Chân tay liệt mềm (Nuy tý) – Triệu chứng bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Chân tay liệt mềm là chỉ tứ chi liệt mềm vô lực lỏng lẻo không co được, thậm chí teo cơ, thể hiện công năng bị trở ngại hoặc công năng biến mất. Sách Chứng trị chuẩn thằng nói “Nuy là chân tay liệt mềm mà vô lực, các khớp lỏng lẻo không điều khiển được”. Trong các tài liệu y thư cổ đại sách Nội kinh gọi là “Nuy tý”. Nuy là chỉ chân tay mềm yếu không điều khiển được. Tý là chỉ hạ chi mềm yếu vô lực, đồng thời lại nêu ra bệnh danh chứng Nuy của 5 tạng như: Bì nuy, Nhục nuy, Cân nuy, Mạch nuy và cốt nuy… Mục Trúng phong lịch tiết bệnh mạch chứng trị – Sách Kim quỹ yếu lược có bệnh danh là “Khố. Các y gia đời sau đều gọi là “Nuy”.

Chứng Nuy, chứng Tý và chứng Cước khí đều có thể dẫn đến chân tay bại liệt nhưng biểu hiện lâm sàng khác nhau. Chứng nghiêm trọng gọi là Tý chứng là bởi chân tay thũng trướng đau nhức, biến dạng, lâu ngày thời cơ thịt teo quắt, chân tay hoạt động trở ngại, chứng trạng gần giống với chứng Nuy. Nhưng Tý là do nguyên nhân bên ngoài gây nên khớp xương đau hoặc sưng trướng, còn chứng Nuy phần nhiều do nguyên nhân bên trong gây nên, không có triệu chứng đau khớp hoặc sưng trướng. Chứng Cước khí tuy hai chi dưới cũng lỏng lẻo yếu mềm không đứng vững nhưng Cước khí thì chi dưới tê dại thũng trướng đau nhức thuộc loại tà khí thực, còn chứng Nuy thì chân tay chỉ không vận động được chứ không có nơi đau phần nhiều thuộc loại khí huyết hư. “Bốn chứng Phong, Tý, Nuy, Quyết vốn tự nó khác nhau… Nghĩ như bệnh tật ở chân tay động mà thành cứng là phong, cấu không biết đau hoặc đau là Tý, yếu mà không vận động được là Nuy, nghịch lên mà hàn nhiệt Quyết” (Nho môn sự thân).

Chứng Liệt mềm bao gồm cả bại liệt ở trong cơ thể phát ở chi trên, cũng có thể phát ở chi dưới hoặc là đồng thời phát sinh cả chi trên và chi dưới. Nếu một bên chi trên, chi dưới bị bại liệt thì gọi là “Thiên nan” hoặc “ Bán thân bất toại”, có thể tham khảo chuyên mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Liệt mềm do Phế nhiệt tổn thương tân dịch: Có chứng chân tay yếu mềm vô lực, dần dần liệt mềm không vận động được, có thể phát sinh ở chi trên, chi dưới nhưng gặp nhiều nhất là chi dưới. Nghiêm trọng hơn thường thấy teo cơ, chân tay biến dạng hoặc kèm theo các chứng phát sốt, khái thấu, mũi khô họng ráo, Tâm phiền khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác.

Liệt mềm do thấp nhiệt ấp ủ: Biểu hiện ở thời kỳ đầu là tứ chi có cảm giác lạ thường, tiếp đó là chân tay yếu mềm vô lực, chân tay rũ xuống không mang nổi đồ vật, chân tay nặng nề tê dại, ngực bụng bĩ đầy, đại tiện dính đục, tiểu tiện đỏ rít nóng đau, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt mà Sác.

Liệt mềm do Tỳ Vị khí hư: Chứng trạng chủ yếu trên lâm sàng là chân tay mềm yếu vô lực, dần dà lỏng lẻo không co lên được, cơ bắp teo quắt, kèm theo các chứng tinh thần mỏi mệt rã rời, ăn kém, đại tiện nhão hoặc ỉa chẩy kéo dài không dứt, mặt mắt phù nhẹ không tươi, hồi hộp mất ngủ, chất lưỡi nhợt mạch Tế Nhược vô lực, Khí hư lâu ngày không khỏi có thể phát triển thành dương hư mà xuất hiện các triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch bài tiết đồ ăn không tiểu tiện trong dài…

Liệt mềm do Can Thận khuy tổn: Có chứng cả hai bên hoặc một bên chi dưới có cảm giác trướng ngại hoặc biến mất cảm giác đau, dần dần chi dưới liệt mềm không vận động được, lưng và cột sống yếu mỏi, đầu choáng tai ù, di tinh hoạt tiết hoặc kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ nhợt ít rêu, mạch Trầm Tế hoặc Tế sác.

Liệt mềm do ứ huyết nghẽn trệ: Có chứng tứ chi mềm yếu vô lực hoặc tê dại bất nhân, gân mạch co giật thậm chí teo liệt không vận động được, lưỡi tía môi xanh hoặc lưỡi có điểm ứ huyết, mạch lạc ở tứ chi xanh tía, mạch Sắc trệ.

Phân tích

– Chứng Chân tay liệt mềm do Phế nhiệt tổn thương tân dịch với chứng Chân tay liệt mềm do thấp nhiệt ấp ủ:

Cả hai đều do nhiệt tà gây bệnh. Nhiệt tà do Phế nhiệt thương tân dịch phiền nhiễu gặp ở thời kỳ cuối nhiệt bệnh cấp tính vì Phế là tạng non nớt không chịu được sự xâm phạm của tà khí, nhất là ôn nhiệt xâm phạm Phế, Phế nhiệt hao thương tân dịch, tân dịch không đủ phân bố, gân mạch mất tư dưỡng gây nên bệnh. Yếu điểm chẩn đoán phân biệt là: Sau khi bị nhiệt bệnh dần dần thấy tứ chi liệt mềm kiêm chứng phát sốt, ho bị sặc, họng khô miệng ráo, nguyên nhân do Phế nhiệt, tân dịch suy hư,., cho nên Nuy luận sách Tố vấn cho rằng: “Có trường hợp do thấp ngâm dần, bệnh do thủy gây nên, nếu lại bị ứ đọng ở nơi ẩm ướt ngấm vào cơ nhục thành chứng Tý mà không biết đau sẽ phát thành chứng Nhục Nuy”. Hoặc là ăn quá nhiều đồ béo ngọt nồng hậu , bừa bãi rượu chè cay nóng sinh thấp hóa nhiệt, thấp uất nhiệt hun đốt, gân mạch bị tê nghẽn gây nên kèm theo các chứng chân tay rũ cổ cò,mình nóng, ngực bĩ đầy. Loại trên điều trị theo phép dưỡng Phế sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo, cho uống Thanh táo cứu Phế thang hợp với ích Vị thang gia giảm. Loại sau điều trị theo phép thanh nhiệt lợi thấp cho uống Gia vị Nhị diệu tán.

– Chứng Chân tay liệt mềm do Tỳ Vị khí hư với chứng Chân tay liệt mềm do Can Thận khuy tổn: Tỳ VỊ là gốc của hậu thiên là nguồn sinh hóa của khí huyết. Nuy luận – sách Tồ” vân viết: “Dương minh là bể của 5 tạng 6 phủ chủ về làm nhuận tôn cân, tôn cân cần giữ chặt các khớp xương và làm lợi các khớp”. Phú bẩm tiên thiên bất túc hoặc là hậu thiên ăn uống không điều hòa hoặc ôm lâu chăm sóc không chu đáo hoặc ỉa chẩy kiết lỵ kéo dài, cơ nặng vận hóa của Tỳ Vị suy thoái mất đi nguồn sinh hóa ra khí huyết, khe ngòi trăm khớp đều không được tư dưỡng, tôn cân lỏng lẻo dẫn đến tứ chi liệt mềm không vận động được kèm theo các chứng trạng khí hư như: Tinh thần mỏi mệt, hụt hơi mặt phù, chân thũng .v.v… sách Nội kinh nói là: “Các loại liệt chỉ cần lây Dương minh” Chính là cái ý bổ ích hậu thiên Tỳ Vị, điều trị nên kiện Tỳ ích khí dùng phương Bổ trung ích khí thang hoặc Sâm kinh Bạch truật tán gia giảm. Do khí hư mà phát triển thành dương hư điều trị nên ôn trung ích khí cho uống Phụ tử thang gia vị. Nếu kiêm chứng Tỳ Vị âm hư như khô miệng họng ráo, lưỡi đỏ ít tân dịch có thể gia các loại như Sa sâm, Mạch đông, Ngọc trúc.

Liệt mềm do Can Thận khuy tổn phần nhiều do ốm lâu thể trạng yếu, âm huyết của Can Thận bị tiêu hao ngâm ngầm hoặc là buông thả vô độ, Can âm Thận tinh cạn kiệt đều có thể dẫn đến chứng Nuy. Nuy luận – sách Tố vấn nói: “Tư tưởng vô cùng, lòng tham không đạt, dâm ý bốc ra ngoài, nhập phòng thái quá, tôn cân lỏng lẻo phát thành chứng Cân nuy… Cũng có trường hợp mệt nhọc, đi đường xa lại gặp nóng quá mà háo khát, khát thì dương khí tàn phá ở bên trong, bên trong bị tàn phá thì nhiệt náu ở Thận, Thận là thủy tạng, bây giờ thủy không thắng hỏa thì xương khô mà tủy hư cho nên chân như chân mượn phát thành chứng Cốt nuy”. Can chủ cân là tạng chứa huyết, Thận chủ xương là nơi chứa tinh cũng là nơi ở của chân âm, chân dương cho nên Can Thận tinh huyết suy tổn, gân xương kinh mạch không được nuôi dưỡng có thể dẫn đến chân tay liệt mềm, hơn nữa còn thấy lưng và cột sống mềm yếu, đầu choáng tai ù, Điều trị nên bổ ích Can Thận, tư âm thanh nhiệt cho uống Hổ tiềm hoàn hoặc Lộc giác giao hoàn gia vị.

– Chứng Chân tay liệt mềm do ứ huyết nghẽn trệ: Tổn thương, do vấp ngã bị đòn hoặc khí hư huyết trệ hoặc hàn ngưng ở huyết mạch, sự tuần hoàn của huyết dịch chậm chạp nghẽn trệ lưu động ở kinh lạc, gân mạch, dẫn đến tứ chi khô héo không vận dụng được. Yếu điểm để chẩn đoán phân biệt ở chỗ lưỡi có điểm ứ huyết mầu tím tái hoặc mầu chàm, cơ phu khô ráo thậm chí da dẻ tróc vẩy, mạch Trì mà Sác. Điều trị nên hoạt huyết hóa ứ cho uống Đào Hồng Tứ vật thang gia Hoàng kỳ , Ngưu tất.

Chứng Chân tay liệt mềm phần nhiều thuộc hư chứng, tuy cũng có thực chứng nhưng cũng là bản hư tiêu thực. Y gia nhiều đời bàn về chứng Nuy đa số chỉ về âm hư. Điều trị chủ yếu là tập trung vào tư âm, nhưng căn cứ vào phát hiện lâm sàng, trường hợp dương hư có khi cũng có, vì thế điều trị chứng Nuy không nên cố chấp vào một phía.

Trích dẫn y văn

Nghĩa của chứng Nuy đã nói rõ trong sách Nội kinh xem xét hàng loạt chứng của 5 tạng đều nói là vì nhiệt mà chứng của 5 tạng lại tập trung vào Phế nhiệt tiêu hao đến nỗi kim táo thủy khuy hình thành chứng Nuy… thì lại không phải hoàn toàn là hỏa chứng, đây là chỗ hữu dư nói không hết ý càng phải xem xét. Cho nên vì thế mà sinh hỏa cũng có thể xẩy ra, vì thế mà làm bại thương nguyên khí cũng có thể xẩy ra. Nguyên khí bị bại thương thì tinh hư không tưới tắm được. Huyết hư mất khả năng doanh dưỡng cũng không phải là ít, Nếu lại chỉ bàn riêng về hỏa e rằng chân dương suy bại và thổ suy thủy cạn có khi không kham nổi cho nên cần linh hoạt tới sự nông sâu của hàn nhiệt xem xét sự hoãn cấp của hư thực để tiến hành điều trị mới có thể chữa chứng Nuy được vẹn toàn (Cảnh Nhạc toàn thư – Nuy chứng).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận