanh đại danh y y thoại tinh hoa – Dư Thính Hồng y thoại) có thể hỗ trợ cho biện chứng.
  • Chứng Tiện bí do Tỳ Thận dương hư với chứng Tiện bí do Tỳ Phế khí hư: Điểm khác nhau là tiện bí do dương hư có các chứng trạng dương hư ngoại hàn như sắc mặt xanh sạm, chân tay lạnh mình mát, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, biểu hiện lâm sàng là trầm hàn cố lãnh lây dương suy Mệnh môn hoả bất túc làm chủ yếu, phần nhiều gặp ở người cao tuổi hư yếu. Tiện bí do khí hư biểu hiện chủ yếu là trung khí hạ hãm, phần nhiều gặp ở phụ nữ qua kỳ sinh đẻ và người trung khí hư yếu. Một đằng là dương suy, một đằng là khí hãm, có lúc cả hai đều lẫn lộn, cũng có thể từ khí hãm phát triển thành dương suy. Điểm cộng đồng giữa hai chứng ở chỗ đều là hư chứng, một là dương ,hư, một là khí hư.

Thận chủ về nhị tiện, tiện bí do Thận dương hư suy, tiểu tiện nhiều lần cũng là một nguyên nhân làm cho tân dịch ở đại trường bất túc, Khi biện chứng và điều trị , đối với chứng ban đêm tiểu tiện nhiều lần, sau khi tiểu tiện còn rỏ giọt không gọn bãi, chớ có xem thường. Trên lâm sàng thường là trước xuất hiện chứng đêm tiểu tiện nhiều lần, sau khi tiểu tiện còn rỏ giọt không gọn bãi đã có xu hướng giảm, sau đó mới thấy chứng tiện bí đỡ dần. Chứng Tịên bí do Tỳ Phế khí hư, điều trị nên bổ ích Phế Tỳ kèm theo thuốc nhuận trường, phương thường dùng Bổ trung ích khí thang gia Chỉ xác, Bạch mật. chứng Tiện bí do Tỳ Thận dương hư, điều trị nên bổ ích Tỳ Thận, ôn thông hàn ngưng đọng, dùng phương Thung dung nhuận trường hoàn.

  • Chứng tiện bí do huyết hư ân khuy: Vì âm tân, âm huyết là những vật chất hữu hình bị thiếu thốn, đường ruột không có huyết tu dưỡng, không có tân (dịch) để nhuận ướt, phân táo ở đường ruột sáp trệ khó bài tiết. Lâm sàng nên phân biệt là âm tân thiếu thốn như sau nhiệt bệnh, hãn, thổ, hạ, lợi tiểu tiện, trong Vị nung nấu nhiệt, hay là do huyết hư như băng lậu, mất huyết .v.v… cho đến âm tân thiếu thốn gây nên họng khô ít tân dịch, thể trạng gầy còm, mắt trũng, bì phu đàn hồi kém, lưỡi đỏ ít rêu ít tận dịch, mạch Tế Sác vô lực, hoặc huyết hư có các chứng sắc mặt không tươi, Tâm hoàn đầu choáng, môi và móng chân tay trắng nhợt, lưỡi nhợt, rêu mỏng ít… Dựa vào những biểu hiện lâm sàng trên, Huyết hư thì dùng ích huyết nhuận trường hoàn để dưỡng huyết nhuận trường. Âm khuy thì dùng Tả quy hoàn gia Thủ ô, Hoả ma nhân .v.v… để dưỡng âm sinh tán, nhuận trường thông tiện, Tiện bí do Vị trường thực nhiệt, cũng là loại tân dịch bị suy thiếu ở đường ruột, hun đốt tân dịch dẫn đến dịch hao ruột táo, đây phần nhiều là bệnh mới phát, hơn nữa lại phát sinh trong quá trình bị Thương hàn, Ôn bệnh, chứng trạng ở vùng bụng rõ ràng, đối với loại tiện bí do huyết hư âm khuy tân dịch ở đường ruột thiếu ít, phát bệnh từ từ bệnh trình kéo dài rõ ràng là khác nhau. Tiện bí do Vị Trường thực nhiệt, lâm sàng biểu hiện một loạt chứng trạng dương nhiệt tà thịnh thuộc chứng Lý thực nhiệt, Tiện bí do huyết hư âm khuy, biểu hiện lâm sàng một loạt chứng trạng âm huyết bất túc, một bên thực, một bên hư, không thể lẫn lộn, nó cũng như loại tiện bí do khí hư, dương hư, kết hợp với kiêm chứng, cũng dễ phân biệt.

Chứng đại tiện bí kết nói chung cho là một chứng trạng đại biểu cho Lý chứng. Nếu tiện bí có kiêm biểu chứng thì thuộc loại biểu lý cùng mắc bệnh, khi biện chứng chú trọng vào ngoại tà thuộc hàn thuộc nhiệt, Biểu hàn mà lý thực thì nên sơ giải biểu hàn, kiêm thông lý thực, cho uống Phòng phong thông thánh tán. Ngoại cảm phong nhiệt kiêm cả lý thực thì nên giải biểu thanh nhiệt kiêm thông lý thực, dùng Thăng giáng tán gia giảm.Còn có thể gặp loại hàn nhiệt vãng lai, ngực khó chịu, buồn nôn hoặc dưới Tâm bĩ rắn, bức bối hư phiền, mạch Huyền có lực, tuy cũng thuộc loại biểu lý đồng bệnh nhưng là bệnh ở Thiếu dương, Dương minh, điều trị nên hoà giải công hạ, cho uống Đại Sài hồ thang.

Trích dẫn y văn

  • Trường Vị bị phong, khô ráo bí rít, đó là Phong khí chứa chất gây nên (Đan Khê Tâm pháp – Táo kết).
  • Người nguyên khí bạc nhược bị các bệnh Thương hàn tạp chứng, bệnh khí bất túc mà có chứng không đại tiện, chỉ xem xét ngực bụng và hạ tiêu, Nếu hoàn toàn không có chứng trướng thực bĩ tắc, nặng trệ gâp gáp muốn đại tiện đó là bên trong không có thực tà, thì dẫu mười ngày, hai mươi ngày không đại tiện cũng không ngại gì, nhất thiết không vì không đại tiện mà ép buộc khơi thông. Bởi vì VỊ khẩu chưa mở, ăn uống chưa vào, thì hoàn toàn dựa vào trung khí làm cơ sở chống đỡ, chỉ đợi khi tà khí tạm rút, Vị khí hoà dần, thì tự nhiên thông đạt, không đáng lo. Nếu như ruột và tạng vốn không trở ngại vướng mắc mà ép buộc thông lợi để tiết Vị khí sẽ tạo nên tình huống chủ không thắng khách, tà nhân đó mà hãm vào cũng thường sẩy ra. Đây là cái hại do nhận thức mờ mịt không tỉnh táo, nhiều người không biết, nên hiểu biết mà cẩn thận (Cảnh Nhạc toàn thư – Bí kết).
  • Có một loại tiện bí không thông, trong bụng trướng đầy, muốn thông không được, đến nhà cầu nhiều lần, cố rặn quá mức, hư khí bị ép dồn xuống giang môn, lý cấp hậu trọng có lúc không chịu nổi, khí nghịch buồn nôn, khát đòi uống nước, ăn uống không được, rên rỉ liên tục, muốn dùng thông lợi thì khí đã thoát rồi, muốn để thăng đề thì khí đã nghịch lên rồi, nôn ọe, không chịu nổi, dùng Nhân sâm, Chỉ xác, Đương quy sắc uống, gia Hương duyên bì càng hay (Trương thị y thông – Đại tiểu phủ môn).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây